.2 Kết quả phân tích phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Bạc Liêu (Trang 51 - 60)

Tổng ngoại tác 142.409

Tổng lợi ích của người dân 1.068.083

Người dân sử dụng nước cấp 448.436

Người dân không sử dụng nước cấp 619.276

Người dân khu vực giải tỏa -868

Người lao động 1.239

Ngân sách -925.674

Chênh lệch do chiết khấu -56.914

Kết quả phân tích phân phối cịn cho thấy khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại rịng tài chính được chiết khấu theo suất chiết khấu kinh tế ECOK = 8% và giá trị hiện tại rịng tài chính được chiết khấu theo suất chiết khấu tài chính WACC = 6,74% bằng – 56.914 triệu đồng. Đây là khoản chi phí mà phần cịn lại của nền kinh tế phải chịu, vì dự án được tài trợ với chi phí vốn là 6,74%, trong khi đó đối với nền kinh tế thì đáng lẽ dự án phải trả mức 8%.

Tóm lại, Chương 5 đã trình các cơ sở để xác định lợi ích kinh tế, ngoại tác và chi phí kinh tế để từ đó xác định ngân lưu kinh tế của dự án. Dựa vào ngân lưu kinh tế của dự án luận văn đã tính tốn được NPV và IRR kinh tế, kết quả là dự án khả thi trên quan điểm tồn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, qua phân tích phân phối luận văn đã xác định người sử dụng dịch vụ xử lý nước thải là người hưởng lợi nhiều nhất, chủ đầu tư dự án bị thiệt hại.

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương này sẽ tổng hợp những kết quả phân tích về tài chính, phân tích PPP, kinh tế và xã hội của dự án, đồng thời sẽ kiến nghị một số chính sách để dự án hoạt động bền vững và thu hút nhà đầu tư tham gia Dự án.

6.1 Kết luận

Theo quan điểm nền kinh tế với mức chi phí vốn thực là 8%, giá trị hiện tại ròng kinh tế của Dự án là 100.979 triệu đồng và suất sinh lợi nội tại kinh tế 9,87% cao hơn chi phí vốn thực kinh tế là 8% cho thấy khi Dự án được triển khai thực hiện sẽ mang lại lợi ích rịng dương cho toàn bộ nền kinh tế.

Kết quả phân tích tài chính khi sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước cho thấy Dự án không khả thi về mặt tài chính. Giá trị hiện tại rịng tài chính của Dự án là – 956.761 triệu đồng. Theo quan điểm tổng đầu tư, giá trị hiện tại rịng tài chính âm nên Dự án khơng khả thi về mặt tài chính. Kết quả phân tích tài chính theo PPP cho thấy Dự án khả thi về mặt tài chính khi có trợ giá của chính phủ. Giá trị hiện tại ròng tài chính theo PPP của Dự án theo quan điểm tổng đầu tư là 15.484 triệu đồng, suất sinh lợi nội tại 12,41% cao hơn chi phí vốn bình qn trọng số WACC 12,07%. Theo quan điểm chủ đầu tư, NPV dự án là -23.144 triệu đồng nên dự án khơng khả thi. Phân tích phân phối cho thấy người dân sử dụng dịch vụ xử lý nước thải của thành phố được lợi 448.436 triệu đồng cho người dân sử dụng dịch vụ cấp nước và 619.276 triệu đồng cho người dân không sử dụng dịch vụ nước cấp sinh hoạt nhờ giảm được chi phí khám chữa bệnh. Người lao động được hưởng lợi 1.239 triệu đồng từ việc làm trong dự án. Ngân sách thiệt hại 925.674 triệu đồng và người dân trong khu vực giải tỏa bị thiệt 868 triệu đồng do giá đền bù thấp hơn lợi ích thu được từ việc trồng lúa.

Như vậy, qua kết quả phân tích trên các mơ hình cơ sở phân tích kinh tế, phân tích tài chính, phân tích PPP, phân tích phân phối, Luận văn đã trả lời được các câu hỏi chính sách đặt ra tại Chương 1. Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại thành phố Bạc Liêu khả thi về mặt kinh tế nhưng khơng khả thi về mặt tài chính, người dân sử dụng dịch vụ xử lý nước thải sinh

hoạt của thành phố là đối tượng được hưởng lợi lớn nhất. Bên cạnh đó dự án cũng khả thi về mặt tài chính theo PPP khi có trợ cấp của chính phủ theo quan điểm tồng đầu tư. Tóm lại, UBND tỉnh Bạc Liêu nên tiếp tục triển khai Dự án và hỗ trợ phí xử lý nước thải để tăng hiệu quả về mặt tài chính của Dự án.

