- Khác với nhà triết học trên đây, với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng sâu sắc, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trước đó. Mác đưa ra những quan điểm khoa học về bản chất con người với những đa dạng, phong phú như chính đời sống hiện thực của nó. Phê phán quan điểm của Phoi ơ bắc về bản chất con người. Mác đã khái quát bản chất con người qua luận điểm nổi tiếng sau đây:
Phoi ơ bắc hoà tan bản chất tôn giáo và bản chất con người, nhưng bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính tính hiện của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.
Khác với Phoi ơ bắc, Mác đi tìm bản chất con người trong đời sống hiện thực của nó với tất cả các mối quan hệ xã hội. Chỉ có xem xét con người trong đời sống hiện thực mới hiểu được bản chất sâu sắc của con người bởi vì không có con người chung chung, trừu tượng, chỉ có con người sống, con người hoạt động trong 1 xã hội nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất định. Nghĩa là con người cùng với xã hội, với thời đại của mình khai thác thiên nhiên, hoạt động xã hội, phát triển ý thức.
Khi nghiên cứu bản chất của con người, triết học Mác khẳng định con người là thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, 2 mặt này có quan hệ mật thiết với nhau. Tác động qua lại với nhau, có vị
trí, vai trò khác nhau nhưng mặt xã hội mới là mặt quan trọng quyết định bản chất con người.
Trong triết học Mác đòi hỏi khi xem xét bản chất con người không được đơn giản hoá các quan hệ xã hội nhất là quan hệ sản xuất, có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau. Phải xem xét mối quan hệ này trong tính lịch sử của nó, phải đặt nó trong 1 không gian, thời gian nhất định.
* Vận dụng vấn đề bản chất con người theo quan điểm triết học Mác trong việc đề ra chiến lược con người, phát huy nhân tố con người. trong việc đề ra chiến lược con người, phát huy nhân tố con người.
- Nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực sáng tạo con người bao gồm 1 chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với các đặc trưng, phẩm chất, về năng lực con người, trong quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định.
- Tại Hội nghị TW4 khoá 7 (2/1993), Đảng ta yêu cầu phải hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia. Đảng ta cho rằng con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự việc xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của CNXH.
- Thực chất chiến lược của con người là tạo ra môi trường xã hội để kích thích con người hoạt động sáng tạo và thoả mãn nhu cầu tối đa của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể, đó là môi trường kinh tế xã hội, chính trị xã hội, văn hoá xã hội.
- Vì sao phải phát huy con người, phải đề ra chiến lược con người bởi vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng xã hội mới. Đảng ta khẳng định: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Trong tất cả các nguồn lực cho sản xuất, cho đời sống xã hội (vốn, lao động, tài nguyên, khoa học, kĩ thuật, công nghệ, trình độ phân công lao động, trình đọ quản lý, quan hệ quốc tế...) thì nguồn lực con người là nhân tố quan trọng nhất .