Doanh số thu nợ của DNNVV giai đoạn 2012-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 67)

( ĐVT:triệu đồng )

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % (+/-) Số tiền

Tỷ trọng (%) % (+/-) DSTN DNNVV 140.959 38,9 192.373 41,2 36,5 372.116 49,2 93,4 Tổng DSTN của chi nhánh 362.183 100,0 466.942 100,0 28,9 756.303 100,0 62,0 Hệ số thu nợ DNNVV 0,42 0,62 1,13

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên

2012-2014)

Nhìn vào Bảng 4.6 và Biểu đồ (Phụ lục 10) ta thấy: Doanh số thu nợ DNNVV liên tục tăng qua các năm. DSTN DNNVV liên tục tăng, tỷ trọng DSTN DNNVV trong tổng DSTN của chi nhánh liên tục tăng. Nguyên nhân của những biến động. Về phía các DN họ có xu hướng trả bớt nợ vay hơn là đi vay thêm, do SXKD ngưng tệ, lợi nhuận ngày càng đi xuống không thể gánh nổi lãi vay. Trước tình hình làm ăn thua lỗ của các DN, NH cũng trở nên thận trọng hơn trong các khoản vay, các chính sách thu nợ linh hoạt và hiệu quả hơn. Thêm vào đó là giai đoạn 2012-2014 có nhiều khoản nợ

Hệ số thu nợ của DNNVV khá cao và liên tục tăng lên

Hệ số thu nợ năm 2012 là 0,4; năm 2013 là 0,62; năm 2014 là 1,13.

Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh đang ngày một tốt hơn, những khoản vay gần như là được thu hồi trong năm. Một phần nhờ nỗ lực vận động, đôn đốc thu nợ của các CBTD, ý thức của khách hàng vay ngày một cao hơn.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy DSCV và DSTN của DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV và DSTN của chi nhánh. DSCV DNNVV có xu hướng giảm xuống cho thấy DN đang thắt chặt các điều kiện vay hơn. DSTN tăng lên đây là một dấu hiện cho thấy công tác thu nợ hiệu quả hơn. Tuy nhiên chất lượng cho vay thực sự đến đâu ta vẫn phải đi xét tiếp các chỉ tiêu khác.

4.3.4. Dƣ nợ cho vay của DNNVV

Dư nợ cao cho thấy HĐKD của NH đang phát triển tốt, có uy tín, thu hút nhiều khách hàng, nhưng vấn đề là dư nợ đó phải là các khoản nợ đủ tiêu chuẩn thì lúc đó ta mới có thể kết luận được chất lượng cho vay đến đâu.

4.3.4.1. Tổng dƣ nợ cho vay của DNNVV

Bảng 4.7: Tổng dư nợ cho vay của DNNVV tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014

(ĐVT:triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/- ) Dƣ nợ DNNVV 352.136 46,2 537.224 58,8 52,6 413.625 51,1 -23 Tổng dƣ nợ của chi nhánh 762.126 100,0 989.029 100 29,8 809.218 100 -18,2

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

Nhìn vào Bảng 4.7 và Biểu đồ (Phụ lục 11) cho ta có nhận xét sau:

Thứ nhất, dư nợ cho vay DNNVV có xu hướng tăng. Như đã phân tích ở những

phần trên suy thối kinh tế được cho là ngun nhân chính khiến hoạt động kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn kéo theo dư nợ giảm 23% (123.599 triệu đồng) vào năm 2014. Nhưng nếu để ý kỹ biểu đồ ta thấy rằng dù dư nợ giảm mạnh nhưng con số tuyệt đối vẫn cao hơn năm 2012, như vậy là dư nợ nhìn chung dư nợ cho vay đối với DNNVV vẫn tăng.

Thứ hai, dư nợ cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ toàn chi nhánh

và có xu hướng tăng qua các năm.

Tỷ trọng dư nợ của DNNVV chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm càng chứng tỏ được tầm quan trọng của DNNVV đối với hoạt động tín dụng của NH. Để phân tích sát hơn ta sẽ đi vào phân tích theo từng đối tượng và lĩnh vực cho vay của NH.

