Tình hình sử dụng vốn tại ACB giai đoạn 2010 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 40)

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ Tổng vốn huy động 183.132 234.503 159.500 151.351 164.025 51.371 28,05% -75.003 -31,98% -8.149 -5,11% 12.674 8,37% Tổng dư nợ cho vay 87.195 102.809 102.815 107.190 116.324 15.614 17,91% 6 0,01% 4.375 4,26% 9.134 8,52% Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn 47,61% 43,84% 64,46% 70,82% 70,92% -3,77% 20,62% 6,36% 0,10%

Mặc dù công tác huy động vốn của ACB vẫn khá tốt nhưng hoạt động cho vay lại bị hạn chế, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay nên tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn đã giảm từ 47,61% xuống 43,84%, giảm 3,77%.

Bên cạnh đó, nền kinh tế quá khó khăn nên nhu cầu về vốn suy giảm, đồng thời ACB cũng siết chặt hơn trong các điều kiện vay vốn. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB đạt 17,91% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 là 39,8%.

Đvt: tỷ đồng

Hình 2.1: Biểu đồ tổng vốn huy động và tổng dƣ nợ cho vay tại ACB giai đoạn 2010 - 2014 (Nguồn: tính tốn của tác giả)

Bước sang năm 2012, kinh tế thế giới vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn, kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm về cầu và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích động từ nhiều năm trước. Do đó, chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị - xã hội trái ngược nhau. Một mặt phải thắt chặt hơn chính sách tiền tệ để kéo lạm phát xuống một con số, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng, bảo đảm thanh khoản cho cả hệ thống và ngăn chặn đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu tăng cao và ngày một tăng nhanh để tạo điều kiện cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng. Mặt khác, phải bơm thêm vốn tín dụng với lãi suất hợp lý để giảm bớt tình trạng khó

khăn tài chính, đình đốn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, hạn chế thất nghiệp và đời sống khó khăn của dân cư. Tuy nhiên, chiều hướng chung của NHNN vẫn là nới lỏng tiền tệ tín dụng hơn là thắt chặt.

Trong năm 2012, việc phân bổ hạn mức tín dụng được ấn định, có sự phân biệt theo bốn nhóm ngân hàng tùy theo sức khỏe: 17%, 12%, 8% và 0% để tạo mức tăng dư nợ hợp lý. Song, do dịng vốn tín dụng vẫn chảy vào sản xuất kinh doanh chậm hơn nhiều so với mong muốn nên NHNN đã tăng thêm hạn mức tín dụng cho những ngân hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, mức tăng tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống năm 2012 chỉ đạt 8,91%, thấp xa so với dự kiến và với mức trung bình của nhiều năm.

Trái ngược hoàn toàn với hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong năm 2012 dư nợ tín dụng của ACB gần như không đổi so với năm 2011, trong khi ACB được NHNN đánh giá là một ngân hàng có sức khỏe tốt, được phân bổ tăng trưởng tín dụng 17% và nguồn vốn huy động của ACB giảm 31,98% so với năm 2011. Như vậy, tín dụng của ACB không tăng trưởng trong khi đó huy động vốn lại tăng trưởng âm, điều này làm tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tăng lên 20,62% so với năm trước, ở mức 64,46%. Sở dĩ như vậy là do ACB chịu tác động trực tiếp của nền kinh tế khó khăn, cộng vào đó là sự cố rút tiền đồng loạt xảy ra trong tuần cuối tháng 8 năm 2012. Do đó, để đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như khả năng chi trả cho người dân tới rút tiền, ACB đã ngưng giải ngân vốn vay của các khách hàng có quan hệ tín dụng với ACB trong tồn hệ thống từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 2012, cộng thêm lãi suất cho vay duy trì ở mức cao, chính vì điều này mà khơng ít khách hàng vay vốn tại ACB đã chuyển sang vay vốn tại các ngân hàng khác. Mặt khác, qua giai đoạn tâm bão, ACB cũng chỉ tập trung mọi nguồn lực vào công tác huy động vốn và hạn chế cho vay thông qua việc ngưng tiếp cận các khách hàng mới, áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt và lãi suất cho vay duy trì ở mức cao trong những tháng cuối năm 2012. Như vậy, điều tất yếu xảy ra là tổng dư nợ tín dụng của ACB năm 2012 khơng tăng trưởng so với năm 2011.

Năm 2013, Việt Nam tiếp tục chèo lái con thuyền trước bão tố không chỉ của hai cuộc khủng hoảng bên ngồi (khủng hoảng tài chính tồn cầu kể từ năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu từ năm 2011) mà chủ yếu cịn vì cuộc khủng hoảng bên trong do hậu quả của mơ hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là chính, vào tăng vốn đầu tư và nguồn lao động rẻ, vào sự ưu ái nguồn lực cho khu vực kinh tế nhà nước kém hiệu quả, dẫn đến sụt giảm mạnh tốc độ tăng trưởng và lạm phát cao hai chữ số.

