.9 Thay đổi chi phí hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Bạc Liêu (Trang 45 - 50)

Thay đổi chi phí hoạt động -5% 0% 5% 10% 3,80%

NPV 35.864 15.484 -4.896 -25.276 0

IRR 12,84% 12,41% 11,96% 11,50% 12,07%

Nhận xét: Chi phí hoạt động có quan hệ nghịch biến với NPV của dự án. Khi chi phí hoạt động

tăng làm tăng chi phí của dự án nên ngân lưu tự do của dự án giảm. Khi chi phí hoạt động của dự án tăng thêm 3,80% thì NPV của dự án âm và dự án khơng khả thi về mặt tài chính.

4.3.2 Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến các dịng ngân lưu của dự án

Trong phần này luận văn sẽ trình bày ảnh hưởng của lạm phát lên các dòng ngân lưu của dự án như giá điện, chi phí quản lý, hóa chất, lao động… Chi tiết sự thay đổi trong kết quả phân tích lạm phát được trình bày trong Bảng 07.5, Bảng 07.6 của Phụ lục 07.

Theo kết quả phân tích, lạm phát ảnh hưởng đến lớn đến chi phí hoạt động và vốn lưu động của dự án. Chi phí hoạt động bao gồm hóa chất, điện, chi phí quản lý và lao động, do đây là những dịng ngân lưu được thực hiện tính tốn trong suốt vịng đời dự án (25 năm), lạm phát ảnh hưởng trực tiếp và thay đổi lớn đến các yếu tố này. Phần chi phí đầu tư không thay đổi lớn khi lạm phát thay đổi do chi phí đầu tư chỉ ảnh hưởng trong hai năm xây dựng, nên chỉ ảnh hưởng đến ngân lưu của dự án trong thời gian xây dựng.

4.3.3 Phân tích kịch bản

Dựa vào kết quả phân tích tác động của các yếu tố đầu vào của dự án. Cho thấy rằng yếu tố có tác động mạnh nhất đến tính khả thi của dự án là phí xử lý nước thải. Việc thay đổi giá xử lý nước thải theo quy định của chính phủ thì dự án có tính khả thi tài chính. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra 3 kịch bản về phí xử lý nước thải để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như sau:

Kịch bản 1: Lưu lượng nước thải như mơ hình cơ sở (17.600 m3/ngày) và phí xử lý nước thải theo quy định của chính phủ năm 2013 là 5% so với giá nước sạch như mơ hình cơ sở.

Kịch bản 2: Lưu lượng nước thải như mơ hình cơ sở (17.600 m3/ngày) và tăng phí xử lý nước thải lên 5.100VNĐ/m3 so với mơ hình cơ sở.

Kịch bản 3: Doanh thu được tính gồm tổng hai phần (năm 2013). Phần thứ nhất, lưu lượng nước thải như mơ hình cơ sở (17.600 m3

/ngày) và phí xử lý nước thải theo quy định của chính phủ năm 2013 là 5% so với giá nước sạch như mơ hình cơ sở. Phần thứ hai, lưu lượng nước thải được tính bằng tồn bộ nước thải của thành phố (35.200 m3/ngày) và phí xử lý nước thải lên 5.100 trừ (-) phí xử lý nước thải theo quy định của chính phủ năm 2013 là 5% so với giá nước sạch như mơ hình cơ sở.

Kết quả phân tích kịch bản được trình bày ở Bảng 4.10.

Bảng 4.10 Kết quả phân tích kịch bản (ĐVT: triệu đồng)

Thay đổi kịch bản 1 2 3

NPV -935.183 - 459.849 15.484

4.3.4 Phân tích mơ phỏng Monte Carlo

Luận văn phân tích dự báo giá trị NPV của dự án với các biến rủi ro là tỷ lệ lạm phát VND, chi phí đầu tư và và kịch bản của dự án.

Công cụ sử dụng phân tích mơ phỏng là chương trình phân tích rủi ro Crystal Ball, kết quả phân tích được trình bày ở Hình 4.7. Kết quả phân tích mơ phỏng cho thấy xác suất để NPV dự án dương là 82,096%.

Tóm lại, Chương 4 đã trình bày các thơng số cơ bản, thông số vĩ mô, chi phí vốn, vốn lưu động, lưu lượng nước thải... trên cơ sở đó luận văn tính tốn được dịng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư. Sau đó, luận văn phân tích tính khả thi về mặt tài chính của dự án và tính khả thi của dự án khi có khu vực tư nhân tham gia. Kết quả cho thấy dự án không khả thi trên quan điểm tài chính. Tuy nhiên, khi có khu vực tư nhân tham gia và có sự hỗ trợ của nhà nước thì dự án có tính khả thi về tài chính theo PPP có khả năng thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó luận văn cũng phân tích rủi ro cho dự án, kết quả cho thấy giá xử lý nước thải, chi phí hoạt động của dự án có ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án.

Chương 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

Chương này sẽ xác định ngân lưu kinh tế và chi phí của dự án để xác định ENPV và EIRR của dự án. Phân tích kinh tế - xã hội nhằm đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Qua đó sẽ xác định các đối tượng được hưởng lợi và bị thiệt hại từ dự án.

