Tình hình tỷ lệ vốn vay trên giá trị TSĐB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 56 - 57)

Tỷ lệ vốn vay trên giá trị

TSĐB (X3) (Số lƣợng khách hàng) Số quan sát Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) X3 ≤ 50% 15 10 10 50% < X3 ≤ 75% 54 36 46 75% < X3 ≤ 85% 36 24 70 85% < X3≤ 95% 38 25,3 95,3 X3 > 95% 7 4,7 100 Tổng cộng 150 100

(Nguồn: Dữ liệu thống kê tại ACB năm 2014)

Trong trường hợp khách hàng vay vốn không trả được nợ hoặc trả không hết nợ thì ACB phải xử lý TSĐB để thu hồi nợ. TSĐB phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng; trong trường hợp không xử lý được theo phương thức đã thỏa thuận thì ACB có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ, xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó, những tài sản có thanh khoản càng cao, có khả năng xử lý nhanh chóng thì tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB càng lớn; ACB sẽ dễ dàng xử lý tài sản để thu

hồi nợ vay khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ. Những khách hàng vay với tỷ lệ vốn vay trên giá trị TSĐB thấp, khi họ khơng cịn khả năng trả nợ, họ sẽ tự xoay tiền để trả nợ cho ngân hàng hoặc tự thanh lý tài sản để trả nợ cho ngân hàng trước khi nợ xấu xảy ra.

Yếu tố lợi nhuận

Để tiến hành việc phân tích, lợi nhuận của doanh nghiệp được phân thành 5 mức như sau: từ 500 triệu đồng trở xuống, trên 500 triệu đồng đến 1.000 triệu đồng, trên 1.000 triệu đồng đến 2.000 triệu đồng, trên 2.000 triệu đồng đến 3.000 triệu đồng và trên 3.000 triệu đồng.

Qua số liệu thống kê tại ACB, lợi nhuận của doanh nghiệp từ 500 triệu đồng trở xuống chiếm số lượng lớn nhất là 51 doanh nghiệp với tỷ lệ 34%; mức lợi nhuận từ trên 2.000 triệu đồng đến 3.000 triệu đồng chỉ có 11 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng thấp nhất là 7,3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)