- Vấn đề bản chất cocn người trong các hệ thống triết học ngoài Mác xít: Vấn đề con người luôn luôn thu hút sự quan tâm của mọi hệ thống
vai trò như thế nào đối với thế giới xung quanh và đối với sự phát triển của chính mình?, bản chất của con người là gì?... đó là những vấn đề chung nhất mà các hệ thống luôn luôn nghiên cứu nó, quan tâm nó.
Chủ nghĩa duy tâm đã quy đặc trưng bản chất của con người vào lĩnh vực ý thức, tư tưởng và xem bản chất của con người là 1 cái gì đó đã được quy định sẵn từ những lực lượng siêu nhiên, thần bí. Mạnh Tử 1 nhà triết học ở Trung Hoa cổ đại nói rằng: “Bản tính của con người vốn là thiện nhưng không biết tu dưỡng chịu ảnh hưởng của cái xấu, dần xa lánh cái tốt”. Theo ông tính thiện này là cái vốn có, cái bẩm sinh của con người. Trong lúc đó thì nhà triết học duy tâm thời cổ đại:??? Thì quan niệm rằng: “Con người ra đời đã mang bản chất khác và chia ra làm 3 loại phù hợp với chức năng xã hội của họ:
Loại 1: Những người chỉ huy, những người cai quản xã hội. Loại 2: Những con người thực hành, ông gọi họ là vệ quan,
bảo vệ trật tự xã hội.
Loại thứ 3: Những người mang bản tính phục tùng , là những người nông dân, thợ thủ công.
- Quan điểm của các tôn giáo về bản chất con người: nhất là quan điểm của ki tô giáo. Quan điểm này họ tin vào 1 vị chúa có 3 ngôi, trong đó đức chúa cha sáng tạo ra thế giới vô hình.
Đức chúa cha giữ vai trò hết sức quan trọng. Đức chúa con Giê su.
Đức chúa thánh thần.
Theo tôn giáo, bản chất cua con người do chính chúa tạo nên, và đời sống con người trên thế gian đó là cuộc sống tạm bợ, còn cuộc sống đích thực ở bên kia là cõi thiên đường.
- Quan điểm bản chất con người trong triết học của Phoi ơ bắc (Phơ bách): Phoi ơ bắc cho rằng: Bản chất của con người là tổng thể các khát
vọng, khả năng, nhu cầu, ham muốn và khả năng tưởng tượng của anh ta nữa.
1 trong những hạn chế lớn nhất của Phoi ơ bắc đó là ông không nhận thấy bản chất xã hội của con người. Hơn nữa ông không thấy vai trò
của hoạt động thực tiễn trong việc nhận thức và cải tạo thế giới của con người, chính vì vậy con người trong triết học là con người chung chung, trừu tượng, phi lịch sử, phi giai cấp.
Có thể nói Phoi ơ bắc chỉ là 1 nhà duy vật trong tự nhiên, còn trong xã hội ông rơi vào quan điểm duy tâm. Tính chất duy tâm ấy thể hiện không chỉ ở chỗ khi ông bàn về bản chất con người, mà cả về vấn đề đạo đức, tôn giáo. Vì lẽ đó mà Mác đã coi ông là nhà triết học duy vật nửa vời, 1 nhà duy vật không triệt để.