3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN
3.2.2.2 Đối với chính phủ:
Thứ nhất, xây dựng khung hành lang pháp lý cho ngân hàng điện tử
Sự phát triển nhanh chóng của thị trường dịch vụ ngân hàng và yêu cầu của quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng của nước ta, khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều quy định hiện hành của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam đã và đang thể hiện lối tư duy và cách tiếp cận cũ, mang nhiều dấu ấn của cơ chế quản lí hành chính bao cấp trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các quy định này tỏ ra không phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và đã cản trở sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập hiện nay, đặc biệt là việc phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại.
Thứ nhất, thiếu các quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ mới của các TCTD và hoạt động quản lý của NHNN. Do sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ ngân hàng và tác động của quá trình hội nhập, nhiều dịch vụ ngân hàng mới đã được Việt Nam cam kết cho phép các TCTD nước ngồi tại Việt Nam thực hiện, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử như cung cấp như thẻ ATM, dịch vụ ngân hàng (internet banking, mobile banking…) trong khi đó, như đã đề cập ở phần trên, pháp luật ngân hàng Việt Nam còn thiếu nhiều quy định quan trọng, cần thiết và có tính chất nền tảng cho các hoạt động ngân hàng hiện đại, ví dụ như thiếu các văn bản pháp luật quy định cụ thể về dịch vụ ngân hàng điện tử và phương thức cung cấp hoặc quy định bình đẳng về quyền phát hành thẻ và cung cấp không giới hạn các dịch vụ thẻ tại Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng nước ngồi và các tổ chức tín dụng trong nước… Điều này dẫn tới hệ quả là nhu cầu cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam của các tổ chức này không thể đáp ứng bằng các quy định hiện hành (vì khi muốn cung cấp các dịch vụ này, các TCTD phải xin phép NHNN thí điểm thực hiện), làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các TCTD và ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của NHNN (NHNN khơng có đủ cơ
sở pháp luật để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát). Sự thiếu vắng các quy định này không chỉ dẫn đến hậu quả làm giảm khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước trên con đường hội nhập mà còn tạo ra những khoảng cách giống như sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ hai, pháp luật về dịch vụ ngân hàng thiếu các các quy định điều chỉnh một số phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng như qua biên giới, sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thể nhân.Các quy định hiện hành của pháp luật về dịch vụ ngân hàng hầu hết chỉ tập trung điều chỉnh phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua hiện diện thương mại, mà chưa có các quy định điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ ngân hàng thơng qua phương thức khác. Trong khi đó, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng đã khá phổ biến. Thơng qua mạng Internet, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi hồn tồn có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng tại Việt Nam và ngược lại, các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng Việt Nam cũng có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng tại nước ngồi mà khơng cần thiết lập hiện diện thương mại. Do vậy, khi khơng có các quy định điều chỉnh các phương thức cung cấp dịch vụ mới này, NHNN khó có thể thực hiện tốt vai trị giám sát, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp dịch vụ này của các TCTD và cũng không tạo được điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, điều này hạn chế rất nhiều khả năng mở rộng thị trường và phát triển ngân hàng điện tử.
- Nhà nước xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử, thường xuyên ban hành các quy chế, văn bản hướng dẫn thống nhất về lĩnh vực này, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi tại Việt Nam cũng không dự liệu về khả năng cấp giấy phép thành lập chi nhánh và văn phịng đại diện cho các tổ chức nước ngồi có hoạt động ngân hàng nhưng khơng phải là tổ chức tín dụng.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về dịch vụ thanh tốn theo hướng quy định bình đẳng về quyền phát hành thẻ và cung cấp không giới hạn các dịch vụ thẻ tại Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng nước ngồi và các tổ chức tín dụng trong nước.
- Cần có thêm các thông tư hướng dẫn thi hành các vấn đề như thanh toán điện tử, tiền điện tử,vấn đề an tồn bảo mật khi có tranh chấp xảy ra.
- Việc ban hành, sửa đổi các quy định về ngân hàng điện tử hiện hành cần phải căn cứ, xuất phát từ những hoạt động thương mại và công nghệ hiện đại, thực hiện theo đúng lộ trình của các cam kết quốc tế hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các TCTD tham gia trên thị trường tài chính ngân hàng.
