Mức độ thỏa thuận mua nguyên liệu đầu vào & bán sán phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho cho việt nam (Trang 48 - 53)

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Bất cập trong qui trình thu mua, chế biến và xuất khẩu:

Hình thức giao dịch nơng sản phổ biến hiện nay là mua bán tự do giao hàng ngay và khơng có hợp đồng giữa nơng dân với những người thu gom (thương lái); ngồi ra một số ít là doanh nghiệp ký kết hợp đồng trực tiếp với nơng dân và hình thức giao dịch qua chợ đầu mối. Đối với các doanh nghiệp trung gian, họ sẽ thu mua của các

11 Khảo sát của nhóm đề tài do PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang chủ nhiệm được thực hiện vào năm 2008 – 2009 với 576 hộ sản xuất tại các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Dak lak và Lâm Đồng với chủ đề “Khảo sát thực trạng rủi ro và phản ứng với rủi ro của người sản xuất nông nghiệp”.

12 Tác giả đã thực hiện khảo sát 51 doanh nghiệp và hộ sản xuất tại Tp.HCM và các tỉnh Dak Lak, Quảng Nam, Bình Định, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp,Vĩnh Long và Cà Mau về thực trạng rủi ro và nhận thức

thương lái, sau đó bán lại cho các doanh nghiệp thu mua lớn hơn hoặc các Công ty xuất nhập khẩu.

Tác giả sẽ đi sâu phân tích qui trình thu mua đối với mặt hàng gạo để làm rõ những bất cập trong qui trình thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ đối với mặt hàng lúa gạo, kênh tiêu thụ qua thương lái chiếm đến 93,1%. Tuy nhiên giữa nơng dân và thương lái cịn có lực lượng “Cị” mơi giới mua bán lúa với chi phí 20đ/kg do thương lái trả nhưng nhiều trường hợp nông dân muốn bán lúa nhanh vẫn phải chi thêm cho Cò từ 20-50 đồng/kg. Thương lái đem lúa bán cho nhà máy xay xát (30,3%) hoặc xay xát ra gạo lức rồi bán cho công ty (47,8%) và bán cho nhà máy lau bóng (10,7%), bán gạo trắng cho người bán sỉ/lẻ (15%). Nông dân bán lúa trực tiếp cho cơng ty một lượng rất ít (4,2%) và nhà máy xay xát (2,7%).

Hình 2.9: Chuỗi lúa gạo hàng hóa tại Đồng bằng sơng Cửu Long (2010)

Nguồn: Tạp chí Khoa học 2011:19a 96-108 - Trường Đại học Cần Thơ

Lượng gạo xuất khẩu chiếm đến 70,3% tổng lượng gạo hàng hóa của vùng ĐBSCL nhưng lại tồn tại một nghịch lý từ nhiều năm qua là doanh nghiệp xuất khẩu gạo không mua lúa với nông dân. Nông dân làm ra lúa và bán lúa. Còn doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại chỉ đi mua gạo thành phẩm của các nhà máy chế biến. Ở giữa nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu gạo là một khoảng cách xa với lực lượng thương lái (hoặc doanh nghiệp tư nhân) có khi đến 4 - 5 tầng nấc. Tỷ lệ bán hàng trực tiếp từ nông dân đến Công ty xuất nhập khẩu là rất thấp (4,2%), đây là hình

thức phân phối lúa gạo có kênh thị trường ngắn nhất và hiệu quả cao đối với người nơng dân. Cịn lại, phần lớn lúa gạo được bán qua 3 - 4 tác nhân trung gian là thương lái, nhà máy xay xát, nhà máy lau bóng và cơng ty. Để hồn tất qui trình xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu với Hiệp hội lương thực và chịu sự điều hành của tổ điều hành xuất khẩu.

Qui trình thu mua qua nhiều tầng nấc trung gian bộc lộ nhiều hạn chế và càng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của rủi ro biến động giá. Như đã trình bày ở trên, người nơng dân khơng có kho dự trữ, khơng có vốn để tái đầu tư sản xuất, ngoài ra họ phải hoàn trả các chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu của mùa vụ đã qua, phải trang trải các chi phí sinh hoạt … nên ngay khi thu hoạch xong, hầu hết nơng dân sẽ bán tồn bộ sản phẩm để chi trả các khoản nợ và chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Trong bối cảnh ấy, thương lái càng có điều kiện thao túng giá. Tình trạng được mùa mất giá cũng vì thế mà trở thành điệp khúc kéo dài bao nhiêu năm qua ở nước ta.

Một nghịch lý tồn tại quá lâu đến mức như là đương nhiên, ít người nghĩ cần phải thay đổi. Đáng ngạc nhiên hơn, chính các doanh nghiệp của VFA hầu như chưa có ý định thay đổi. Mỗi khi ký được hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp này chỉ đặt hàng cho thương lái và ngồi đợi đủ hàng để xuất khẩu. Sự bát nháo trong thu mua lúa như thế còn làm cho chất lượng hạt gạo xuất khẩu của nước ta luôn thấp. Bởi, thương lái nhỏ lẻ, mua nhỏ lẻ, mua nhiều loại lúa, trộn lẫn với nhau và xay ra chủ yếu gạo phẩm cấp thấp, loại gạo 25% tấm chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Thương lái mua lúa tươi, quy trình sấy khơ khơng đảm bảo kỹ thuật càng khiến cho chất lượng hạt gạo xuống thấp hơn nữa, tỷ lệ hạt gạo gãy chiếm tới 60% – 65%. Các nước khác, tỷ lệ hạt gạo gãy chỉ chiếm chừng 45%. Cách làm trên khiến cho gạo xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng khơng ổn định dẫn đến giá bán thường thấp và chịu sự bất ổn cao về giá.