Mặc dù vẫn dành ưu tiên cho ổn định vĩ mô nhưng cân nhắc tương quan với duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh tổng cầu, nhất là cầu nội địa sụt giảm mạnh; Việt Nam đã linh hoạt và mạnh dạn nới lỏng chính sách tiền tệ liên tục nhiều lần kể từ tháng 3 năm 2013. Hoạt động ngân hàng bước đầu có những chuyển biến tích cực nhờ các biện pháp ổn định vĩ mơ, hỗ trợ thanh tốn, cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém có nguy cơ đổ vỡ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng 12,51% trong năm 2013, đạt mục tiêu định hướng đề ra từ đầu năm (mục tiêu tăng 12% - 14%).

Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế, ACB vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8 năm 2012. Năm 2013, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 107.190 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 4,26% so với năm 2012. Mặc dù kết quả không như mong đợi nhưng ACB đã cố gắng trụ vững và nổ lực vượt qua khó khăn, giải quyết các vấn đề cịn tồn đọng của mình.

Đến năm 2014, những chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mơ, các biện pháp linh hoạt trong chính sách tiền tệ đã tạo ra một mơi trường ổn định và có phần thuận lợi hơn cho hệ thống ngân hàng. Tuy mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp nhưng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng là khá khó khăn do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế cịn yếu. ACB kiên trì chính sách cho vay thận trọng, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì mức tăng trưởng tín dụng ổn định đi đơi với đảm bảo an tồn, dư nợ tín dụng của ACB trong năm 2014 đạt 116.324 tỷ đồng, với mức tăng trưởng là 8,52%, đạt 97% kế hoạch của năm.

- Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng và theo loại hình doanh

nghiệp

Tình hình dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp tại ACB được trình bày trong bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp tại ACB giai đoạn 2010 - 2014

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền Tỷ trọng Tổng dƣ nợ cho vay 87.195 100% 102.809 100% 102.815 100% 107.190 100% 116.324 100% DNNN 5.017 5,75% 3.317 3,23% 3.269 3,18% 2.685 2,50% 1.897 1,63% Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân 48.979 56,17% 62.316 60,61% 54.396 52,91% 57.996 54,11% 59.335 51,01% Công ty liên doanh 389 0,45% 501 0,49% 306 0,30% 536 0,50% 1.199 1,03% Cơng ty 100% vốn nước ngồi 205 0,24% 807 0,78% 468 0,46% 390 0,36% 1.446 1,24% Hợp tác xã 21 0,02% 21 0,02% 27 0,03% 36 0,03% 46 0,04% Cá nhân, đối tượng khác 32.584 37,37% 35.847 34,87% 44.349 43,13% 45.547 42,49% 52.401 45,05%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm và tính tốn của tác giả)

Với chiến lược ngân hàng bán lẻ, ACB chủ yếu phát triển tín dụng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khu vực cá nhân. Trong giai đoạn 2010 - 2014, ta thấy đối tượng vay vốn chiếm tỷ trọng cao nhất là các Công ty Cổ phần, Công ty Trách

nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ trên 50% và dư nợ biến động tăng giảm theo diễn biến của nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này thường có nhu cầu vốn lớn, vịng quay nhanh để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2014, dư nợ cho vay của loại hình này đạt 59.335 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,01%. Bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp, ACB còn chú trọng phát triển vốn tín dụng ở phân khúc cá nhân; trong đó đẩy mạnh cho vay mua nhà để ở, xây dựng sửa chữa nhà, tiêu dùng phục vụ đời sống cá nhân... Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân ngày càng tăng về quy mô lẫn tỷ trọng, dư nợ cho vay cá nhân đều tăng qua các năm. Năm 2010, dư nợ cá nhân đạt 32.584 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,37% tổng dư nợ và đến năm 2014 dư nợ cá nhân lên đến 52.401 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,05% trong tổng dư nợ.

- Dƣ nợ cho vay theo thời hạn vay

Dư nợ cho vay theo thời hạn vay tại ACB được trình bày trong bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn vay tại ACB giai đoạn 2010 - 2014

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dƣ nợ cho vay 87.195 100% 102.809 100% 102.815 100% 107.190 100% 116.323 100% Nợ ngắn hạn 43.890 50,34% 53.361 51,90% 55.878 54,35% 56.838 53,03% 58.568 50,35% Nợ trung hạn 19.871 22,79% 27.484 26,73% 19.406 18,87% 17.209 16,05% 19.047 16,37% Nợ dài hạn 23.434 26,88% 21.964 21,36% 27.531 26,78% 33.143 30,92% 38.708 33,28%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm và tính tốn của tác giả)

Phân tích theo thời hạn cho vay thì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của ACB là khá cao trong giai đoạn 2010 - 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn khơng có nhiều biến động lớn và tỷ trọng ln duy trì ở mức trên 50%; cao nhất là năm 2012 với mức tỷ trọng là 54,35% và thấp nhất là năm 2010 với mức tỷ trọng là 50,34%. Điều này giúp giảm thiểu RRTD khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thối, đảm bảo khả năng thu hồi nợ nhanh cho ACB.

