Chọn các biến trễ tối ưu trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 59 - 63)

CHƢƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả phân tích hồi quy

4.2.2. Chọn các biến trễ tối ưu trong mơ hình

Trước khi tiến hành kiểm định mối quan hệ đồng liên kết để từ đó đo lường mối quan hệ dài hạn của FDI và GDP, tác giả tiến hành chọn bước trễ cho các biến trong mơ hình. Kết quả kiểm định thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Bảng độ trễ tối ƣu

VAR Lag Order Selection Criteria Endogenous variables: GDP FDI Exogenous variables: C

Date: 04/18/14 Time: 16:25 Sample: 2000Q1 2012Q4 Included observations: 48

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0 -250.7640 NA 128.5211 10.53184 10.60980 10.56130 1 -229.3075 40.23096 62.11905 9.804481 10.03838 9.892872 2 -225.3133 7.156310 62.20804 9.804721 10.19455 9.952040 3 -216.2363 15.50662 50.48179 9.593178 10.13894 9.799424 4 -203.9099 20.03041* 35.85451* 9.246244* 9.947945* 9.511418* (Kết quả từ Eview 6.0)

* indicates lag order selected by the criterion

LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error

AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion

HQ: Hannan-Quinn information criterion

Kết quả chọn độ trễ tối ưu được thể hiện trong bảng 4.3 với các tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ khác nhau (LR, FPE, AIC, SC, HQ), tất cả các tiêu chuẩn đều chọn độ trễ là 4 ở mức ý nghĩa 5%. Vì vậy, tác giả chọn bước trễ là 4 q để thực hiện trong mơ hình VECM.

4.2.3. Kiểm định đồng liên kết

Để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa FDI và GDP thực tế, kiểm định đồng liên kết được sử dụng trong đề tài này. Hồi quy đồng liên kết theo phương pháp kiểm định Johansen – Juselius theo tỷ số hợp lý là kiểm định vết ma trận (Trace) và kiểm định giá

trị riêng cực đại của ma trận (Maximal eigenvalue). Kiểm định đồng liên kết phụ thuộc vào số bậc trễ trong phương trình kiểm định. Giả thuyết H0 là có quan hệ đồng kết hợp có bậc r = 0, kiểm định xác nhận là có tương quan đồng liên kết nếu từ chối giả thiết là bậc đồng liên kết bằng 0 và chấp nhận giả thiết bậc liên kết bằng 1 ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả được

Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả kiểm định đồng liên kết

Kiểm định vết ma trận (Trace) Giả thiết H0 Giả thiết H1 Giá trị riêng của ma trận (Eigenvalue) Giá trị Trace (Trace Statistic) Giá trị critical (Critical Value) α=5% r=0 * r=1 0,316264 21,07390 15,49471 r=1 r=2 0,065924 3,205274 3,841466 (*) giả thuyết H0 bị bác bỏ

Kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Maximum Eigenvalue)

Giả thiết H0

Giả thiết H1

Giá trị riêng của ma trận (Eigenvalue) Giá trị riêng cực đại của ma trận (Max- Eigen Statistic) Giá trị critical (Critical Value) α=5% r=0 * r=1 0,316264 17,86862 14,26460 r=1 r=2 0,065924 3,205274 3,841466 (*) giả thuyết H0 bị bác bỏ (Kết quả tổng hợp từ Eview 6.0)

Trong kiểm định vết của ma trận, giá trị vết (Trace Statistic) là 21,07390 cao hơn giá trị Critical là 15,49471 ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy cặp chuỗi từ chối

giả thiết H0 có bậc đồng kết hợp bằng 0 đối với cặp chuỗi giữa FDI và GDP, nghĩa là

chấp nhận giả thiết H1 có bậc đồng liên kết bằng 1. Kết quả thống kê vết ma trận cho

thấy phương trình này có mối quan hệ dài hạn giữa hai biến ở mức ý nghĩa 5%.

Trong kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận, kết quả thống kê cũng cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả giá trị riêng cực đại là 17,86862 cao hơn giá trị Critical là 14,26460 ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này

đã bác bỏ giả thiết H0 có bậc đồng kết hợp bằng 0 đối với cặp chuỗi giữa GDP và FDI,

nghĩa là chấp nhận giả thiết H1 có bậc đồng liên kết bằng 1.

Do đó có thể kết luận rằng có mối quan hệ dài hạn giữa các biến bằng cách sử dụng kiểm định vết ma trận Trace. Vì các biến có thể vừa có ảnh hưởng ngắn hạn vừa có ảnh hưởng dài hạn, mơ hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) được sử dụng để phân tách các ảnh hưởng.

Bảng 4.4: Vector đồng liên kết

Phương trình đồng liên kết Log likelihood -194,4126

GDP FDI

1,000000

0,530972 (0,14552)

(Kết quả tổng hợp từ Eview 6.0)

GDP là biến phụ thuộc, có thể suy ra phương trình đồng liên kết giữa GDP và FDI ở Việt Nam như sau:

Ý nghĩa: Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng tăng lên 1% thì tăng trưởng kinh tế tăng lên 0.53%. Kết quả cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngồi cao hơn có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 59 - 63)