Thứ hai, thúc đẩy tạo lập môi trường kinh doanh ngân hàng điện tử
- Tạo lập môi trường kinh tế, xã hội ổn định và phát triển: Điều kiện quan trọng để dịch vụ ngân hàng điện tử được phát triển là nước ta có mơi trường kinh tế, xã hội ổn định và phát triển. Kinh tế xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống của người dân được nâng cao khi đó các sản phẩm, dịch vụ văn minh được sử dụng ngày càng nhiều, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân được giảm bớt. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề thanh tốn khơng dùng tiền mặt, có những biện pháp kịp thời để khuyến khích các đơn vị chấp nhận thẻ, khuyến khích các dịch vụ gia tăng sử dụng trên máy ATM như thanh tốn tiền điện thoại, phí bảo hiểm, khuyến khích các kênh thanh tốn qua mạng internet và mạng viễn thông,...
- Chỉ đạo các Bộ, Ngành cung ứng dịch vụ như Bưu chính viễn thơng, Điện lực… tích cực phối hợp với ngành ngân hàng để đẩy mạnh việc chấp nhận ngân hàng điện tử như một hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Thứ ba, tăng cường phát triển TMĐT, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông
Tăng cường phát triển TMĐT
Qua sơ đồ số 1 về mơ hình E-Banking trong chương 1, chúng ta có thể thấy rõ được mối quan hệ mật thiết giữa NHĐT và TMĐT.Có thể nói TMĐT là tiền đề, là cơ sở giúp tạo ra nhu cầu cũng như môi trường thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ NHĐT. Vì vậy, để TMĐT thực sự phát triển ở nước ta thì Chính phủ cần thể hiện vai trị to lớn của mình trong việc:
doanh, thanh toán, giao dịch … tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về TMĐT, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng TMĐT cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và người dân.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông
Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hố dịch vụ ngân hàng khơng phải chỉ là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nước, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế.
Đối với riêng lĩnh vực E-banking, hạ tầng cơ sở gắn liền chính là CNTT - viễn thơng. Phát triển hạ tầng CNTT ở đây chính được hiểu bao gồm các hệ thống thiết bị như cáp quang, cáp đồng truyền dẫn thông tin; hay phát triển các kết nối băng thơng rộng, trạm thu phát sóng, …. Tuy nhiên, để có thể phát triển dịch vụ rộng khắp, các cơ quan ban ngành nên phát triển mạng lưới, hạ tầng trên khắp mọi miền đất nước.Trên một cơ sở hạ tầng phát triển, nền kinh tế được thúc đẩy phát triển và các dịch vụ được cung cấp trên mạng lưới cũng phát triển, trong đó có dịch vụ NHĐT. Để tăng cường hỗ trợ cho dịch vụ NHĐT, Chính phủ cần nâng cao hệ thống thông tin và viễn thông theo một số hướng như sau:
- Thực hiện tin học hóa các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các bộ máy hành chính, cơng quyền, tạo điều kiện cho tồn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc kinh doanh.
- Tiến hành nâng cấp hệ thống truyền thông và thông tin quốc gia, đảm bảo nâng cao và duy trì đường truyền điện thoại, đường truyền Internet ổn định, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch.
- Cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet, mạng điện thoại nhằm tăng cường cạnh tranh để nâng cao chất lượng, giảm giá dịch vụ và hạn chế tình trạng độc quyền viễn thơng.
Chuẩn hóa hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin trong nước và quốc tế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Xuất phát từ những tồn tại đã nên trong chương 2, chương 3 đã đưa ra giải pháp cho BIDV bao gồm các giải pháp chung về đầu tư công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cũng như những giải pháp cụ thể nhằm phòng tránh rủi ro trong dịch vụ Ngân hàng điện tử. Chương 3 cũng đưa ra những đề xuất đối với cấp quản lý vĩ mơ nhằm hồn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh mạng, tạo điều kiện giúp BIDV giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy dịch vụ e- banking phát triển.
KẾT LUẬN
Trước xu thế hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới, vấn đề cạnh tranh để tồn tại và phát triển đặt ra khơng ít những thách thức cho nền kinh tế nước ta và ngành ngân hàng nói riêng. Nỗ lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong vấn đề hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đẩy mạnh về đầu tư con người, về kỹ thuật, về công nghệ, tin học hóa là một trong những dấu hiệu thể hiện ý thức chuyển mình, xây dựng mơ hình ngân hàng hiện đại, sẵn sàng hòa nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.
