CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Các lý thuyết về FDI
2.2.2.2. Lý thuyết tổ chức công nghiệp
Lý thuyết tổ chức công nghiệp còn được gọi là lý thuyết vi mô của FDI. Lý thuyết này do Stephen Hymer và Charles Kindleberger nêu ra vào năm 1960. Trong lý thuyết này Hymer (1960) cho thấy rằng để quyết định thiết lập những hoạt động tạo ra giá trị gia tăng ở nước ngồi thì phụ thuộc vào ngành cơng nghiệp và một số khía cạnh của các cơng ty cá nhân, hơn là phụ thuộc vào đặc điểm của đất nước hay nguồn vốn sẵn có của quốc gia.
Lý thuyết nhấn mạnh vào hai điểm chính. Thứ nhất, các cơng ty trở thành doanh nghiệp đa quốc gia bởi vì họ có quyền sở hữu những lợi thế cạnh tranh và họ có khả năng sử dụng những lợi thế này để tối đa hóa năng suất ở một nước khác. Tuy nhiên điều này dẫn đến các khái niệm về lợi thế sở hữu đã được Dunning đề cập (1994). Thứ hai, cấu trúc cạnh tranh của một số ngành công nghiệp sẽ khuyến khích các cơng ty quốc tế hóa hơn so với các nước khác.
Lý thuyết tổ chức công nghiệp của FDI giả thuyết rằng tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm ở các nước cơng nghiệp hóa. Điều này là do cạnh trạnh trong nước, vì vậy tạo ra xu hướng cho các công ty ở các nước kém phát triển thu hút FDI. Lý thuyết đã coi như những lợi thế sở hữu có thể trao đổi và xóa bỏ tính cạnh tranh, đây là yêu cầu quan trọng đối với một công ty cá nhân trong một ngành công nghiệp được đầu tư từ nước ngồi và do đó trở thành một cơng ty đa quốc gia.
1. Dòng chảy vốn FDI là hai chiều từ các nước phát triển sang các nước phát triển. Các học thuyết khác cho rằng dòng chảy của vốn là một chiều từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển.
2. Một đất nước được cho rằng hoặc là chỉ được nhận đầu tư từ nước ngoài hoặc là
chỉ đầu tư ra nước ngồi. Hymer đã nhận xét rằng các cơng ty đa quốc gia đồng thời nhận được nguồn vốn FDI đầu tư vào trong nước, và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
3. Nguồn vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp khác nhau là khác nhau.
4. Vốn được chuyển từ nước này sang nước khác.
Hymer (1976) mạnh mẽ cho rằng các doanh nghiệp đa quốc gia chỉ có thể tồn tại trong một thị trường khơng hồn hảo, khi các doanh nghiệp có lợi thế sở hữu phi tài chính so với các doanh nghiệp khác trong cùng một ngành, chứ không phải có sẵn nguồn vốn trong nước như lý thuyết chiết trung đã đề cập. Hymer (1960) khẳng định rằng các công ty đầu tư ở nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn, nâng cao lợi nhuận và tạo ra nhiều độc quyền nhóm. Điều này có nghĩa là chỉ có các doanh nghiệp lớn nhất, chẳng hạn như trong môi trường độc quyền nhóm có thể đủ bù đắp chi phí tạo ra ở nước ngồi với lợi thế sở hữu của họ.
Cũng giống như Dunning (1973), Hymer tin rằng các công ty đa quốc gia khi đầu tư vào thị trường nước ngoài phải cạnh tranh với các cơng ty trong nước, phải đối mặt với chi phí nhất định và những rủi ro về những điều kiện thị trường, rào cản văn hóa, thể chế, ngơn ngữ và chi phí về giao thông vận tải. Do đó các cơng ty có nhu cầu đầu tư thông qua nguồn vốn FDI tại các thị trường nước ngồi phải có lợi thế để cạnh tranh được với các công ty nội địa. Những lợi thế này bao gồm lợi thế về công nghệ tiên tiến, khả năng nghiên cứu và phát triển, quản lý cao cấp, kỹ năng quản trị và marketing,…
Lý thuyết của Hymer đã bị một số nhà nghiên cứu phản bác. Như Yamin (2000) trong Dunning (1973) cho rằng Hymer chỉ đưa ra tại sao và làm thế nào các công ty đầu
tư vào thị trường nước ngồi mà khơng đề cập đến vấn đề làm thế nào để các cơng ty hoạt động có hiệu quả ở các nước khác, bao gồm việc sử dụng những lợi thế. Hymer (1973) tin rằng mục tiêu chính của một cơng ty là tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng quy mô. Tuy nhiên, Yamin (2000) lập luận rằng các công ty tích cực sử dụng và phát triển các tài sản với mục đích nâng cao năng suất nội bộ. Do đó, ơng tin rằng độc quyền nhóm thành cơng nhờ vào quy mơ của nó chứ khơng phải sở hữu một lợi thế.
Hymer (1976) đưa ra rằng chỉ có độc quyền nhóm mới có thể đầu tư ra nước ngồi, tuy nhiên điều đó khơng đúng với hồn cảnh ngày nay. Điều này chứng tỏ sự quan trọng của sức mạnh thị trường như là chiến lược về vị trí của các cơng ty đa quốc gia bị giảm.
