Kênh thơng tin cho khu vực nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho cho việt nam (Trang 58)

Nguồn: Khảo sát của tác giả

2.2.4 Chính sách của chính phủ đối với nhóm hàng nơng sản

Chính sách bảo hộ:

Cũng giống như hầu hết các quốc gia phát triển, Viêt Nam đã thực hiện chính sách bảo hộ nơng nghiệp trong nhiều năm qua. Chính sách này nhằm giảm thiểu những rủi ro và tổn thất mà khu vực nơng nghiệp phải gánh chịu. Các chính sách bảo hộ được thực hiện thông qua các biện pháp thuế quan hoặc phi thuế quan đã có nhiều tác động tích cực đến hoạt động sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho một

Biện pháp bảo hộ thuế quan

Tuy nhiên, hiện nay sau khi gia nhập WTO và tham gia vào nhiều hiệp định mậu dịch tự do, những biện pháp bảo hộ thông qua thuế quan đã và đang phải giảm dần theo các cam kết. Theo cam kết WTO, trong giai đoạn 2009 – 2012, Việt Nam sẽ phải cắt giảm 500/1.185 dịng thuế nơng sản. Mức cam kết giảm thuế chung bình quân là 10,6% so với MFN15 hiện hành; trong đó các loại nơng sản chế biến (như thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới, và quả có múi) phải giảm nhiều hơn so với nông sản thô.

Bảng 2.1: So sánh thuế suất một số hàng nông sản trƣớc và sau khi gia nhập WTO Hàng hóa Thuế suất theo QĐ 3916 (%) Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập (%) Thuế suất cam kết cắt giảm (%) Thời hạn thực hiện (năm) Thịt trâu, bò 20 35 30 2012 Thịt lợn 30 30 25 2012 Sữa và các sản phẩm từ sữa 10 - 30 10 - 35 10 - 30 2012 Trứng gà, vịt 40 80 Bắp cải, su hào, cà rốt 20 20

Đậu Hà Lan, đậu hạt, ngô

ngọt, rau khác 30 25 17 2010

Quả và quả hạch ăn được, vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa

40 40 10 - 30 2010,

2012

Hạt điều (đã bóc vỏ) 50 40 25 2012

Cà phê chưa rang 30 20 15 2010

15 Viết tắt của từ Most Favoured Nation – Nguyên tắc tối huệ quốc

16 Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC ngày 28/07/2006 của Bộ Tài chính quy định về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

Hàng hóa Thuế suất theo QĐ 3916 (%) Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập (%) Thuế suất cam kết cắt giảm (%) Thời hạn thực hiện (năm) Cà phê đã rang 50 40 30 2011 Chè 50 40 Hạt tiêu 30 30 20 2010 Lúa, gạo 40 40 Ngô đã rang nở 50 30 Nguồn: Bộ tài chính

Theo lộ trình cắt giảm thuế của cam kết trong hiệp định tự do hoá thương mại hàng hoá giữa các nước ASEAN (ATIGA), nông sản nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á vào Việt Nam trong năm 2012 sẽ có mức thuế suất giảm mạnh. Cụ thể như thuế nhập khẩu của thóc, gạo lứt (gạo Thai Hom Mali và các loại khác) giảm từ mức thuế 20% xuống còn 10%. Bưởi, chanh cũng giảm từ mức 20% xuống cịn 10% trong năm 2012. Ngồi ra, các sản phẩm làm từ thịt lợn, như xúc xích, thịt lợn đóng hộp, các sản phẩm chế biến làm từ gà, trâu, bò cũng giảm từ 20% xuống còn 10%, thuế suất thuế nhập khẩu 0% cũng đã được áp dụng từ ngày 1/11/2010 đối với thóc gạo và lá thuốc lá có xuất xứ từ Campuchia. Theo cam kết, Việt Nam sẽ đưa hầu hết các dòng thuế xuống 0% vào năm 2015.

