2.2 Rủi ro biến động giá trong nông nghiệp và vấn đề quản trị rủi ro biến động giá
2.2.2 Nhận thức và hành động phòng ngừa rủi ro biến động giá
Có một thực tế là hầu như tất cả nơng dân, thương lái hay doanh nghiệp xuất khẩu đều đã và đang hàng ngày phải đối phó với những biến động bất thường của giá cả. Rủi ro biến động giá là một trong những rủi ro lớn nhất đối với hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Chính vì thế mà người nơng dân lúa đầy nhà thì điêu đứng vì giá lúa thấp, bán khơng được; thương lái thì nằm chờ thời; doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo thì than lỗ vì giá biến động lên xuống thất thường, chi phí lãi vay tăng cao.
Rủi ro biến động giá tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất của người nông dân cũng như doanh nghiệp. Phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày những khảo sát và phân
tích về nhận thức và những hành động của người nông dân và doanh nghiệp khi phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro như vậy.
Nhận thức về tầm quan trọng của rủi ro biến động giá
Kết quả khảo sát cho thấy nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của rủi ro biến động giá. Trên 64,4% cho rằng những biến động giá đầu vào và đầu ra là nguyên nhân chính làm giảm thu nhập, trong khi chỉ có 15,2% cho rằng nguyên nhân là do thời tiết. Đa phần đều đồng ý rằng biến động giá là rủi ro lớn nhất trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp hiện nay.
Hình 2.10: Nhận thức về tầm quan trọng của các loại rủi ro
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Có thể thấy rằng, người nông dân và doanh nghiệp hiện nay nhận thức được rất rõ về tầm quan trọng của rủi ro biến động giá đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những rủi ro truyền thống của nông nghiệp như thiên tai, sâu bệnh đã được hạn chế phần nào. Tuy nhiên, rủi ro giá cả thì thật khó lường và bản thân nó là ngun nhân hàng đầu khiến họ phải chịu thua lỗ trong những năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh giá vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao.
Hành động phịng ngừa rủi ro của ngƣời nơng dân, nhà sản xuất
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 80,4% khẳng định họ có nhu cầu phịng ngừa rủi ro. Và yếu tố họ quan tâm nhất khi tham gia các sản phẩm phòng ngừa rủi ro là yếu tố chi phí. Điều này cũng dễ hiểu khi mà mức sinh lời hiện tại trong hoạt động nông nghiệp là chưa cao, việc xem xét cẩn trọng chi phí tăng thêm là hợp lý. Ngồi yếu tố chi phí, người nơng dân và doanh nghiệp cịn băn khoăn về độ tin cậy về sản phẩm nên có gần 20% người được hỏi trả lời khơng có nhu cầu phịng ngừa rủi ro.
Hình 2.11: Mức độ sẵn lịng tham gia sản phẩm phòng ngừa rủi ro
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Thói quen phịng ngừa rủi ro đối với khu vực nông nghiệp chưa cao cịn do tình trạng thói quen bán sản phẩm từ khi chưa thu hoạch của một bộ phận nông dân và doanh nghiệp. Thực tế hoạt động nơng nghiệp từ trước đến nay cho thấy tình trạng bán non nông sản hay “bán lúa non” là khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như tơi đã trình bày ở trên. Một trong những giải pháp được chính phủ đưa ra là tạo mối liên kết giữa 4 nhà: nhà nông – Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là mối liên hệ nhà nông – nhà doanh nghiệp. Thực tế thực hiện cũng đã đạt được một số kết quả nhất định chẳng hạn như: hợp đồng bao tiêu của Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, Công ty lương thực Sông Hậu đối với nông dân trồng lúa, các doanh nghiệp cao su,
các cơng ty mía đường … Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nơng sản qua hợp đồng, đến nay sự liên kết giữa “4 nhà” vẫn hết sức lỏng lẻo, kết quả rất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp thất bại trong trong quan hệ hợp đồng với nông dân, không mua được nông sản do nông dân làm ra, hoặc không thu hồi được vốn đã ứng trước cho nơng dân, tình trạng vi phạm hợp đồng xảy ra khắp nơi. Nông dân đổ lỗi cho doanh nghiệp và ngược lại. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do việc xác lập một "sợi dây" liên kết giữa nhà nông – Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp vẫn chưa được định hình. Kết quả, theo báo cáo của Bộ NN & PTNT, tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng, chủ yếu mới đạt dưới vài phần trăm, như lúa hàng hóa 2,1%, chè 9%, rau quả 0,9%, thủy sản 13%, gỗ 16,7%... Nguyên nhân dẫn đến số lượng hàng hóa nơng sản tiêu thụ qua hợp đồng chiếm số lượng quá ít ỏi, theo đánh giá của Bộ NN & PTNT là do thiếu cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, khơng có vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn gắn với nhà máy chế biến. Thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các HTX tham gia tổ chức dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên...
Về những băn khoăn khi tham gia sản phẩm phịng ngừa rủi ro, ½ số người được hỏi cho rằng họ quan tâm nhất đến vấn đề thủ tục bồi thường, tỷ lệ này cao có lẽ một phần là do cơng tác giải quyết bồi thưởng của bảo hiểm hiện tại khá phức tạp. Bên cạnh đó, thiếu kiến thức thông tin cũng là một trở ngại đáng kể đối với 20% người được hỏi.
Kết quả khảo sát cho thấy việc tuyên truyền phổ biến cho các đối tượng trong khu vực nông nghiệp hiểu rõ bản chất cũng như lợi ích của các sản phẩm phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết và nếu thực hiện thí điểm thành cơng thì càng dễ thuyết phục họ tham gia.
Hình 2.12: Các băn khoăn khi tham gia phòng ngừa rủi ro
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đa phần người được hỏi sẽ không bán ngay sản phẩm của họ nếu ngân hàng cho vay thế chấp bằng lô hàng nông sản với mức lãi suất hợp lý. Đây là tiền đề quan trọng cho việc ứng dụng mơ hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho cho nông sản. Việc đưa mơ hình này vào áp dụng thành cơng sẽ giải quyết được phần nào tình trạng “được mùa mất giá”, góp phần ổn định giá nơng sản trong nước và đưa người nông dân và doanh nghiệp đến gần hơn với sàn giao dịch hàng hóa. Hơn 70,5% người được hỏi cũng cho rằng việc được vay vốn ngân hàng thuận tiện hơn sẽ là yếu tố quan trọng khi quyết định tham gia sàn giao dịch hàng hóa.
Hình 2.13: Quyết định bán sản phẩm ngay sau thu hoạch