Một điểm yếu khác của lý thuyết tổ chức cơng nghiệp đó là nó chủ yếu dựa vào phương pháp tiếp cận sức mạnh thị trường, hoàn tồn bỏ qua các chi phí liên quan để thực hiện các giao dịch đầu tư ở nước ngoài. Dunning (1985) cho rằng nhận thức thất bại thị trường sẽ làm giảm chi phí giao dịch, nhưng lý thuyết của Hymer chỉ bao gồm lợi thế về giao dịch, như là quy mô kinh tế và công nghệ khi đưa ra các quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Lý thuyết tổ chức cơng nghiệp có liên quan đến nghiên cứu này vì nó chỉ ra lý do tại sao các nhà đầu tư quyết định đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào ngành công nghiệp và mộ số đặc điểm của các công ty cá nhân. Các công ty muốn đầu tư thơng qua FDI phải có lợi thế cạnh tranh so với các công ty nội địa về công nghệ, nghiên cứu và phát triển, tiếp cận nguồn vốn thấp, lãi suất ưu đãi và chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Nhận xét về các lý thuyết.
Các lý thuyết tăng trưởng gồm: lý thuyết tăng trưởng của Keynes, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Các lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cho rằng vốn và lao động là hai tố quyết định cơ bản của tăng trưởng. Tuy nhiên, lý thuyết này dự đoán rằng nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng bởi vì năng suất cận biên
của vốn và cơng nghệ (ngoại sinh) có quy luật giảm dần. Điểm yếu của lý thuyết tăng tăng trưởng tân cổ điển là nó khơng giải thích được các yếu tố quyết định đến biến ngoại sinh này. Một điểm yếu nữa của lý thuyết tân cổ điển đó là cơng nghệ của các nước phát triển và các nước đang phát triển là như nhau. Do những điểm yếu này nên lý thuyết tăng trưởng nội sinh trở nên phù hợp hơn.
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh xem xét công nghệ là biến nội sinh. Lý thuyết đã chỉ ra rằng những ngoại tác tích cực như phát triển nguồn nhân lực, R&D sẽ không làm năng suất biên giảm dần. Lý thuyết tân cổ điển cho rằng tiến bộ cơng nghệ là biến ngoại sinh có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Phát triển nguồn nhân lực thơng qua tích lũy kiến thức và phát triển kỹ năng đóng góp tích cực vào tăng trưởng. Các công ty tham gia vào R&D khơng thể tách biệt lợi ích của họ với lợi ích của xã hội nói chung do hiệu ứng lan tỏa. Hiệu ứng lan tỏa đã dẫn đến sự gia tăng trong việc chuyển giao công nghệ.
Lý thuyết về FDI bao gồm: lý thuyết chiết trung và lý thuyết tổ chức công nghiệp. Điểm nổi bật nhất của lý thuyết chiết trung đó là những lợi thế về sở hữu. Lý thuyết chỉ ra rằng đối với một nước có thể cạnh tranh ở nước ngồi, nó phải có một số loại lợi thế nhất định có thể giúp họ vượt qua được những chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh trong một đất nước mới. Về vấn đề này lý thuyết chiết trung được coi là một đóng góp tích cực vào các nghiên cứu về FDI.
Lý thuyết tổ chức công nghiệp đã xem những lợi thế sở hữu có thể giao dịch được và một công ty cá nhân trong ngành công nghiệp được đầu tư ở nước ngồi thì khơng có sự cạnh tranh. Trong lý thuyết Hymer (1960) cho thấy rằng quyết định đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào ngành công nghiệp và một số đặc điểm của công ty chứ không phải là những lợi thế sẵn có quốc gia như Dunning (1973) đã đề cập.
Lý thuyết này đã nhấn mạnh vào hai điểm chính. Thứ nhất, một cơng ty trở thành công ty đa quốc gia bởi vì họ sở hữu lợi thế cạnh tranh và họ có khả năng để tối đa hóa năng
suất bằng cách sử dụng lợi thế cạnh tranh này ở một nước khác. Thứ hai, các cấu trúc cạnh tranh của một số ngành cơng nghiệp sẽ khuyến khích các cơng ty quốc tế hóa hơn so với các nước khác.
Hạn chế của lý thuyết tổ chức công nghiệp của Hymer là lý thuyết chỉ ra rằng làm thế nào và tại sao các công ty đầu tư vào thị trường nước ngồi, nhưng khơng đề cập đến việc làm thế nào công ty này hoạt động hiệu quả ở nước khác. Hơn nữa, lý thuyết hoàn toàn bỏ qua các chi phí liên quan cho các vấn đề giao dịch khi doanh nghiệp hoạt động ở nước ngồi. Mặc dù có những hạn chế song lý thuyết tổ chức cơng nghiệp rất hữu ích để nghiên cứu về FDI vì nó chỉ ra lý do tại sao các nhà đầu tư quyết định đầu tư ra nước ngồi thì xem xét vào ngành công nghiệp và các đặc điểm của công ty.