RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại các chi nhánh ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 28 - 30)

Bảng 2.14 : Vịng quay vốn tín dụng

1.4 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, nó thường chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng như mức độ tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng.

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Nói cách khác rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi bên đi vay, trong một giao dịch nào đó, khơng thực hiện được việc thanh tốn tiền vay theo thời hạn và điều kiện trong hợp đồng tín dụng làm cho người vay phải chịu tổn thất tài chính.

Rủi ro tín dụng có mn hình mn vẻ, với nhiều hình thái, chúng tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngồi là món vay khơng thu hồi được nợ q hạn, nợ khó địi và mất vốn.

Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng, người ta thường phải xét đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Trong tỷ trọng nợ quá hạn, người ta lại chia ra nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ có nghi ngờ và nợ có khả năng mất

vốn, các tỷ trọng này càng cao thì khả năng bảo tồn vốn tín dụng của ngân hàng là thấp. Ngồi ra cịn có các loại rủi ro khác như:

Rủi ro thị trường Rủi ro lãi suất Rủi ro tỷ gía Rủi ro pháp lý Rủi ro thanh khoản

1.4.2 Những nguyên nhân phát sinh rủi ro.

Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, người ta đã đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

1.4.2.1 Khách quan.

Là nguyên nhân bất khả kháng, thông tin không cân xứng, sự điều khiển sai lệch của cơ chế thị trường.

Các yếu tố khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành cơng cao thì rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Các yếu tố này bao gồm:

Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ...

Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành cơng. Ngược lại, nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thối và có nhiều khách hàng trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng thành cơng của dự án là thấp.

Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh... là những điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án.

1.4.2.1 Chủ quan.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng, mà chủ yếu là sự yếu kém của cán bộ ngân hàng, các nhà quản trị điều hành khơng có năng lực, thiếu kiểm tra giám sát.

Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu là tính tin cậy của khách hàng đi vay hay khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn. Nhân tố này được phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu sẵn có của khách hàng.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng hiện tại: kết quả kinh doanh hàng quí và hàng năm của khách hàng.

Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của khách hàng: Nếu hiện tại khách hàng đang có các khoản vay khác và có các khoản vay tín dụng q hạn chưa được thanh tốn hay khách hàng có các khoản vay tín dụng đã được thanh tốn nhưng thường q hạn phải chi trả... thì tính tin cậy của khách hàng là thấp, vì vậy việc cho khách hàng vay sẽ có rủi ro cao.

Khả năng tài chính của khách hàng: được căn cứ dựa vào vốn tự có, các khoản cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh...Các ngân hàng có thể đánh giá mức rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định tỷ lệ tổng nhu cầu vốn cần vay của khách hàng vốn tự có của khách hàng. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngược lại.

Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Dù khách hàng có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt khơng cao thì khách hàng có nhiều khả năng phải nợ quá hạn. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng có rủi ro tín dụng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại các chi nhánh ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)