Theo cam kết khi tham gia Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), hầu hết mặt hàng rau, quả tươi từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam hiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Trong khi đó, rau củ quả tươi cũng là mặt hàng thuộc diện khơng phải chịu thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy, các nhà nhập khẩu đang tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan để đưa hàng nông sản Trung Quốc vào VN. Hầu hết các lơ hàng đều có C/O form E (giấy chứng minh xuất xứ) nên đương nhiên được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.

Các biện pháp bảo hộ phi thuế

Các biện pháp bảo hộ phi thuế bao gồm: biện pháp tự vệ, biện pháp kiểm dịch động thực vật, các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu (như cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu…). Trong đó, nhóm biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu thuộc diện bị quản lý chặt chẽ nhất, cụ thể là các nước thành viên WTO phải loại bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế trừ những biện pháp đạt được cam kết giữ lại.

Biện pháp tự vệ (Safeguard – SG) là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp khẩn cấp, khi cần đối phó với tình trạng một mặt hàng nơng sản nào đó nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nơng sản đó của Việt Nam thì Việt Nam có thể tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đối với nơng sản nhập khẩu đó.

Biện pháp tự vệ đặc biệt (Special Safeguard – SSG): Về tính chất, các biện pháp SSG cũng giống các biện pháp SG. Tuy nhiên điều kiện áp dụng biện pháp SSG không quá chặt chẽ và phức tạp như biện pháp SG (ví dụ, có thể áp dụng biện pháp này trước mà không cần điều tra hoặc áp dụng trước khi thơng báo cho các nước có quyền lợi xuất khẩu chính mặt hàng này…). Vì vậy, diện áp dụng SSG rất hạn chế. Theo quy định của WTO, một nước thành viên WTO chỉ có thể áp dụng SSG đối với một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm nhất định đạt được theo đàm phán WTO về vấn đề này. Theo cam kết, Việt nam không được sử dụng SSG đối với bất kỳ nông sản nào.

Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate Quota – TRQ) thực chất là biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu. Về nguyên tắc, các nước thành viên WTO phải bãi bỏ tất cả các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, WTO vẫn cho phép các thành viên áp dụng biện pháp hạn chế định lượng đối với một số nơng sản mang tính nhạy cảm của một nước nhưng ở mức độ rất hạn chế và phải đạt được thông qua đàm

phán. Biện pháp duy nhất hiện nay mà WTO cho phép áp dụng đó là hạn ngạch thuế quan. Theo cam kết này, Việt Nam được phép áp dụng TRQ với 4 nhóm (28 dịng thuế theo mã số HS 8 số, trong đó 21 dịng là nơng sản và 7 dịng phi nơng sản).

Bảng 2.2: Tóm tắt cam kết TRQ của Việt Nam

Stt Mặt hàng Mức hạn ngạch ban đầu Mức thuế (%) Trong hạn ngạch Ngoài hạn ngạch 1 Trứng gia cầm (trừ trứng giống) 30.000 tá 40 80 2 Đường Đường thô 55.000 T 25 85

Đường tinh luyện 55.000 T 60 (đường củ

cải 50%) 85

3 Thuốc lá 31.000 T 30 (cọng thuốc

lá là 15%). 80-90

4 Muối

Muối ăn 150.000 T 30 60

Muối công nghiệp 150.000 T 15 50

Nguồn: http://trungtamwto.vn

Cùng với việc thực hiện các cam kết WTO, chính phủ cũng thực hiện nhiều cải cách nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa dễ dàng.

Chính sách hỗ trợ trong nƣớc

Theo Hiệp định Nông nghiệp, trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp được chia làm 03 nhóm với các cơ chế áp dụng khác nhau. Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các cơ chế này.

