Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 59 - 62)

(ĐVT:triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Tổng doanh số cho vay 687.824 693.845 0,9 651.847 -6,1 Tổng doanh số thu nợ 362.183 466.942 28,9 756.303 62,0 Tổng dƣ nợ 762.126 989.029 29,8 809.218 -18,2 1. Dƣ nợ phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 414.750 523.118 26,1 321.469 -38,5 Trung-dài hạn 347.376 465.911 34,1 487.749 4,7

2. Dƣ nợ phân theo ngành kinh tế

Nông-Lâm-Ngư nghiệp 29.923 29.546 -1,3 29.107 -1,5 Công nghiệp 389.188 452.010 16,1 285.649 -36,8 Thương mại-Dịch vụ 343.015 507.473 47,9 494.462 -2,6

Nợ quá hạn 12.522 20.681 65,2 28.708 38,8

Nợ quá hạn/Dƣ nợ (%) 1,64 2.09 3,55

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

2012-2014)

Nhìn vào Bảng số liệu 4.2 và Biểu đồ (Phụ lục 6) ta có một số nhận xét sau:

Thứ nhất, về tổng doanh số cho vay có xu hướng giảm xuống. Doanh số thu nợ

liên tục tăng. Tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng lên.

Nguyên nhân: Doanh số cho vay giảm nhẹ là do giai đoạn 2012 -2014 dân cư thắt chặt chi tiêu, các DN thì giảm thiểu tối đa các loại chi phí để duy trì sản xuất đặc biệt là chi phí lãi vay, cùng với đó là danh sách cho vay thận trọng của chi nhánh nhằm đảm

trọng chất lượng. Doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm là do chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát, thông báo nợ gốc. Tổng dư nợ của chi nhánh tăng mạnh vào năm 2013, tuy có giảm xuống vào năm 2014 nhưng con số tuyệt đối vẫn lớn hơn năm 2012. Có được kết quả này là nhờ vào uy tín vốn có của một ngân hàng lớn, cùng với cơng tác chăm sóc khách hàng, tiếp thị, quảng bá tốt nên chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng.

Thứ hai, về dư nợ phân theo kỳ hạn vay. Dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng

giảm xuống năm 2013 tăng 26,1% so với năm 2012; năm 2014 giảm xuống 38,5% so với năm 2013. Dư nợ cho vay dài hạn liên tục tăng qua các năm: năm 2013 tăng 34,1% so với năm 2012; năm 2014 tăng nhẹ 4,7% so với năm 2013.

Những biến động trên xuất phát từ một số nguyên nhân. Năm 2013 lãi suất cho vay tương đối cao, các DN cần vốn nhưng sợ không gánh nỗi lãi vay do vậy họ chỉ vay ngắn hạn để cầm chừng hoạt động sản xuất kinh doanh và tránh bị vỡ nợ ngân hàng. Đến năm 2014 với các biện pháp tích cực của NHNN, sự phối hợp giữa các NHTM, và đặc biệt với các chính sách lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lớn của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, Chi nhánh Tỉnh Phú Yên nói riêng đã chia sẻ phần nào khó khăn với các DN, lãi suất giảm đồng nghĩa với việc có nhiều DN được tiếp cận với vốn NH hơn, DN và người dân yên tâm vay vốn dài hạn ổn định sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, về dư nợ phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2012 – 2014. Dư nợ

ngành Nơng-Lâm-Ngư nghiệp có xu hướng giảm xuống. Dư nợ ngành Cơng nghiệp có xu hướng giảm xuống. Dư nợ ngành Dịch vụ tăng trưởng đều qua các năm.

Ngành Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng với tỷ trọng qua ba năm lần lượt là: 45%, 51,3%, 61,1%. Ngành Công nghiệp chiếm tỷ trọng cao thứ hai, với tỷ trọng qua ba năm lần lượt là: 51,1%, 45,7%, 35,3%. Ngành Nơng-Lâm-Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trung bình chỉ khoảng 3.5% trong ba năm.

Nguyên nhân dẫn đến những biến động trên. Kinh tế Phú Yên đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp-Dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp. Phú Yên đang tập trung khai thác tiềm năng du lịch sẵn có, xây dựng, nâng cấp đổi mới hệ thống hạ tầng để bắt đà kịp với tăng trưởng kinh tế của đất nước, do vậy đầu tư vào Thương mại-Dịch vụ tăng lên.

Thứ tƣ, về nợ quá hạn của chi nhánh giai đoạn 2012-2014. Nợ quá hạn có xu

hướng tăng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng lên.

Những thay đổi trên là vì một số nguyên nhân. Nợ quá hạn tăng đột biến trong giai đoạn 2012 – 2014 một phần là do kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản nên chậm trả nợ, thậm chí là khơng đủ khả năng trả nợ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh vẫn ở mức tương đối thấp, có thể kiểm sốt được, chi nhánh cần chú ý hơn đến việc kiểm sốt nợ q hạn.

Tóm lại, nhờ vào lợi thế về vị thế, uy tín, vốn và đội ngũ nhân viên xuất sắc,

cộng với sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Ban lãnh đạo nên hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể: dư nợ tăng ổn định và vững chắc, thực hiện tốt công tác thu nợ, nợ quá hạn vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến công tác kiểm tra, kiểm soát nợ quá hạn để giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh, tránh ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng.

4.2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên Tỉnh Phú Yên

Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, mạng lưới NHNo&PTNT liên tục được mở rộng, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm liên tục được cải tiến và hình ảnh của ngân hàng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Ta có thể đánh giá hoạt động của ngân hàng thông qua việc xem xét các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng trong các năm vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)