Xác định hình mẫu chính sách vĩ mơ của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính ổn định của bộ ba bất khả thi tại việt nam (Trang 50 - 57)

L ời giới thiệu

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.3 Xác định hình mẫu chính sách vĩ mơ của Việt Nam

H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011)giả định tất cả các quốc gia đều thuộc 4 kiểu hình mẫu chính sách sau: Hồng Kơng, chính sách tỷ giá hối đối ổn định và tự do hóa tài chính; Trung Quốc, ổn định tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập; Mỹ, tự do hóa tài chính và chính sách tiền tệ độc lập; và “Middle” (trung gian), theo đuổi cùng lúc cả 3 mục tiêu chính sách như nhau.

Hình 4.12: Số lượng quốc gia thuộc các loại hình mẫu

Nguồn: H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011), hình 4.

Hình 4.12 biễu diễn số lượng quốc gia của mỗi loại hình mẫu. Trong suốt giai đoạn gần đây, hầu hết các quốc gia theo kiểu hình mẫu ‘Trung Quốc’. Gần 40 quốc gia có

chế độ tỷ giá hối đối gần như ổn định và chính sách tiền tệ có tính độc lập gần với mức cao nhất. Loại hình mẫu phổ biến thứ hai là loại ‘Middle’, số quan sát tăng lên vào giữa những năm 90 khi có nhiều quốc gia loại ‘Trung Quốc’ bắt đầu có sự thả lỏng hơn trong kiểm soát vốn. Số lượng những quốc gia loại ‘Hồng Kông’ cũng tăng lên rõ rệt một cách ổn định từ những năm 90. Số các quốc gia loại “Mỹ” cũng tăng lên trong thời gian này, mặc dù ít ổn định hơn.

Hình 4.12 cũng cho thấy việc theo đuổi chính sách điều hành bộ ba bất khả thi ở điểm cực (chọn 2 cạnh của tam giác và hy sinh đỉnh còn lại) là khơng bền vững. Khi lựa chọn chính sách ở điểm cực, việc theo đuổi mục tiêu tự do hóa tài chính làm cho chế độ tỷ giá hối đối trung gian khơng bền vững, vì vậy chính phủ các quốc gia chọn điểm giữa tỷ giá thả nổi hoàn toàn (giá trị zero) và tỷ giá hối đoái cố định. Trong khi độ mở của thị trường tài chính là yếu tố trọng tâm trong những hình mẫu chính sách điều hành bộ ba bất khả thi ở điểm cực, nhiều nghiên cứu khác lại nhấn mạnh đến vai trị của tính ổn định trong tỷ giá. Dù là chính sách bộ ba bất khả thi ở điểm cực hay chính sách trung gian, khơng có sự lựa chọn nào là khuôn mẫu.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định: giá trị trung bình chuẩn vector của các hình mẫu

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH: GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CHUẨN VECTOR CỦA CÁC HÌNH MẪU

Bảng 4.6 cho thấy sự khác nhau của tính ổn định chính sách, chuẩn vector điều chỉnh, qua 4 loại hình mẫu. Theo kết quả nghiên cứu tại bảng 4.6, sự ổn định chính sách khác nhau với các loại hình mẫu khác nhau. Tại tất cả các loại, chúng ta có thể bác bỏ mạnh mẽ giả thuyết là chuẩn vector là giống nhau giữa các quốc gia. Đáng lưu ý, nhóm chính sách ít ổn định nhất là nhóm quốc gia thuộc loại ‘Mỹ’ với chính sách tỷ giá hối đối thả nổi và tự do hóa thị trường tài chính. Giá trị trung bình của chuẩn vector điều chỉnh của nhóm này là 0,19; gấp hơn hai lần giá trị trung bình của nhóm ‘Trung Quốc’ với giá trị trung bình là 0,09; gấp hơn 3 lần giá trị trung bình nhóm ‘Hồng Kơng’ với giá trị trung bình là 0,06 cũng là nhóm có chính sách ổn định nhất. Giá trị trung bình của nhóm loại ‘Middle’ là 0,11 thì gần với giá trị trung bình của tồn mẫu và khơng phải là nhóm có chính sách ổn định nhất, một lần nữa cho thấy rằng loại chính sách ‘Middle’ khơng thể duy trì ổn định.

