5. Kết cấu luận văn
2.2 Thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.1.1 Tình hình huy động vốn
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thì vốn là yếu tố giúp các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh. Huy động vốn không chỉ là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng mà nó cịn là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao vừa giúp cho ngân hàng đảm bảo thanh khoản vừa tạo điều kiện cho việc mở rộng đầu tư tín dụng. Điều này khơng những đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư mà cịn góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển ổn định.
Hơn 20 năm thành lập và phát triển, ACB đã có những bước tiến vững chắc. Mặc dù đã có nhiều biến cố xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín ngân hàng nhưng ACB đã khắc phục rất tốt và phát triển theo đúng định hướng đã đặt ra.
Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nguồn vốn huy động sau biến cố, ACB đã không ngừng đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, ln kiên trì định hướng ngân hàng bán lẻ hướng đến khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song song với việc đưa ra các sản phẩm huy động đa dạng, phong phú phù hợp với các đối tượng khách hàng, ACB còn chú trọng đến các kênh hỗ trợ để tăng trưởng huy động vốn như kênh phân phối phi truyền thống bao gồm: ngân hàng điện tử hay bán hàng qua điện thoại. Nhờ đó, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ của ngân hàng mọi lúc mọi nơi mà không tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí. Chính vì thế mà nguồn huy động của ACB từ năm 2010 – 2014 được duy trì khá tốt, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và có khuynh hướng tăng nhiều nhất qua các năm được thể hiện trong bảng 2.1.
Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, những biểu hiện bất ổn liên quan đến lạm phát, tỷ giá như hệ quả của những yếu điểm trong cấu trúc nền kinh tế đất nước có phần trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh ấy, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải điều chỉnh sang chính sách thắt chặt để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cuối năm 2010. ACB cũng không nằm ngồi xu hướng đó nên đã cố gắng điều chỉnh hoạt động một cách linh hoạt để đảm bảo an toàn và duy trì hiệu quả kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động của ACB trong năm 2010 đạt 183.132 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 36,18% và cao hơn so với trung bình ngành (23%). Trong đó, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất 58,39%. Để đáp ứng các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD theo Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN như tỷ lệ về khả năng chi trả, ACB đã tăng cường nhiều tiền gửi từ thị trường liên ngân hàng.
Năm 2011 cũng là một năm đầy thử thách biến động đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng diễn ra khốc liệt nhằm tăng tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng để giải quyết khó khăn
tạm thời về thanh khoản do việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Điều này đã làm ảnh hưởng tới hoạt động của các TCTD khác, gây biến động trên thị trường liên ngân hàng và hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó, NHNN đã ban hành Thơng tư số 30/2011/TT-NHNN quy định về mức trần lãi suất huy động 14%/năm được áp dụng đối với tiền gửi VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên, với kỳ hạn dưới 1 tháng và không kỳ hạn lãi suất huy động tối đa là 6%/năm. Vì vậy, việc huy động vốn của các ngân hàng lại càng gặp thêm nhiều khó khăn. Để bù đắp thiếu hụt thanh khoản, các ngân hàng buộc phải vay trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất cao gấp đôi so với lãi suất huy động từ dân cư, thậm chí có giai đoạn lãi suất lên tới 37,5%/năm theo báo cáo kết quả thanh tra của thanh tra NHNN. Tuy nhiên, ACB với lợi thế là một ngân hàng có năng lực tài chính mạnh, thương hiệu uy tín, dịch vụ tốt, một lần nữa ACB tiếp tục khẳng định vị thế của mình. Công tác huy động vốn của ACB trong năm 2011 vẫn tốt, với mức tăng trưởng là 28,05%, đạt 234.503 tỷ đồng, trong khi đó bình qn ngành chỉ tăng trưởng 14,4%, huy động từ tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 60,65% trong tổng nguồn vốn huy động).
Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động sụt giảm đáng kể chỉ còn 159.500 tỷ đồng, giảm 31,98% so với năm 2011. Trần lãi suất liên tục cắt giảm mạnh trong năm 2012 từ 14%/năm xuống còn 8%/năm, khiến cho tiền nhàn rỗi từ dân cư chuyển sang kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ... ACB tuân thủ trần lãi suất trong thời gian dài và bị ảnh hưởng bởi sự cố tháng 8 năm 2012 là nguyên nhân khiến nguồn vốn tiền gửi bị sụt giảm. Sự cố ngoài ý muốn này đã khiến cho khách hàng rút tiền hàng loạt ra khỏi ngân hàng; nhưng nhờ sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, cụ thể là NHNN, các ngân hàng bạn cùng với sự tin tưởng của toàn thể cán bộ nhân viên ACB vào hệ thống đã cho ACB sự bình tĩnh; từ đó đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố này nên số dư huy động VND đã khôi phục trở lại trong thời gian ngắn, thanh khoản được đảm bảo, tài sản không thất thoát nhiều. Nguồn vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá của ACB đã giảm mạnh trong năm 2012, giảm 60,16% so với năm 2011. Nguồn huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
của ngân hàng chủ yếu đến từ việc phát hành chứng chỉ tiền gửi vàng. Khi ACB thực hiện tất toán chứng chỉ huy động tiền gửi bằng vàng theo quy định của NHNN về việc chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, làm vốn huy động qua hình thức này giảm khá nhanh. Việc chấm dứt huy động vốn bằng vàng đối với TCTD có thể làm giảm bớt một số rủi ro tài chính nhưng lại làm mất đi nguồn vốn lãi suất thấp.
Năm 2013, với sự cố gắng khôi phục lại lượng tiền gửi từ khách hàng, ACB đã điều chỉnh chính sách linh hoạt theo hướng chú trọng chăm sóc từng khách hàng, gia tăng nhiều dịch vụ tiện ích, tuy khơng đạt được như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức tăng trưởng khá khả quan, lượng tiền gửi từ khách hàng tăng 10,28% so với năm 2012.
Đến năm 2014, hoạt động kinh doanh ACB đã từng bước được khôi phục, nguồn vốn huy động chủ yếu của ACB là từ tiền gửi của khách hàng. Năm 2014, ACB đã thành công trong công tác quản lý lãi suất huy động theo mục tiêu giảm chi phí vốn nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng, cải thiện cơ cấu kỳ hạn bình quân của nguồn vốn nhằm duy trì và phát triển nguồn vốn ổn định với chi phí thấp. Đến ngày 31/12/2014, tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt 154.614 tỷ đồng, tăng 11,95% so với đầu năm và hoàn thành 99,07% kế hoạch.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ACB giai đoạn 2010 - 2014
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Tốc độ
Tổng vốn huy động 183.132 100% 234.503 100% 159.500 100% 151.351 100% 164.025 100% 28,05% -31,98% -5,11% 8,37% Các khoản nợ NHNN 9.451 5,16% 6.530 2,78% - - 1.583 1,05% - - -30,91% -100% 100% -100% Tiền gửi của các TCTD khác 28.130 15,36% 34.714 14,80% 9.300 5,83% 5.843 3,86% 3.244 1,98% 23,41% -73,21% -37,17% -44,48% Vay các TCTD khác - - - - 4.449 2,79% 1.951 1,29% 2.901 1,77% - 100% -56,15% 48,69% Tiền gửi của khách hàng 106.937 58,39% 142.218 60,65% 125.234 78,52% 138.111 91,25% 154.614 94,26% 32,99% -11,94% 10,28% 11,95% Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các TCTD chịu rủi ro 380 0,21% 332 0,14% 316 0,20% 363 0,24% 188 0,11% -12,63% -4,82% 14,87% -48,21% Phát hành giấy tờ có giá 38.234 20,88% 50.709 21,62% 20.201 12,67% 3.500 2,31% 3.078 1,88% 32,63% -60,16% -82,67% -12,06%
2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn
Sử dụng vốn là một hoạt động kinh doanh chủ chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, việc sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận là vấn đề luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Trong thời gian qua, nhu cầu và khả năng vay vốn để đầu tư kinh doanh hoặc để tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, môi trường kinh doanh chưa được cải thiện, tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp nhiều khó khăn nhưng ACB đã thực thi nhiều giải pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Vì thế, hoạt động huy động vốn luôn đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng.
Trong bối cảnh mới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008 - 2009 với những chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ, mục tiêu để thúc đẩy tăng trưởng, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải điều chỉnh sang chính sách thắt chặt để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cuối năm 2010. Điều này đã khiến cho chính sách và môi trường kinh doanh ngành ngân hàng biến động liên tục. Năm 2010, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 87.195 tỷ đồng, tăng trưởng 39,8% so với năm 2009 và cao hơn nhiều so với trung bình ngành là 27,65%. Thời gian này, ACB đã cố gắng điều chỉnh hoạt động một cách linh hoạt để đảm bảo an toàn và duy trì hiệu quả kinh doanh, do đó tỷ lệ dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động chỉ đạt 47,61%.