4.3.4.2. Dƣ nợ cho vay DNNVV phân theo ngành kinh tế

Bảng 4.8: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2014

(ĐVT:triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV 352.136 100 537.224 100 52,6 413.625 100 -23,0 Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp 16.198 4,6 20.415 3,8 26,0 12.409 3,0 -39,2 Công nghiệp 183.463 52,1 260.554 48,5 42,0 187.372 45,3 -28,1 Dịch vụ 152.475 43,3 256.255 47,7 68,1 213.844 51,7 -16,6

Kinh tế Phú Yên đang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa, đây cũng là xu hướng chung của nền kinh tế nước ta. Nhìn vào Bảng 4.8 và Biểu đồ (Phụ lục 12) cho ta thấy xu hướng kinh doanh của ngân hàng theo xu hướng phát triển chung. Những biến chuyển đó thể hiện như sau:

Thứ nhất, dư nợ ngành dịch vụ tăng cả về số vốn và tỷ trọng.

Phú Yên có tiềm năng du lịch lớn, có nhiều địa điểm danh lam thắng cảnh, do vậy tiềm năng du lịch của tỉnh đang được xúc tiến khai thác, ngành dịch vụ nói chung theo đó cũng phát triển.

Thứ hai, dư nợ ngành cơng nghiệp tăng nhẹ, tỷ trọng có xu hướng giảm.

Hiện nay cơng nghiệp nhẹ Phú Yên đang được chú trọng phát triển, nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là cơ hội tốt cho chi nhánh đầu tư vốn, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, hơn nữa cũng góp phần vào cơng cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Thứ ba, dư nợ ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm cả về số vốn và tỷ trọng.

Do xu hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp làm cho số vốn vay đầu tư vào ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm dần qua các năm. Hơn nữa đặc điểm cho vay đối với ngành này là tuy số món vay nhiều, nhưng số tiền vay lại ít, nên tỷ trọng ít cũng là điều dễ hiểu.

4.3.4.3. Dƣ nợ cho vay DNNVV phân theo kỳ hạn nợ

Bảng 4.9: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo kỳ hạn nợ giai đoạn 2012-2014

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Ngắn hạn 148.249 42 284.721 53 92,1 264.720 64 -7

Trung và dài hạn 203.887 58 252.503 47 23,8 148.905 36 -41 Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV 352.136 100 537.224 100 52,6 413.625 100 -23

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

2012-2014)

Đi phân tích về cơ cấu vốn vay theo kỳ hạn của chi nhánh thông qua Bảng số liệu 4.9 và Biểu đồ (Phụ lục 13) trên, ta thấy như sau:

Một là, dƣ nợ cho vay ngắn hạn tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng.

Dư nợ ngắn hạn của DNNVV tăng dần qua các năm. Như số liệu và phân tích ở phần trước nguồn vốn huy động của NH chủ yếu là nguồn vốn dài hạn và đang có xu hướng tăng lên. Như vậy NH có đủ khả năng để cung cấp vốn vay cả dài hạn và ngắn hạn tuy nhiên nhu cầu vay của NH chủ yếu lại là vay ngắn hạn do lãi suất vay dài hạn cao hơn vay ngắn hạn, hơn nữa nhiều DN không đủ điều kiện để vay dài hạn, như phải có phương án kinh doanh hay tài sản bảo đảm,...

Tuy nhiên Chi nhánh cần phải theo dõi kĩ các khoản vay này để tránh tình trạng các DN vay ngắn hạn nhưng lại sử dụng đầu tư cho dài hạn, điều này rất dễ gây ra rủi ro cho cả NH và DN.

Hai là, dư nợ cho vay trung-dài hạn cả về số vốn lẫn tỷ trọng: năm 2013 tăng 23,8% so với năm 2012; năm 2014 giảm 41% so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu do cho vay dài hạn rủi ro cao nên lãi suất cao, điều kiện cho vay khắt khe hơn cho vay ngắn hạn nên ít DN đủ điều kiện vay dài hạn, các khoản vay ngắn hạn tăng, tránh rủi ro tổn thất cho NH, đảm bảo an toàn nguồn vốn.