Hình 4.13: Giá trị chuẩn vector của các loại hình mẫu

CÁC HÌNH MẪU: GIÁ TRỊ CHUẨN VECTOR QUA THỜI GIAN

Nguồn: H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011), hình 5.

Hình 4.13 cho thấy tính ổn định của chính sách thay đổi qua thời gian ứng với mỗi hình mẫu chính sách. Bốn đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của chuẩn vector điều chỉnh 4 hình mẫu chính sách. Mặc dù có sự đột biến trong giá trị chuẩn vector điều chỉnh tại các quốc gia theo đuổi hình mẫu loại ‘Trung Quốc’ và ‘Hồng Kơng’ (chính sách biến động lớn), thường có tỷ giá hối đoái ổn định, tại thời điểm xảy ra khủng hoảng châu Á năm 1997, nhưng giá trị chuẩn vector điều chỉnh của các quốc gia theo hai loại hình mẫu này lại ổn định trong thời kỳ khủng hoảng 2007 – 2008. Trong khi đó, nhìn chung thì giá trị chuẩn vector điều chỉnh của các quốc gia theo kiểu ‘Mỹ’ giảm

theo loại ‘Middle’ và ‘Mỹ’ gia tăng trong thời kỳ khủng hoảng gần nhất (khủng hoảng 2007 – 2008).

Sau khi sử dụng phương pháp xác định hình mẫu chính sách của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011) cho Việt Nam bằng cách tính khoảng cách giữa chuẩn vector của Việt Nam và chuẩn vector của các hình mẫu chính sách đã cho được kết quả như sau:

Bảng 4.7: Kết quả xác định hình mẫu chính sách vĩ mơ của Việt Nam

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

H. Kông 0.7127 0.7302 0.7530 0.7638 0.8074 0.8657 0.7302 0.9031 0.7198 0.6987 0.7197

Tr. Quốc 0.2878 0.2703 0.2472 0.2363 0.1926 0.1344 0.2702 0.1260 0.3149 0.3325 0.3330

Mỹ 0.8772 0.8826 0.8939 0.9026 0.9162 0.9377 0.8841 0.8850 0.7735 0.7723 0.7428

Hình 4.14: Kết quả phân loại hình mẫu chính sách vĩ mơ của các quốc gia theo đánh giá của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011)

PHÂN LOẠI HÌNH MẪU CÁC QC GIA

Hình 4.14 cho kết quả phân loại hình mẫu chính sách vĩ mơ cho các nước theo khảo sát bằng phương pháp đo lường bộ ba bất khả thi trước đây của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011). Khi phân loại hình mẫu chính sách vĩ mơ của các quốc gia đã đưa Việt Nam vào nhóm hình mẫu “Hồng Kơng” với tỷ lệ 31/32 quan sát với mục tiêu là chính sách tỷ giá hối đối ổn định và tự do hóa tài chính. Tuy nhiên theo kết quả đo lường của đề tài này ở bảng 4.7, việc nhận định của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011) về phân loại hình mẫu chính sách cho Việt Nam dường như khơng phù hợp với tình hình thực tế của chính sách vĩ mơ trong giai đoạn khảo sát. Với kết quả đo lường lại bộ ba bất khả thi bằng phương pháp mới để xác định hình mẫu chính sách cho Việt Nam ở bảng 4.7 của đề tài này cho thấy chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam phù hợp với loại hình mẫu “Trung Quốc” trong giai đoạn 2001-2008 với chính sách vĩ mơ là ổn định tỷ giá kết hợp với việc duy trì độc lập tiền tệ. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008, hình mẫu chính sách vĩ mơ của Việt Nam đã thay đổi gần với hình mẫu “Middle” hơn. Điều này phản ánh chính xác hơn tình hình chính sách vĩ mơ của Việt Nam trong giai đoạn này khi ngân hàng trung ương đã điều hành tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt, điều chỉnh lãi suất phù hợp nhằm giảm bớt sự độc lập trong tiền tệ và cố gắng tăng cường hội nhập tài chính nhiều hơn so trước đây.

4.4. Tác động của dự trữ ngoại hối đến chính sách điều hành bộ ba bất khả thi tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính ổn định của bộ ba bất khả thi tại việt nam (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)