6.2 Kiến nghị

Để đảm bảo lợi ích từ dịch vụ xử lý nước thải tại thành phố Bạc Liêu so với chi phí bỏ ra thì UBND thành phố Bạc Liêu cần thực hiện Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy Dự án không hiệu quả về mặt tài chính nên khó thu hút được các nhà đầu tư tư nhân. Vì vậy, UBND tỉnh Bạc Liêu cần xem xét các chính sách hỗ trợ về mặt tài chính để Dự án cải thiện được hiệu quả tài chính, nhà đầu tư thu hồi được vốn đầu tư khi tham gia đầu tư vào Dự án.

6.2.1 Đối với UBND thành phố Bạc Liêu

Thứ nhất, tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu xác định cơ sở tính giá nước cấp sinh hoạt theo khung của Bộ Tài chính, từ đó xác định được phí xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố. Tác giả đề xuất phí xử lý nước thải từ 5 -10% giá nước cấp sinh hoạt. Với mức giá này phù hợp với khung phí xử lý nước thải và nhu cầu sử dụng dịch vụ xử lý nước thải của người dân.

Thứ hai, xây dựng chính sách làm tăng doanh thu tài chính cho Dự án để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia. Có 2 phương án được đề nghị: Phương án một, tăng mức phí xử lý nước thải lên 5.100 VNĐ/m3 và được thu từ người dân thông qua công ty cấp nước. Tuy nhiên, việc tăng phí xử lý nước thải phải có lộ trình và thực hiện trong thời gian dài để người dân chấp nhận mức phí phải trả cho Dự án. Phương án hai, nhà nước sẽ trợ cấp trợ trực tiếp cho Dự án để bù phần chi phí xử lý nước thải. Với phương án một, việc tăng mức phí xử lý nước thải lên quá cao (5.100 đồng/m3 nước thải) sẽ gặp phải sự phản ứng của người dân và xã hội. Do đó phương án 2 được đề xuất thực hiện. Dựa theo phân tích độ nhạy trong Chương 4, luận văn đề xuất phí xử lý nước thải theo quan điểm tổng đầu tư để NPV = 0 là 5.054,64 VNĐ và theo

thì lợi ích được cân bằng cho dự án. Đây là điều kiện tiên quyết để dự án tồn tại bền vững. Chi tiết ngân lưu phí xử lý nước thải có hỗ trợ của nhà nước được trình bày trong Bảng 07.2 của Phụ lục 07. Hoặc một phương án khác cho chủ đầu tư để NPV dương nếu giữ nguyên mức phí xử lý nước thải là 5.100 VNĐ, khi đó NPV của chủ đầu tư âm 23.144 triệu đồng, do đó để dự án khả thi về mặt tài chính theo quan điểm của chủ đầu tư thì nhà nước hỗ trợ tối thiểu 23.144 triệu đồng.

Thứ ba, số lượng người dân hiện tại kết nối với hệ thống cấp nước sạch của công ty cấp nước Bạc Liêu cịn ít, chỉ chiếm 50% của tồn thành phố, 50% cịn lại là sử dụng nước ngầm và nước sông. Đây cũng là nguồn doanh thu mà đáng lẽ dự án phải thu được, do những hộ dân này vẫn xả nước thải vào hệ thống xử ý nước thải nhưng khơng đóng phí xử lý nước thải do khơng kết nối với hệ thống cấp nước, đây là một thất thoát lớn về mặt doanh thu cho dự án. Do đó, UBND thành phố cần tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chính sách ràng buộc các hộ dân sử dụng nước cấp nhằm đảm bảo tính vệ sinh, kiểm soát dịch bệnh khi sử dụng nước cấp sinh hoạt, bảo vệ mơi trường nước ngầm tránh tình trạng người dân khai thác quá mức làm sụt giảm mực nước ngầm gây xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước... Mặt khác cũng tạo nguồn thu cho dự án.

Thứ tư, đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng, tiến hành lập các thủ tục để dự án thực hiện đúng tiến độ.

Thứ năm, có chính sách hỗ trợ người dân vùng giải tỏa, tăng mức đền bù để người dân có đủ tài chính để chuyển dịch sang ngành nghề khác khi khơng cịn đất sản xuất, đồng thời để dự án thực hiện kịp tiến độ.

Thứ sáu, thực hiện các chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vay vốn (khơng dưới hình thức bảo lãnh theo cơ chế PPP), nhằm tạo niềm tin và thu hút tư nhân tham gia. Bên cạnh đó, do hiện nay các nguồn vốn đầu tư khó khăn, UBND cần thu hút các nguồn vốn vay ưu đãi với chi phí thấp để thay thế cho phương án PPP như các các nguồn vốn của ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) hay các nguồn vốn ưu đãi khác.

