Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 52 - 56)

CHƢƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng tăng trƣởng kinh tế và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt

4.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngồi năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được những kết quả khá tốt trong thu hút luồng vốn đầu tư nước ngồi. Tính đến ngày 15/12/2012, cả nước có 1.100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng số vốn đăng ký 7,85 tỷ USD. Trong thời kỳ này, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011. Theo Cục Đầu tư nước ngồi, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư FDI hàng năm vào Việt Nam diễn ra bất thường, không ổn định, đặc biệt là từ năm 1997 trở lại đây sau khi Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao thu hút FDI vào năm 1996. Nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tăng trưởng qua các năm theo biểu đồ sau:

Hình 4.2: FDI Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012.

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nhìn vào hình 4.2, có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong 12 năm qua thành các giai đoạn chủ yếu sau:

Giai đoạn 2000 – 2007: Nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt

Nam tăng mạnh và đạt kỷ lục vào năm 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD. Năm 2006 cả nước có 797 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu đăng ký hơn 7,6 tỷ USD, tăng 60,8% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm trước. Quy mơ vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 9,4 triệu USD/ dự án, cao hơn quy mơ bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/ dự án).

Giai đoạn 2008 – 2012: Dòng vốn FDI giảm dần. Số dự án và FDI đăng kí sụt

giảm mạnh, cịn giá trị FDI thực hiện và giải ngân giảm ít hơn, lần lượt từ 9.6 tỷ USD và 10,5 tỷ USD xuống cịn 7,8 và 10,46 tỷ USD. Có thể thấy mặc dù là giai đoạn kinh tế thế giới gặp khó khăn, khủng hoảng tài chính thế giới 2008–2009, khủng hoảng nợ công châu Âu, nhưng lượng vốn FDI vào VN vẫn khá ổn định, phần nào cho thấy tính chất an toàn và dài hạn của FDI, càng thể hiện FDI có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, mà VN cũng không phải ngoại lệ.

Hình 4.3. Diễn biến dịng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 0.0 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 80000.0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

FDI đăng ký FDI thực hiện FDI giải ngân Số dự án

F D I (t ri ệu U SD ) Số dự án

FDI đối với tăng trưởng kinh tế: FDI bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển

kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặt khác, thơng qua các hình thức đầu tư, FDI đã hình thành một hệ thống doanh nghiệp FDI, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất. Trong 5 năm 1996 – 2000, GDP bình quân hàng năm tăng 6,96% và tỷ trọng đóng góp của vốn FDI thực hiện trong GDP bình quân mỗi năm là 10,4%. Trong thời kỳ 2005, GDP tăng 7,5%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 14,6%/năm. Trong 2 năm 2006 và 2007, GDP tăng 8,3%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 17,3%/năm. Hai năm 2008 và 2009, GDP tăng 5,78%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 18,14%/năm. (Tổng cục thống kê 2009). Giai đoạn tiếp theo, 2010-2012, cùng với đà phục hồi của kinh tế, tỉ trọng đóng góp của khu vực FDI tăng trở lại, nhưng tốc độ tăng không cao. Hiện tượng này là do trong giai đoạn này, mặc dù GDP tăng trưởng, nhưng kinh tế nước ta lại phải đối mặt với những bất ổn vĩ mô như lạm phát, nợ xấu khiến cho hoạt động sản xuất của các khu vực bị cầm chừng, nên đóng góp của khu vực FDI vào GDP tăng chậm.

FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực: Một trong những mục đích của FDI là khai hác các điều kiện để

đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sẽ thuê nhiều lao động trong nước. Thu nhập của bộ phận dân cư địa phương được cải thiện, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng. Cùng với các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tạo ra 2/3 số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2 – 3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, góp phần tăng GDP/đầu người/ năm. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngồi, tính đến nay các doanh nghiệp FDI đã thu hút được hơn 1,9 triệu lao động, hơn nữa, những lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các

phương thức lao động tiên tiến. Đồng thời, đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

FDI đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mơ:

Mức đóng góp của các khu vực có vốn đầu tư nước ngồi vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Thời kỳ 1996 – 2000, đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm tiếp theo 2000 – 2005, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 61,845 tỷ USD. Giai đoạn năm 2006-2010, khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách gấp 3,5 lần thời kỳ 2000 – 2005. (Tổng cục thống kê 2011)

Như vậy, vai trò của FDI đối với nền kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế, là khơng thể phủ nhận. Tuy nhiên, những phân tích trên chỉ mới dừng lại ở mức độ định tính, tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp kinh tế lượng để phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Mặt hạn chế:

Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ: Khi lựa chọn địa điểm để triển

khai dự án đầu tư thường tập trung nơi có có cơ sở hạ tầng – kinh tế - xã hội thuận lợi như: các thành phố, những địa phương có cảng biển, cảng hàng khơng, đồng bằng là nơi có nhiều dự án đầu tư nước ngồi, cịn các tỉnh miền núi,vùng sâu, vùng xa…là nơi cần được đầy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại không được các nhà đầu tư quan tâm. Dẫn đến các khu vực phát triển thì có tốc độ tăng trưởng q cao, vượt qua tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước.

Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ: Một số trường hợp các nhà ĐTNN lợi

dụng sơ hở của pháp luật, nhập vào Việt Nam một số máy móc có cơng nghệ lạc hậu hoặc là phế thải của các nước khác với giá cả cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy, một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong liên doanh với Việt Nam.

Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời: Các người chủ thường trả lương cho người lao động thấp hơn sự đóng góp của họ, khơng thỏa đáng với nhu cầu của người lao động. Dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình cơng, bãi cơng làm thiệt hại cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 52 - 56)