4.3.5. Nợ quá hạn của DNNVV

cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho các NH. Trong cho vay thì việc có các khoản nợ quá hạn là không tránh khỏi, nhưng như thế khơng có nghĩa là chấp nhận rủi ro mà phải có biện pháp để phịng ngừa và hạn chế rủi ro. Một NH có CLCV tốt hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào chỉ tiêu nợ quá hạn, do đó, việc phân tích thực trạng nợ q hạn là một trong những nội dung quan trọng nhất trong đánh giá về CLCV nói chung, và CLCV DNNVV nói riêng.

Bảng 4.10: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của các DNNVV giai đoạn 2012-2014

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Tổng dƣ nợ của DNVVV 352.136 537.224 413.625 Nhóm : Nợ đủ tiêu chuẩn 347.558 525.996 398.735

Nhóm 2 : Nợ cần chú ý 1.689 3.329 7.657

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn 1.432 3.467 4.405

Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ 1.018 2.871 1.812

Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn 439 1.561 1.016

2. Tổng nợ quá hạn DNNVV 4.578 11.228 14.890

Nợ quá hạn DNNVV/ Nợ quá hạn chi nhánh (%) 36,6 54,3 51,9 Nợ quá hạn DNNVV/ Tổng dư nợ DNNVV (%) 1,3 2,1 3,6 Tổng nợ quá hạn/ Tổng dư chi nhánh 1,64 2,09 3,55

3. Nợ xấu của DNNVV 2.889 5.449 7.233

Nợ xấu của DNNVV/ Nợ xấu của chi nhánh (%) 48,3 65,1 74,3

Nợ xấu/ Tổng dư nợ DNNVV (%) 0,82 1,01 1,75

Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ chi nhánh (%) 0,8 0,9 1,2

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

2012-2014)

Dựa vào Bảng số liệu 4.10 và Biểu đồ (Phụ lục 14 và 15) ta đi phân tích cụ thể tình hình nợ quá hạn (NQH) và nợ xấu.

Thứ nhất, nợ quá hạn tăng nhanh trong giai đoạn 2012-2014.

NQH liên tục tăng qua các năm.Tỷ trọng NQH DNNVV trên tổng NQH của chi nhánh luôn ở mức cao và liên tục tăng. Tỷ lệ NQH DNNVV trên tổng dư nợ DNNVV tăng nhanh.

Nguyên nhân của những biến động. Như đã biết tình hình kinh tế đã tác động không nhỏ đến khả năng trả nợ của các DN, đặc biệt trong năm 2012-2014 thì các DN gần như khơng cịn sức để chống trả với khủng hoảng kinh tế kéo dài, nên việc trả nợ NH trở nên khó khăn, làm cho NQH tăng nhanh. NQH của DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng NQH của chi nhánh vì trong hoạt động cho vay của chi nhánh thì cho vay DNNVV chiếm đa số, như đã phân tích ở phần trên cả DSCV và dư nợ của DNNVV chiếm tới hơn 50% so với toàn chi nhánh và tỷ trọng tăng dần qua các năm. NQH chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm là vì vậy.

Thứ hai, nợ xấu của DNNVV liên tục tăng, tỷ lệ nợ xấu tƣơng đối thấp.

Nợ xấu DNNVV liên tục tăng, tốc độ tăng của nợ xấu lớn hơn cả tốc động tăng của dư nợ. Nợ xấu của DNNVV chiếm tỷ trọng cao và đang tăng dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ DNNVV tăng, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp. Tỷ lệ này thấp hơn ngưỡng an toàn 3% của NHNN rất nhiều, tuy nhiên chi nhánh cần phải chú trọng hơn đến vấn đề này, tránh để nợ xấu tiếp tục tăng mạnh ảnh hưởng đến HĐKD.

Ngoài những nguyên nhân như đã nêu ở phần nợ quá hạn thì theo tác giả việc phát mãi tài sản đảm bảo khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nợ xấu tăng lên.