Trợ cấp “hộp hổ phách”: Trên thực tế, hình thức trợ cấp “hộp hổ phách” thông dụng nhất ở các nước là các chương trình thu mua nơng sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường. Theo quy định tại Hiệp định Nơng nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện dưới đây: (1) trong mức tối thiểu (mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá sản phẩm hoặc 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước phát triển và bằng 10% đối với nước đang phát triển như Việt Nam) và (2)

không vượt mức trần cam kết. Với những loại trợ cấp “hộp hổ phách”, mặc dù điều kiện áp dụng khó khăn hơn nhưng đây là những trợ cấp trực tiếp và mang lại nhiều lợi ích cho nơng dân và doanh nghiệp liên quan.

Bảng 2.3: Tóm tắt các loại trợ cấp nội địa trong nông nghiệp

Loại trợ cấp Tính chất - Nội dung Cơ chế áp dụng

Trợ cấp “hộp xanh lá cây” Phải là các trợ cấp: - Hầu như là khơng có tác động bóp méo thương mại; và - Khơng phải là hình thức trợ giá

Được phép áp dụng không bị hạn chế

Trợ cấp “hộp xanh lơ” Hỗ trợ trực tiếp trong khn khổ các chương trình hạn chế sản xuất

Đây là các hình thức trợ cấp mà các nước phát triển đã áp dụng. Và dường như chỉ những nước này được phép áp dụng nhưng có điều kiện. Trợ cấp “hộp hổ phách” Các loại trợ cấp nội địa không

thuộc hộp xanh lá cây và xanh lơ

Được phép áp dụng trong mức nhất định gọi là "Mức tối thiểu".

(trợ cấp bóp méo thương mại) Phải cam kết cắt giảm cho phần vượt trên mức tối thiểu. Nhóm trợ cấp trong chương

trình “hỗ trợ phát triển sản xuất”

Ví dụ:

- Trợ cấp đầu tư;

- Hỗ trợ “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp cho nông dân nghèo hoặc các vùng khó khăn; hoặc

- Hỗ trợ các vùng chuyển đổi cây thuốc phiện.

Đây là sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. Chỉ có các nước đang phát triển mới được quyền áp dụng biện pháp này mà khơng bị cấm

Nguồn: http://trungtamwto.vn

Hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước của Việt Nam được thực hiện trong giai đoạn 1999-2001 đều thuộc nhóm Hộp Xanh và Hộp Phát triển. Chính sách thuộc Hộp Hổ phách đã giảm từ 30% trên tổng hỗ trợ nơng nghiệp trong năm 1999 xuống cịn 17% trong năm 2001 và còn giảm nhiều hơn nữa trong những năm gần đây.

Hình 2.15: Chính sách hỗ trợ nơng nghiệp giai đoạn 1999 - 2001

Nguồn: www.multrap.org.vn

Từ năm 2001, các chính sách hỗ trợ trong nước cho nơng nghiệp đã được điều chính theo hướng phù hợp hơn với các qui định của WTO để khuyến khích và thúc đẩy tính cạnh tranh của hàng nơng lâm sản và giảm mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường. Yếu tố gây hạn chế chi tiêu cho nơng nghiệp có lẽ chính là khả năng của ngân sách nhà nước chứ không phải là các cam kết WTO. Điều này cũng được phản ánh trên thực tế là ngân sách chỉ cung cấp được 60-70% tổng số tiền được đề xuất chi cho các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (như trong chiến lược của Chính phủ).

Hình 2.16: Chi trợ cấp nơng nghiệp giai đoạn 1999 - 2004

Trợ cấp xuất khẩu

Từ năm 1999 đến trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ xuất khẩu như: trợ cấp xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng. Có thể tóm tắt các hình thức hỗ trợ này như sau:

 Đối với sản phẩm gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu. Trong giai đoạn 1999 – 2001, 1 USD gạo xuất khẩu được thưởng 180 đồng, # 1,2%.

 Đối với mặt hàng cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho DN xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu. Mức thưởng xuất khẩu cho cà phê là 220 đồng/1 USD xuất khẩu, # 1,46%.

 Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu 400 – 500 đồng cho 1 USD xuất khẩu, # 2,6 – 3,3%.

 Đối với thịt lợn: Hỗ trợ lãi suất mua thịt lơn, bù lỗ xuất khẩu thịt lợn (chủ yếu áp dụng cho thị trường Nga và Hồng Kông), thưởng xuất khẩu.

 Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía ngun liệu.

Nhìn chung, các rào cản thương mại đối với hàng nông sản đã dần được gỡ bỏ, thông thống hơn và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Bảo hộ nông nghiệp đã chuyển dần từ các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu sang biện pháp bảo hộ thuế quan với thuế suất theo cam kết. Các biện pháp bảo hộ phi thuế quan cịn đơn điệu, chưa có sự phối hợp đồng bộ. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa tận dụng việc sử dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật – một biện pháp phù hợp với các cam kết nhưng vẫn tạo ra một hàng rào đủ mạnh để bảo hộ sản xuất trong nước đồng thời đảm bảo chất lượng cho hàng nông sản nhập khẩu. Các biện pháp bảo hộ nông nghiệp cịn có nhược điểm là chủ yếu đem lại lợi ích nhiều hơn cho các nhà kinh doanh chứ chưa phải cho nông dân, người sản xuất.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp trong 20 năm qua, từ chỗ chỉ đủ lương thực phục vụ đời sống hàng ngày, nhiều khi nhân dân phải gánh chịu cảnh thiếu đói, đến nay chúng ta không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, cà phê, cao su, hạt tiêu… cũng thuộc hạng nhất nhì trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu đó, nơng nghiệp Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế như: phát triển manh mún, khoảng cách từ sản xuất đến thị trường còn quá xa, đầu cơ, kênh phân phối chưa tốt… đã kiềm hãm sự phát triển của nơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Một trong những nguyên nhân chính là nguồn vốn phục vụ cho phát triển nơng nghiệp cịn thiếu, trong đó nguồn vốn tín dụng đóng vai trị chính yếu. Thật vậy, khi hoạt động tín dụng nơng nghiệp cịn gặp nhiều trở ngại liên quan đến yếu tố rủi ro về giá nông sản cũng như vấn đề tài sản bảo đảm thì thật khó để khơi thơng nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực này. Ta cần những giải pháp đồng bộ và phù hợp với tình hình của Việt Nam để khắc phục những yếu kém này. Chẳng hạn như về phía Nhà nước nên phát triển mạnh hơn hạ tầng thương mại, lập thêm vựa, kho hàng nông sản, tăng xúc tiến thương mại, nâng cao trình độ nơng dân… Đặc biệt là cần thiết xây dựng Sàn giao dịch hàng hóa, phát triển thị trường sản phẩm phái sinh và tạo được mối liên kết với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thơng qua mơ hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho.

CHƢƠNG 3

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TÍN DỤNG DỰA TRÊN CHỨNG CHỈ LƢU KHO CHO VIỆT NAM

Trong chương 2, chúng ta đã thấy được phần nào sự khó khăn trong q trình tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và thực trạng phòng ngừa rủi ro của người nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta. Trong chương này, tơi sẽ trình bày một số giải pháp để tăng khả năng tiếp cận tín dụng đồng thời khắc phục tình trạng “được mùa mất giá” cho người sản xuất nông nghiệp. Giải pháp toàn diện và dài hạn là xây dựng thị trường giao sau hàng hóa. Tuy nhiên, việc triển khai giao dịch giao sau địi hỏi một số điều kiện thích hợp và phải có lộ trình để thị trường vận hành an tồn, có hiệu quả. Trước mắt, tơi đề xuất triển khai sử dụng chứng chỉ lưu kho và mơ hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho. Bên cạnh đó, với những hạn chế vốn có, việc để người nông dân trực tiếp đến với SGDHH và mơ hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho không phải là chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho cho việt nam (Trang 58)