Yếu tố chiêu thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mối quan hệ khách hàng và lòng trung thành khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP (Trang 38 - 40)

Yếu tố chiêu thị là hình thức dễ nhận thấy của tiếp thị, nhằm chiêu thị thơng tin những lợi thế sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng, giúp tăng số lượng bán của những sản phẩm hiện hữu, thiết lập nhận thức và thái độ thuận lợi đối với sản phẩm mới, giúp tạo ra sự ưa thích thương hiệu nơi khách hàng. Chiêu thị khơng phải là một hoạt động độc lập mà là sự kết hợp giữa các thành phần với nhau, cụ thể trong phần khái niệm và hình thức chiêu thị sau đây:

2.5.1. Khái niệm và tác dụng của chiêu thị

Chiêu thị, thường được gọi là truyền thơng tiếp thị, là tất cả các cách thức mà người làm tiếp thị sử dụng để truyền thơng với thị trường mục tiêu, kích thích khách hàng mục tiêu mua hàng.

Mục đích của chiêu thị:

- Thơng báo cho khách hàng mục tiêu về sự sẵn cĩ của sản phẩm.

- Thuyết phục khách hàng sản phẩm này tốt hơn trên nhiều phương diện so với những sản phẩm cùng loại khác.

- Nhắc nhở khách hàng mua thêm khi đã dùng hết những sản phẩm đã mua

2.5.2. Các hình thức chiêu thị

Chiêu thị bao gồm bốn thành phần mà chúng phải được kết hợp với nhau để tạo nên chiến lược tiếp thị chung, đĩ là: quảng cáo, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi và giao tế.

- Quảng cáo trình bày một thơng điệp mang tính thương mại theo những chuẩn mực nhất định, cùng một lúc truyền đến một số lớn những đối tượng rải rác khắp nơi qua các phương tiện truyền thơng đại chúng như phát sĩng (truyền thanh, truyền hình), in ấn (báo và tạp chí), và những phương tiện khác (thư tín, biển quảng cáo, internet, email,…)

- Bán hàng trực tiếp xảy ra thơng qua tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua, hoặc là mặt đối mặt hoặc là thơng qua một phương tiện viễn thơng nào đĩ như điện thoại.

- Khuyến mãi nhằm tạo thêm động cơ cho khách hàng để ra quyết định mua hàng ngay, với các hình thức đa dạng như: sản phẩm dùng thử, phiếu mua hàng ưu đãi, tặng phẩm…

- Giao tế dưới hình thức buổi họp, bài báo, các hoạt động bảo trợ… nhằm tạo hình ảnh thuận lợi cho sản phẩm, thương hiệu hay cơng ty.

Trong đĩ, quảng cáo và khuyến mãi là hai cơng cụ chiêu thị thường được các nhà tiếp thị sử dụng để quảng bá thương hiệu của mình21.

Chiến lược chiêu thị nĩi chung sẽ ảnh hưởng đến thái độ người tiêu dùng, từ đĩ cĩ thể dẫn đến việc khách hàng cĩ quyết định sử dụng sản phẩm hay khơng và cĩ tiếp tục sử dụng sản phẩm hay khơng.

2.5.3. Một số hình thức chiêu thị phổ biến tại các NH TMCP

Tại các NH TMCP, hầu hết các thành phần chiêu thị đều được phối hợp với nhau một cách linh hoạt, trong đĩ quảng cáo và khuyến mãi là hai cơng cụ chiêu thị được các nhà tiếp thị sử dụng nhiều nhất để quảng bá cho thương hiệu ngân hàng của mình. Từ các hình thức khuyến mãi được triển khai áp dụng nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác, các nhà tiếp thị sẽ triển khai nhiều hình thức tiếp xúc khách hàng thơng qua bán hàng trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc quảng cáo, giao tế để khách hàng biết và sử dụng các sản phẩm khuyến mãi đĩ.

Một số hình thức chiêu thị phổ biến mà các NH TMCP thường hay áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh:

- Quảng cáo: Truyền hình, truyền thanh, rạp chiếu phim, báo, tạp chí, ngồi trời, vận tải cơng cộng, thư trực tiếp.

21

- Bán hàng cá nhân: Đại diện bán hàng đi thăm khách hàng, nhân viên hỗ trợ, tư vấn tại chi nhánh, điểm giao dịch.

- Quan hệ cơng chúng: thơng qua các chương trình, tin tức, chuyên mục trên tạp chí, báo, truyền thanh, truyền hính.

- Khuyến mãi bán hàng: Quà tặng, vật lưu niệm, tiền thưởng, hịa nhạc, thẻ khách hàng thân thiết, hồn lại tiền, …

- Marketing trực tiếp: Phát tờ rơi, thư từ và liên lạc bằng điện thoại, internet.

- Tài trợ: Hỗ trợ về tài chính hoặc vật chất cho một sự kiện, hoạt động, cá nhân, tổ chức, hoặc sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mối quan hệ khách hàng và lòng trung thành khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)