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, hầu hết đều khơng thực hiện phòng ngừa giá đầu ra nên khi giá thế giới giảm, họ sẽ hạn chế thu mua do áp lực tồn kho cũ giá cao và chi phí lãi vay. Nhiều trường hợp phải chấp nhận bán rẻ để giảm gánh nặng chi phí

khăn hơn khi không bán được sản phẩm. Để hỗ trợ người nơng dân, chính phủ thường thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất để thu mua dự trữ nhưng thực tế thì phần lớn lợi ích sẽ lại rơi vào tay thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu vì trước các áp lực thanh tốn các chi phí và khơng có kho dự trữ người nơng dân đã bán hết sản phẩm của minh cho thương lái từ trước rồi.

Tóm lại, do khơng chủ động trong phịng ngừa rủi ro biến động giá nên người nông dân và doanh nghiệp đều chịu tổn thất, trong đó nặng nề nhất là người nơng dân. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ thường ở trạng thái bị động, không kịp thời. Hậu quả là chính phủ phải tốn kém để hỗ trợ nhưng số tiền hỗ trợ lại không đến được tay người nông dân. Cà phê, tiêu và các mặt hàng nơng sản khác cũng có hồn cảnh tương tự.

Tác động của những chính sách của chính phủ

Nhiều chính sách của chính phủ đã có những tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất nơng nghiệp như: chính sách cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay hỗ trợ đối với nơng dân mất mùa, thiên tai… Tuy nhiên, vẫn cịn đó nhiều chủ trương quyết định chưa chính xác, khơng kịp thời và thiếu nhất quán, đã gây ra khơng ít khó khăn và thiệt hại cho người nơng dân. Công tác dự báo và điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian qua là một minh họa cụ thể cho những yếu kém trên. Đầu năm 2008, khi giá gạo thế giới có dầu hiệu tăng kéo giá gạo trong nước tăng theo, Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng ký mới các hợp đồng xuất khẩu gạo và giữ xuất khẩu gạo ở mức 4 – 4,5 triệu tấn cho cả năm. Trong khi đó chính phủ Thái Lan đã sử dụng cục dự trữ để bình ổn giá gạo trong nước, cịn xuất khẩu vẫn tiến hành bình thường, thế là họ thu lời lớn khi giá gạo tăng đột biến lên mức 1.000 USD/tấn vào tháng 4 & 5 và duy trì ở mức cao cho đến tháng 10/2008. Sự yếu kém trong công tác dự báo và điều hành xuất khẩu đã gây thiệt hại lớn cho người nông dân cũng như doanh nghiệp.

Mới đây, vào đầu tháng 07/2011, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã phải điêu đứng khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo tạm ngừng mua một triệu

tấn gạo. Bởi ngay sau thông báo này, lập tức giá gạo đã bắt đầu chững lại và có dấu hiệu giảm xuống, các thương lái lợi dụng thông tin này để ép giá nông dân. Trước thơng tin này, GS Võ Tịng Xn đã thẳng thắn trả lời: “Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Tổng công ty Lương thực miền Nam khi thấy giá lúa bắt đầu lên thì họ tuyên bố không mua nữa. Như vậy là tất cả các nơi khơng mua, khi đó nơng dân sẽ khơng có chỗ bán. Khi đó nơng dân bắt buộc phải tự hạ giá để bán được lúa. Đây là cách làm mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Tổng công ty Lương thực miền Nam năm nào cũng làm để đánh tụt giá lúa của nông dân, sau đó mới tổ chức thu mua để gia tăng lợi nhuận cho họ. Nông dân ln thiệt thịi vì kiểu làm này của VFA”13.

Chính sách điều hành nhập khẩu cũng còn nhiều bất cập khi để cho các mặt hàng nơng sản trong nước hồn tồn có thể sản xuất lại được nhập khẩu trà làn. Sức ép cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu đối với mặt hàng nông sản cùng loại và sản phẩm thay thế khiến giá nông sản trong nước không thể tăng. Các mặt hàng nông sản chế biến, nông sản tươi sống đã và đang được bày bán khá phổ biến tại các siêu thị, chợ lớn với mức giá cạnh tranh. Mặc dù nước ta là quốc gia nhiệt đới và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng trên thực tế vẫn nhập khẩu gạo, trái cây từ Thái Lan, Trung Quốc.

2.2.2 Nhận thức và hành động phịng ngừa rủi ro biến động giá

Có một thực tế là hầu như tất cả nông dân, thương lái hay doanh nghiệp xuất khẩu đều đã và đang hàng ngày phải đối phó với những biến động bất thường của giá cả. Rủi ro biến động giá là một trong những rủi ro lớn nhất đối với hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Chính vì thế mà người nơng dân lúa đầy nhà thì điêu đứng vì giá lúa thấp, bán không được; thương lái thì nằm chờ thời; doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo thì than lỗ vì giá biến động lên xuống thất thường, chi phí lãi vay tăng cao.

Rủi ro biến động giá tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất của người nông dân cũng như doanh nghiệp. Phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày những khảo sát và phân

tích về nhận thức và những hành động của người nông dân và doanh nghiệp khi phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro như vậy.

Nhận thức về tầm quan trọng của rủi ro biến động giá

Kết quả khảo sát cho thấy nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của rủi ro biến động giá. Trên 64,4% cho rằng những biến động giá đầu vào và đầu ra là nguyên nhân chính làm giảm thu nhập, trong khi chỉ có 15,2% cho rằng nguyên nhân là do thời tiết. Đa phần đều đồng ý rằng biến động giá là rủi ro lớn nhất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho cho việt nam (Trang 48 - 53)