6.2.2 Chủ đầu tư (PPP)

Thứ nhất, phối hợp với UBND thành phố Bạc Liêu trong việc xây dựng giá nước và phí xử lý nước thải sinh hoạt trong tương lai, phí nước thải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chi phí và lợi ích của người dân.

Thứ hai, phối hợp với các bên liên quan thực hiện nhanh dự án khi được phê duyệt. Thực hiện nhanh dự án với chất lượng theo đúng quy định.

6.3 Hạn chế của đề tài

Do hạn chế về thời gian và tài chính cần thiết nên tác giả chưa thu thập được đầy đủ các thơng tin cần thiết để tính các hệ số chuyển đổi, cũng như chưa lượng hóa được hết các ngoại tác tạo ra từ Dự án. Việc thu thập số liệu cũng gặp nhiều khó khăn do việc thống kê các số liệu về tình hình xã hội của địa phương chưa thật sự đầy đủ. Do đó, kết quả của luận văn sẽ có những khác biệt so với thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ (2003), Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về việc quy định phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.

2. Chính phủ (2008), Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2011), Quyết định 696/QĐ-UBND ngày 05/4/2011 về việc phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạchkhu vực đô thị của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước Bạc Liêu.

4. Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu (2010), Niên giám thống kê.

5. Đỗ Ngọc Minh (2007), Phân tích tính khả thi của dự án thốt nước, thu gom và xử lý nước

thải Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn II.

6. Glenn P.Jenkins và Arnold C. Harberger (1995), Sách hướng dẫn Phân tích chi phí và Lợi

ích cho các quyết định đầu tư.

7. Lâm Vĩnh Sơn (2012), Những vấn đề chung về xử lý nước thải, Luận văn MPP.

8. Phan Châu Mỹ (2012), Thẩm định dự án nhà máy nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Luận văn MPP.

9. Phan Thị Thu Hương, Trần Thị Hạnh, Đoàn Văn Mười (2000), Xử lý nước thải mỏ than

Hà Tu.

10. Mai Xuân Lương (2012), Phân tích lợi ích và chi phí Dự án Quản lý Chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn, Luận văn MPP.

11. Nguyễn Đình Trung, Trần Việt Kỳ, cùng các tác giả khác (2007), Thu gom và xử lý nước

thải Thị xã Bà Rịa – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

12. Nguyễn Phi Hùng (2010), Ước tính Chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam.

13. Nguyễn Phú Việt (2011), Phân tích Lợi ích và Chi phí của điện hạt nhân: Trường hợp Dự

án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

15. Nguyễn Tri Phương (2012), Phân tích hiệu quả Dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng, Luận văn MPP.

16. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 24/2011/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.

17. Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế (2011), Báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh

môi trường.

Tiếng Anh

18. ADB (2000), Report and Recommendation of the president to the board of directors on proposed loans and a technical assistance grant to the republic of the Philippines for the Pasig river environmental management and rehabilitation sector development program.

19. EU, IPA Energy and Water Consulting and MVN Energie (2007), “Affordability and Willingness to Pay – a report desk”.

20. WB (2008), Economic Impacts of Sanitation in Vietnam. 21. WB (2011), Urban Water Supply and Wastewater Project.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: Bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu có liên quan đến nguồn nước (nước sinh hoạt và nước thải) qua các năm.

TT Năm Tả Thương hàn Lỵ trực tràng Lỵ_ Amin Hội chứng lỵ Tiêu chảy Hội chứng cấp Sốt xuất huyết Vi gan siêu vi M C M C M C M C M C M C M C M C M C 1 2010 0 0 1 0 56 0 2 0 0 0 984 0 0 0 101 0 15 0 2 2011 0 0 1 0 26 0 0 0 0 0 736 0 0 0 520 2 11 0 3 2012 0 0 4 0 29 0 0 0 0 0 631 0 0 0 206 0 15 0 TT Năm Bạch Hầu Ho Uốn ván SS Uốn ván Khác LM

cấp Sởi Quai bị Cúm APC

M C M C M C M C M C M C M C M C M C 1 2010 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 2 2011 0 0 0 0 0 0 2 1 2 0 0 0 4 0 39 0 0 0 3 2012 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 TT Năm Tiêm Dại Hội chứng Máu não Thủy đậu viêm não vi rút sốt rét Hạch Dịch Bệnh Than Nghi Sởi tay chân miệng M C M C M C M C M C M C M C M C M C 1 2010 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12 0 2 2011 23 0 0 0 6 0 5 1 0 0 0 0 0 0 0 0 241 0 3 2012 1476 0 0 0 5 0 0 0 34 0 0 0 0 0 0 0 255 0

Nguồn: Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Bạc Liêu (2013) Ghi chú:

M: mắc bệnh C: chết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Bạc Liêu (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)