Hiệu suất sử dụng vốn của DNNVV tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 74 - 78)

( ĐVT:triệu đồng )

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ của DNNVV 352.136 537.224 413.625

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh

410.387 357.899 480.057

Hệ số sử dụng vốn 0,89 1,5 0,86

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

2012-2014)

Hệ số sử dụng vốn của chi nhánh đối với DNNVV ở mức khá an toàn.

Năm 2012 hệ số sử dụng vốn là 0,89; đến năm 2013 tăng lên 1,5 nguyên nhân chủ yếu là do năm 2013 cả ngân hàng và doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng khát vốn ngân hàng thì huy động vốn khó khăn trong khi nhu cầu vốn của DN tăng cao. Nhưng đến năm 2014 tình trạng đã được khắc phục ngay thể hiện bằng việc hệ số sử dụng vốn giảm xuống còn 0,86, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng lên đảm bảo khả năng thanh khoản tốt.

4.4. Những kết quả đạt đƣợc

Trong năm 2015 mặc dù mơi trường cho hoạt động tín dụng của các NHTM cịn gặp nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo sát sao của NHTM cũng như của ban lãnh đạo của NHNo&PTNT Việt Nam về điều hành tiền tệ, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu

quan và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng, hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên đã duy trì, phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:

Một là, hoạt động cho vay không chỉ tập trung vào một loại hình DN mà mở rộng đến hầu hết các loại hình DN có mặt trên địa bàn.

Khơng chỉ tập trung cho vay đối với những khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH, chi nhánh đã mở rộng hoat động cho vay với loại hình khách như Cơng ty cổ phần, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Việc phân bổ cho vay vào hầu hết các loại hình DN đã phần nào giúp cho chi nhánh phân tán được rủi ro trong cho vay nhờ cơ cấu khách hàng đa dạng.

Hai là, doanh số thu nợ, hệ số thu nợ của DNNVV cao và liên tục tăng.

Năm 2012 doanh số thu nợ là 140.959 triệu đồng, đến năm 2014 là 372.116 triệu đồng. Hệ số thu nợ năm 2012 là 0,42; đến năm 2014 là 1,13. Công tác thu hồi của các cán bộ tín dụng, ý thức khách hàng vay cũng cao hơn, nhờ vậy mà những khoản vay gần như là được thu hồi trong năm.

Ba là, dư nợ của DNNVV ngày càng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Dư nợ. cho vay đã tập trung vào các ngành mũi nhọn của tỉnh.

Năm 2012 dư nợ cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng 46,2% trong tổng dư nợ của chi nhánh; đến năm 2014 chiếm tỷ trọng 51,1%. Trong đó dư nợ cho vay đối với ngành dịch vụ và công nghiệp đều tăng, đặc biệt dư nợ ngành dịch vụ tăng cả về số vốn lẫn tỷ trọng. Điều này cho thấy chi nhánh đang tập trung vốn phát triển các ngành mũi nhọn theo định hướng phát triển chung của tỉnh, góp phần cho sự phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là việc khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh nhà.

chung thì đây là tỷ lệ tương đối thấp. Điều này góp phần giảm nguồn vốn ứ đọng của chi nhánh tại các khoản nợ xấu, nguy cơ mất vốn là tương đối, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Từ đó chất lượng cho vay DNNVV cũng không ngừng được nâng cao.

Năm là, hiệu suất sử dụng vốn duy trì ở mức an toàn, thanh khoản tốt.

Hiệu suất sử dụng vốn năm 2012 là 0,89; đến năm 2014 là 0,86 cho thấy chi nhánh đã sử dụng vốn rất hiệu quả, cân đối được giữa nguồn vốn cho vay và nguồn vốn huy động được đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của DN mà vẫn đảm bảo thanh khoản cho chi nhánh.

4.5. Những hạn chế

Mặc dù hoạt động cho vay đối với các DNNVV trong mấy năm vừa qua đã từng bước được cải thiện tuy nhiên nó vẫn cịn những mặt hạn chế:

Một là, số lượng khách hàng DNNVV đang giảm xuống.