Trong những năm trở lại đây, nợ dài hạn của ACB cũng được cải thiện và tăng nhanh tỷ trọng do nhu cầu vay mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà, mua xe cũng như tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân của người dân ngày càng gia tăng, chính sách đẩy mạnh về các sản phẩm liên quan đến nhu cầu này cũng được ACB quan tâm nhiều.

2.2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Theo số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2010 – 2014, ta có thể nhận thấy có một sự biến động lớn về tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong năm 2012. Năm 2010 – 2011, các chỉ tiêu tài chính của ACB đều tăng, trong đó lợi nhuận trước thuế tăng từ 3.102 tỷ đồng năm 2010 đến 4.203 tỷ đồng năm 2011, tăng tương đương 35,49%. Tuy tổng tài sản tăng lên nhưng ngân hàng vẫn khai thác tốt nguồn lợi nhuận tạo ra từ các tài sản được đầu tư thêm, đảm bảo ROA là 1,73% xấp xỉ với năm 2010. Mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu cũng tăng lên trong năm 2011, đạt 36,02%. Điều này cho thấy hoạt động và quản trị của ACB vẫn rất vững mạnh trong tình hình kinh tế tương đối khó khăn và thách thức.

Tuy nhiên, bước sang năm 2012 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng và ACB cũng khơng ngoại lệ. Nguyên nhân chủ yếu là do những ảnh hưởng bất lợi từ thị trường cùng với những tác động liên quan đến chấm dứt hoạt động huy động vàng, các ngân hàng phải tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN (Theo thông tư số 12/2012/TT-NHNN ngày 27/04/2012); nợ xấu của ngân hàng tăng cao do tăng trưởng tín dụng thấp, dẫn đến chi phí trích lập dự phịng RRTD tăng lên rất mạnh; chủ trương của NHNN hạn chế các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động vơ hình chung làm cho chi phí đầu tư về nhân lực, tài sản, xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lưới của ACB chưa được sử dụng hiệu quả. Hơn nữa, bầu Kiên – thành viên Hội Đồng sáng lập của ACB cùng với các lãnh đạo chủ chốt bị bắt vào tháng 8 năm 2012 vì có liên quan đến các tội danh kinh tế dẫn đến uy tín của ACB cũng bị giảm mạnh. Các nguyên nhân chính này đã làm cho các chỉ số tài chính biến động mạnh và kéo dài sự suy giảm sang năm 2013, cụ thể tổng tài sản của ACB giảm mạnh ở mức 37,26%

so với năm 2011 và giảm tiếp 5,51% ở năm 2013 còn ở mức 166.599 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh ở năm 2012 là 75,18% và giảm tiếp 0,67% vào năm 2013. Kéo theo đó là chỉ số ROA, ROE cũng giảm mạnh, đặc biệt chỉ số ROE giảm 76,4% vào năm 2012.

Năm 2014, kinh tế Việt Nam đã phục hồi dần, NHNN đã có những biện pháp điều hành quyết liệt và linh hoạt chính sách tiền tệ, vừa giữ ổn định vĩ mơ, vừa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, ACB đã giải quyết những tồn đọng của mình và quyết tâm hồn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra, lợi nhuận trước thuế đạt 1.215 tỷ đồng, tăng 17,28% so với năm 2013; ROA, ROE lần lượt là 0,7% và 9,8%, các chỉ số này được cải thiện hơn so với năm 2013.

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2010 - 2014

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Mức

tăng/giảm tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ Tồng tài sản 205.103 281.019 176.308 166.599 179.610 75.916 37,01% -104.711 -37,26% -9.709 -5,51% 13.011 7,81% Vốn chủ sở hữu 11.376 11.959 12.624 12.504 12.397 583 5,12% 665 5,56% -120 -0,95% -107 -0,86% Lợi nhuận trước thuế 3.102 4.203 1.043 1.036 1.215 1.101 35,49% -3.160 -75,18% -7 -0,67% 179 17,28% ROA 1,66% 1,73% 0,50% 0,60% 0,70% 0,07% 4,22% -1,23% -71,10% 0,10% 20,00% 0,10% 16,67% ROE 28,91% 36,02% 8,50% 8,20% 9,80% 7,11% 24,59% -27,52% -76,40% -0,30% -3,53% 1,60% 19,51%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm và tính tốn của tác giả)

2.2.2 Thực trạng nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu Châu

Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Để có thể phát triển vững mạnh, các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng ln chú trọng đến tăng trưởng tín dụng đồng thời phải đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu ở mức tốt nhất. Theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v ban hành quy định xếp loại NHTM cổ phần”, các NHTM đạt điểm tối đa về chất lượng tín dụng khi có tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn hoặc bằng 3%.

Đvt: phần trăm (%)

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của ACB và toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010 – 2014 (Nguồn: tính tốn của tác giả)

Qua biểu đồ hình 2.3, ta có thể thấy được trong giai đoạn 2010 - 2014, tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)