5.1 Ngoại tác tích cực

Trong phần này tác giả tập trung nghiên cứu lợi ích kinh tế của Dự án mang lại là giảm chi phí khám chữa bệnh do tác động ô nhiễm từ nguồn nước thải mang lại cho người dân sinh sống trong khu vực khi dự án được triển khai. Do tập quán từ xưa người dân thường thải nước thải sinh hoạt trực tiếp ra hệ thống sông, rạch gây ô nhiễm cho môi trường nước trong khu vực. Khi Dự án được xây dựng thì tất cả nước thải sẽ được thu gom đưa về nhà máy và được xử lý đạt tiêu chuẩn loại B, QCVN 14:2008/BTNMT. Sau khi được xây dựng thì sức khỏe của người dân sẽ được cải thiện và được thể hiện qua chi phí khám chữa bệnh.

5.2 Lợi ích kinh tế của dự án

Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Thành phố Bạc Liêu sẽ giải quyết tình trạng nguồn nước mặt bị ô nhiễm làm mất mỹ quan đô thị và giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố. Do đó lợi ích kinh tế lớn nhất của dự án là chi phí để khám chữa bệnh truyền nhiễm do nguồn nước thải gây ra18. Bên cạnh đó ngoại tác tích cực của dự án là đảm bảo sức khỏe cho người dân khi tiếp cận nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

5.3 Lượng hóa lợi ích kinh tế

Năm 2010, Thành phố Bạc Liêu có 40.000 hộ gia đình sinh sống và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án. Trong đó, 50% hộ dân có sử dụng nước cấp và 50% hộ dân không sử dụng nước cấp. Theo Trung tâm y tế dự phịng tỉnh Bạc Liêu (2013), khi chưa có dự án xử lý nước thải thì chi phí khám chữa bệnh bình qn cho một hộ gia đình có sử dụng nước cấp sinh hoạt trong một

năm là 1.900.000 VNĐ/năm, hộ gia đình khơng sử dụng nước cấp là 2.600.000 VNĐ/năm. Khi dự án hồn thành, chi phí khám chữa bệnh bình qn ước tính cho một hộ gia đình có sử dụng nước cấp trong một năm là 500.000VNĐ/năm và chi phí khám chữa bệnh bình quân cho một hộ gia đình khơng sử dụng nước cấp trong một năm là 800.000VNĐ/năm. Tỷ lệ tăng chi phí khám chữa bệnh tăng theo lạm phát hàng năm là 5%. Sự chênh lệch trước và sau khi có dự án xử lý nước thải là do người dân giảm được chi phí khám chữa bệnh, khi mơi trường xung quanh được cải thiện tốt hơn. Chi tiết chi phí khám chữa bệnh được trình bày trong Bảng 09.3 của Phụ lục 09. Tóm lại, chi phí khám chữa bệnh ước lượng được do Trung tâm y tế dự phịng điều tra và ước lượng trong q trình khám chữa bệnh khi người dân mắc phải và không mắc phải các bệnh truyền nhiễm do sử dụng và không sử dụng nguồn nước kém vệ sinh gây ra. Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Thành phố Bạc Liêu phục vụ cho 160.000 người tương đương 40.000 hộ gia đình (trung bình mỗi hộ có 4 nhân người). Lợi ích kinh tế mà dự án đem lại là tổng chi phí khám chữa bệnh khi khơng có dự án trừ (-) tổng chi phí khám chữa bệnh khi có dự án. Chi tiết được trình bày trong Bảng 09.4 của Phụ lục 09.

5.4 Chi phí vốn kinh tế

Trong phần này tác giả sử dụng chi phí vốn kinh tế thực theo nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng (2010), Ước tính Chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam. Theo nghiên cứu này thì chi phí vốn của Việt Nam nằm trong khoảng từ 7% đến 8%. Luận văn chọn chi phí vốn thực của để phân tích kinh tế là 8%.

5.5 Cơ sở lý luận để tính CF

Hàng phi ngoại thương: Bao gồm chi phí xây dựng và vật liệu như sắt, thép, xi măng được sản xuất trong nước… Chi phí quản lý dự án dùng để chi trả cho nhân sự là người Việt Nam. Chi phí thuê tư vấn trong nước thực hiện dự án.

Hàng ngoại thương: Bao gồm chi phí mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt và vận hành cho hệ thống hầu hết là nhập khẩu từ nước ngoài.

Về mặt kinh tế thì phải xét đến chi phí đầu tư ban đầu bao gồm số vốn mà nền kinh tế Việt Nam thực sự bỏ ra để làm dự án, đồng thời xét đến chi phí cơ hội, tức là suất sinh lợi của số

vốn đầu tư có thể đem lại nếu khơng đầu tư vào dự án này mà đầu tư vào các hoạt động khác của nền kinh tế. Hệ số chuyển đổi được trình bày trong bảng trong Bảng 5.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Bạc Liêu (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)