Năm 2012 có 140 DNNVV vay vốn NH tuy nhiên đến năm 2014 chỉ còn 132 DN. Nhiều DN trên địa bàn mặc dù khát vốn nhưng vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay của NH do các DN không thể đáp ứng được các điều kiện vay của NH đặc biệt là về tài sản đảm bảo. Nhiều DN sau khi vay vốn NH nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn khơng phát triển được, do đó họ thực hiện trả nợ vay mà không muốn tiếp tục vay vốn nữa, cần có một nguồn thơng tin tư vấn cho những DN chưa biết tận dụng địn bẩy tài chính này.

Hai là, doanh số cho vay DNNVV giảm xuống.

DSCV DNNVV năm 2012 là 335.882 triệu đồng đến năm 2014 chỉ còn 330.640 triệu đồng. Do lo ngại kinh tế bất ổn, chi nhánh có lẽ đã quá thận trọng khi giảm DSCV xuống, điều này có thể giúp chi nhánh giảm nợ quá hạn nhưng hoạt động kinh doanh lại đem hiệu quả không cao, thu từ lãi vay sẽ ít đi, như vậy thì chất lượng cho vay cũng

không tốt lên được.

Ba là, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn, dư nợ cho vay dài hạn lại

có xu hướng giảm xuống.

Mặc dù nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn tiền gửi dài hạn, lãi suất huy động tiền gửi dài hạn cao nhưng chi nhánh lại chủ yếu cho vay ngắn hạn mà lãi suất cho vay ngắn hạn thì thấp hơn cho vay dài hạn. Vẫn biết lấy nguồn dài hạn cho vay ngắn hạn là an toàn trong thanh khoản và nhu cầu chủ yếu của DN cũng là vay ngắn hạn. Tuy nhiên theo tác giả cơ cấu cho vay này gây lãng phí cho đồng vốn của NH, huy động với chi phí cao mà cho vay với lãi suất thấp thì sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, hơn nữa có rất nhiều DN có nhu cầu vay vốn dài hạn nhưng ngân hàng lại chọn biện pháp quá an toàn cho vay ngắn hạn, nếu khơng may điều này cón có thể dẫn đến trường hợp sử dụng vốn sai mục đích của các DN.

Bốn là, nợ quá hạn, nợ xấu liên tục tăng.

Đây là một dấu hiệu rất không tốt đối với chất lượng cho vay của chi nhánh. Mặc dù nợ quá hạn xấp xỉ trong ngưỡng an toàn 3%, nợ xấu trung bình chỉ khoảng 1,2% tuy nhiên con số tuyệt đối lại tăng quá nhanh. Tốc độ tăng của nợ quá hạn cao hơn tốc độ tăng của dư nợ rất nhiều: năm 2013 dư nợ DNNVV tăng 52,6% nhưng nợ quá hạn DNNVV lại tăng tới 145%; năm 2014 dư nợ cho vay DNNVV giảm 23% nhưng nợ quá hạn lại tăng tới 32,61%. Chi nhánh cần phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để chặn đà tăng của nợ xấu và nợ quá hạn.

Năm là, vịng quay vốn tín dụng cịn q thấp

Mặc dù vịng quay có dấu hiệu tăng qua các năm, tuy nhiên số vòng quay lại quá thấp, trong 3 năm 2012-2014 vòng quay chưa thể lên đến con số 1: năm 2012 vịng quay vốn tín dụng chỉ có 0,4; năm 2013 có tăng lên 0,43 vịng; năm 2014 cải thiện lên

nguồn vốn của ngân hàng bị ứ động, DN thì thiếu vốn cịn NH lại thừa vốn mà khơng thể cho vay ra. Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn.

Sáu là, công tác quảng cáo, tiếp thị, thông tin, tuyên truyền các sản phẩm dịch

vụ chưa thật sự phong phú.

Tuy đã có nhiều cố gắng và đã có những thành cơng nhất định xong vẫn còn những hạn chế về chất lượng, phương thức quảng cáo, tiếp thị chưa thực sự chủ động còn phụ thuộc nhiều vào lãnh đạo.

4.6. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên

4.6.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên và đánh giá thực trạng của nó.

4.6.2. Đặc điểm mẫu khảo sát:

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả khảo sát với số mẫu thu về được là 151. Dưới đây là các đặc điểm mẫu khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)