4.3.6. Vịng quay vốn tín dụng DNNVV

Chỉ tiêu này phản ánh vốn của NH có được quay vịng nhanh hay khơng, có bao nhiêu vịng trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Bảng 4.11: Vịng quay vốn tín dụng của DNNVV giai đoạn 2012-2014

( ĐVT:triệu đồng )

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

2012-2014)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vịng quay vốn tín dụng DNNVV đang có xu hướng tăng lên đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên vòng quay này lại quá thấp, chưa đến 1 vòng trong 1 năm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của NH còn thấp, vốn bị ứ đọng trong các DN cịn nhiều, Chi nhánh cần phải tích cực cải thiện chỉ tiêu này hơn nữa.

4.3.7. Hiệu suất sử dụng vốn của DNNVV

Bảng 4.12: Hiệu suất sử dụng vốn của DNNVV tại chi nhánh

( ĐVT:triệu đồng )

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ của DNNVV 352.136 537.224 413.625

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh

410.387 357.899 480.057

Hệ số sử dụng vốn 0,89 1,5 0,86

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

2012-2014)

Hệ số sử dụng vốn của chi nhánh đối với DNNVV ở mức khá an toàn.

Năm 2012 hệ số sử dụng vốn là 0,89; đến năm 2013 tăng lên 1,5 nguyên nhân chủ yếu là do năm 2013 cả ngân hàng và doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng khát vốn ngân hàng thì huy động vốn khó khăn trong khi nhu cầu vốn của DN tăng cao. Nhưng đến năm 2014 tình trạng đã được khắc phục ngay thể hiện bằng việc hệ số sử dụng vốn giảm xuống còn 0,86, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng lên đảm bảo khả năng thanh khoản tốt.

4.4. Những kết quả đạt đƣợc

Trong năm 2015 mặc dù mơi trường cho hoạt động tín dụng của các NHTM cịn gặp nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo sát sao của NHTM cũng như của ban lãnh đạo của NHNo&PTNT Việt Nam về điều hành tiền tệ, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu

quan và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng, hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên đã duy trì, phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:

Một là, hoạt động cho vay khơng chỉ tập trung vào một loại hình DN mà mở rộng đến hầu hết các loại hình DN có mặt trên địa bàn.

Khơng chỉ tập trung cho vay đối với những khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH, chi nhánh đã mở rộng hoat động cho vay với loại hình khách như Cơng ty cổ phần, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Việc phân bổ cho vay vào hầu hết các loại hình DN đã phần nào giúp cho chi nhánh phân tán được rủi ro trong cho vay nhờ cơ cấu khách hàng đa dạng.

Hai là, doanh số thu nợ, hệ số thu nợ của DNNVV cao và liên tục tăng.

Năm 2012 doanh số thu nợ là 140.959 triệu đồng, đến năm 2014 là 372.116 triệu đồng. Hệ số thu nợ năm 2012 là 0,42; đến năm 2014 là 1,13. Cơng tác thu hồi của các cán bộ tín dụng, ý thức khách hàng vay cũng cao hơn, nhờ vậy mà những khoản vay gần như là được thu hồi trong năm.

Ba là, dư nợ của DNNVV ngày càng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Dư nợ. cho vay đã tập trung vào các ngành mũi nhọn của tỉnh.

Năm 2012 dư nợ cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng 46,2% trong tổng dư nợ của chi nhánh; đến năm 2014 chiếm tỷ trọng 51,1%. Trong đó dư nợ cho vay đối với ngành dịch vụ và công nghiệp đều tăng, đặc biệt dư nợ ngành dịch vụ tăng cả về số vốn lẫn tỷ trọng. Điều này cho thấy chi nhánh đang tập trung vốn phát triển các ngành mũi nhọn theo định hướng phát triển chung của tỉnh, góp phần cho sự phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là việc khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh nhà.

chung thì đây là tỷ lệ tương đối thấp. Điều này góp phần giảm nguồn vốn ứ đọng của chi nhánh tại các khoản nợ xấu, nguy cơ mất vốn là tương đối, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Từ đó chất lượng cho vay DNNVV cũng khơng ngừng được nâng cao.

Năm là, hiệu suất sử dụng vốn duy trì ở mức an tồn, thanh khoản tốt.

Hiệu suất sử dụng vốn năm 2012 là 0,89; đến năm 2014 là 0,86 cho thấy chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)