Phát triển mơ hình điện tử là xu hướng chung của các ngân hàng hiện đại, các ngân hàng Việt Nam chưa bước sâu vào lĩnh vực này, song với những gì mà hệ thống ngân hàng thế giới đã trải qua và đạt được thì có thể khẳng định rằng việc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử là một định hướng đúng đắn.
Ngân hàng BIDV cũng nằm trong xu hướng chung của các ngân hàng, triển khai và không ngừng phát triển dịch vụ E-banking. Đối với lĩnh vực dịch vụ này, ngân hàng cũng đã thu được một số kết quả khả quan, tuy nhiên dịch vụ NHĐT này cũng cịn một số dịch vụ khơng đạt u cầu ngân hàng cần phải khắc phục ngay. Triển vọng dịch vụ E-banking tại BIDV đã mở ra một dịch vụ phát triển mới cho ngân hàng và cả cho xã hội.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Hạn chế rủi ro trong dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV)” đã làm được những việc sau:
Thứ nhất, nêu rõ cơ sở lý thuyết về dịch vụ NHĐT: có khái niệm, đặc điểm,
các hình thức, những ảnh hưởng, vai trò của dịch vụ NHĐT. Trên cơ sở lý thuyết đó, xem xét tình hình dịch vụ NHĐT tại một số ngân hàng trong và ngoài nước nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể về hoạt động dịch vụ NHĐT đối với các ngân hàng.
Thứ hai, phân tích thực trạng triển khai dịch vụ NHĐT tại BIDV, những kết
Thứ ba, đưa ra định hướng, giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn nhằm phát
triển dịch vụ cũng như là hạn chế những rủi ro trong giao dịch NHĐT tại BIDV. Tuy nhiên để thực hiện thành công việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử theo những định hướng đã nêu ra cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và khách hàng cùng với sự nỗ lực của bản thân của BIDV. Vì vậy, ngân hàng cần phải tận dụng thời cơ, tránh những thách thức và dựa vào những điểm mạnh vốn có của mình
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ - Trung tâm thẻ BIDV từ 2009 đến 2012.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ NHĐT năm 2010 của phòng NHĐT - BIDV trình lên HĐQT.
3. Báo cáo phân tích nội bộ về Internet Banking và Mobile Banking của BIDV năm 2012.
4. Báo cáo thường niên của BIDV năm 2009 – 2012.
5. Bùi Quang Cương (2010), Ngân hàng điện tử - giải pháp cho thanh toán hiện đại, trang web: http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2010/02/3ba18661/.
6. Cao Thị Nguyệt (2010), Quản trị rủi ro trong thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt nam (BIDV) trong quá trình hội nhập: thực trạng và giải pháp,
Luận văn thạc sĩ thương mại, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà nội.
7. Đặng Mạnh Phổ (2007),Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - biện pháp hữu
hiệu để đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Tạp chí Ngân hàng, số 20.
8. Đỗ Đoàn Như Uyên (2009),Giải pháp phát triển dịch vụ Home-Banking tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh
Tế TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Hồ Thiện Bảo Lộc (2009), Giải pháp phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP HCM
10. Huỳnh Thị Như Trân (2007), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học
Kinh Tế TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 7.
11. Lưu Thanh Thảo (2008), Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế
TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
12.Nguyễn Thị Mai Chi (2012), Phát triển dịch vụ E – BANKING của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Luận văn thạc sĩ thương mại, Trường Đại
13.Nguyễn Thị Thanh Thúy (2008), Hạn chế rủi ro giao dịch trong Internet Banking tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường
Đại học Kinh Tế TP. HCM.
14. Nguyễn Thị Mơ (2006), Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và những quy định về
giao kết hợp đồng điện tử, Tạp chí Nghề Luật, số 5/2006.
15. Xuân An (2005), Một số giải pháp về quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT,
Tạp chí ngân hàng, số 4/2005.
Tài liệu Tiếng Anh:
16. BIDV (2008), Marketing Strategy Report Marketing Strategy Report - FINAL