Năm 2011 là một năm thật sự đặc biệt với những khó khăn tồn diện trong nước lẫn ngồi nước. Trong tình hình đó, Chính phủ sẽ phải ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát hơn là tăng trưởng. Do đó, ngày 24/02/2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP thực hiện chính sách tín dụng chặt chẽ, thận trọng thơng qua kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại ACB giai đoạn 2010 - 2014
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ Tổng vốn huy động 183.132 234.503 159.500 151.351 164.025 51.371 28,05% -75.003 -31,98% -8.149 -5,11% 12.674 8,37% Tổng dư nợ cho vay 87.195 102.809 102.815 107.190 116.324 15.614 17,91% 6 0,01% 4.375 4,26% 9.134 8,52% Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn 47,61% 43,84% 64,46% 70,82% 70,92% -3,77% 20,62% 6,36% 0,10%
Mặc dù công tác huy động vốn của ACB vẫn khá tốt nhưng hoạt động cho vay lại bị hạn chế, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay nên tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn đã giảm từ 47,61% xuống 43,84%, giảm 3,77%.
Bên cạnh đó, nền kinh tế quá khó khăn nên nhu cầu về vốn suy giảm, đồng thời ACB cũng siết chặt hơn trong các điều kiện vay vốn. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB đạt 17,91% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 là 39,8%.
Đvt: tỷ đồng
Hình 2.1: Biểu đồ tổng vốn huy động và tổng dƣ nợ cho vay tại ACB giai đoạn 2010 - 2014 (Nguồn: tính tốn của tác giả)
Bước sang năm 2012, kinh tế thế giới vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn, kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm về cầu và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích động từ nhiều năm trước. Do đó, chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị - xã hội trái ngược nhau. Một mặt phải thắt chặt hơn chính sách tiền tệ để kéo lạm phát xuống một con số, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng, bảo đảm thanh khoản cho cả hệ thống và ngăn chặn đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu tăng cao và ngày một tăng nhanh để tạo điều kiện cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng. Mặt khác, phải bơm thêm vốn tín dụng với lãi suất hợp lý để giảm bớt tình trạng khó
khăn tài chính, đình đốn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, hạn chế thất nghiệp và đời sống khó khăn của dân cư. Tuy nhiên, chiều hướng chung của NHNN vẫn là nới lỏng tiền tệ tín dụng hơn là thắt chặt.
Trong năm 2012, việc phân bổ hạn mức tín dụng được ấn định, có sự phân biệt theo bốn nhóm ngân hàng tùy theo sức khỏe: 17%, 12%, 8% và 0% để tạo mức tăng dư nợ hợp lý. Song, do dịng vốn tín dụng vẫn chảy vào sản xuất kinh doanh chậm hơn nhiều so với mong muốn nên NHNN đã tăng thêm hạn mức tín dụng cho những ngân hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, mức tăng tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống năm 2012 chỉ đạt 8,91%, thấp xa so với dự kiến và với mức trung bình của nhiều năm.
Trái ngược hoàn toàn với hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong năm 2012 dư nợ tín dụng của ACB gần như không đổi so với năm 2011, trong khi ACB được NHNN đánh giá là một ngân hàng có sức khỏe tốt, được phân bổ tăng trưởng tín dụng 17% và nguồn vốn huy động của ACB giảm 31,98% so với năm 2011. Như vậy, tín dụng của ACB không tăng trưởng trong khi đó huy động vốn lại tăng trưởng âm, điều này làm tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tăng lên 20,62% so với năm trước, ở mức 64,46%. Sở dĩ như vậy là do ACB chịu tác động trực tiếp của nền kinh tế khó khăn, cộng vào đó là sự cố rút tiền đồng loạt xảy ra trong tuần cuối tháng 8 năm 2012. Do đó, để đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như khả năng chi trả cho người dân tới rút tiền, ACB đã ngưng giải ngân vốn vay của các khách hàng có quan hệ tín dụng với ACB trong tồn hệ thống từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 2012, cộng thêm lãi suất cho vay duy trì ở mức cao, chính vì điều này mà khơng ít khách hàng vay vốn tại ACB đã chuyển sang vay vốn tại các ngân hàng khác. Mặt khác, qua giai đoạn tâm bão, ACB cũng chỉ tập trung mọi nguồn lực vào công tác huy động vốn và hạn chế cho vay thông qua việc ngưng tiếp cận các khách hàng mới, áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt và lãi suất cho vay