Danh mục Q4- 2012 Q1- 2013 Q2- 2013 Q3- 2013 Tổng Q4- 2012 đến Q3-2013 Sản phẩm Điện tử 4,24 5,34 3,80 4,11 17,49 Máy ảnh 0,54 0,57 0,49 0,39 1,99 Sản phẩm Điện lạnh 4,11 5,07 4,37 4,36 17,90 Sản phẩm Điện gia dụng 0,69 0,86 0,77 0,78 3,09 Sản phẩm CNTT (MTXT, MTB….) 7,40 5,90 3,84 7,37 24,51 Sản phẩm ĐTDĐ, ĐTTM 7,62 9,69 6,42 10,07 33,79
Sản phẩm Cơng nghệ cho văn
phịng (máy fax, máy phôtô..) 0,49 0,38 0,35 0,40 1,61
Tổng cộng 25,09 27,79 20,04 27,48 100,40 21.73 20.03 21.59 24.15 25.65 22.32 23.44 24.88 23.71 21.17 22.67 25.09 27.79 20.04 27.48 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Q1- 2010 Q2- 2010 Q3- 2010 Q4- 2010 Q1- 2011 Q2- 2011 Q3- 2011 Q4- 2011 Q1- 2012 Q2- 2012 Q3- 2012 Q4- 2012 Q1- 2013 Q2- 2013 Q3- 2013 nghìn tỷ VNĐ
Quy mơ so với khu vực 12.1 8.3 7.4 4.8 3.0 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0
Indonesia Thái Lan Malaysia Việt Nam Singapore
Đvt
: tỷ
US
D
Doanh số 4 quý (từ Q2/2012 đến Q2/2013)
Hình 2.13: Quy mơ của thị trường CNĐT Việt Nam so với khu vực
(Nguồn: theo GfK TEMAX® Việt Nam, Gfk)
Doanh số của bốn quý (từ quý 2-2012 đến quý 2-2013) cho thấy quy mô thị trường CNĐT Việt Nam còn nhỏ so với khu vực. Việt Nam chỉ đứng trên Singapore nhưng dân số Singapore chỉ có hơn 4 triệu người.
2.3.3.3 Thông tin về thị trường MTB trên thế giới và tại Việt Nam
Thị trường MTB trên thế giới
MTB đang thể hiện ưu thế của nó khi được dự báo sẽ qua mặt MTXT trong năm 2013 và PC nói chung 2 năm nữa. MTB đã có những bước tiến vơ cùng nhanh chóng trên thị trường thiết bị di động, nhất là khi ngày càng có nhiều sản phẩm được các nhà cung cấp đưa vào những tính năng đáp ứng khả năng tương tự như PC, cùng với đó là việc giảm giá bán và tăng tính di động cho sản phẩm.
Hình 2.14: Xu thế và tốc độ phát triển của thị trường MTB toàn cầu đến 2017.
Thị trường MTB Việt Nam
Báo cáo của IDC về thị trường MTB toàn cầu cho thấy, số lượng MTB được bán ra tại thị trường Việt Nam trong quí 1 năm 2013 đã tăng 28% so với quí trước và tăng vượt bậc lên 130% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 130.608 chiếc [29].
359338 591514 797558 1017133 1274911 1487432 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Năm Đvt: chiếc
Hình 2.15: Dự báo tình hình tiêu thụ MTB tại Việt Nam đến 2017.
(Nguồn: theo IDC)
Nhận xét:
Từ các số liệu khảo sát được công bố bởi công ty Gfk Việt Nam có thể thấy mặc dù quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ so với khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chi tiêu nhiều nhất vào sản phẩm ĐTTM và sản phẩm CNTT như MTB, MTXT, trong đó MTB là mặt hàng được ưa chuộng thứ hai sau ĐTTM tại thị trường Việt Nam.
Do đó tác giả mượn nhận định của Daniel Pang, trưởng nhóm khảo sát phụ trách khu vực ASEAN thuộc nhóm khảo sát thiết bị người dùng của IDC Châu Á - Thái Bình Dương “thị trường MTB tại Việt Nam có cơ hội lớn để tăng trưởng vì thị trường
bắt đầu tương đối chậm so với các nước láng giềng ASEAN”[29] làm nhận xét cho phần thông tin thị trường MTB Việt Nam.
2.3.3.4 Thông tin về đối thủ cạnh tranh
các thương hiệu MTB đang thống trị thị trường MTB ở VN qua báo cáo khảo sát của IDC [29] đó là Apple, Samsung, Asus, Lenovo, Sony.
Apple Inc. (Mỹ)
Apple Inc. là tập đồn cơng nghệ của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung lũng Silicon ở Cupertino, bang California. Apple được thành lập ngày 01/04/1976 với tên gọi Apple Computer, Inc. , sau đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007.
Apple luôn tạo nên những khuynh hướng mới trên thị trường và đi trước nhiều bước trong cạnh tranh. Có thể nói mỗi sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple đều làm cho thế giới cơng nghệ nín thở chờ đợi.
Lần ra mắt iPad đầu tiên vào tháng 1/2010, Apple khơng hề hé lộ bất cứ gì về thiết bị mà mình định ra mắt mà chỉ đưa ra hứa hẹn sẽ tung ra một thiết bị sáng tạo mới. iPad đã ra đời và hứng chịu khơng ít nhận xét từ các chun gia với nhiều mỉa mai từ các chuyên gia “đây chỉ là iPhone với màn hình lớn hơn”. Thế nhưng, Apple đã khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục bằng doanh số bán hàng thuyết phục của iPad và sau đó là hàng loạt các hãng cơng nghệ khác tiếp nối theo sau.
Điểm mạnh
- Apple là một thương hiệu cơng nghệ nổi tiếng tồn cầu. - Kiểu dáng MTB rất đẹp.
- Luôn đi đầu về cơng nghệ, tính năng mới thu hút người tiêu dùng.
- Sử dụng HĐH iOS có những ưu điểm vượt trội như: giao diện thiết kế đẹp, tinh tế, bảo mật cao và sở hữu một kho ứng dụng iTunes vô cùng phong phú.
- Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm của Apple mặc dù khơng có những quảng cáo rầm rộ như những hãng khác nhưng luôn gây sốt cho người hâm mộ mỗi khi ra mắt.
Điểm yếu
- Ít cấu hình để khách hàng lựa chọn - HĐH iOS là HĐH đóng.
- Thời gian chờ sản phẩm được phân phối chính thức tại thị trường VN khá lâu, trung bình là hai tháng kể từ ngày Apple cho ra mắt sản phẩm mới.
Samsung Electronics (Hàn Quốc)
Hãng điện tử Samsung (Samsung Electronics) được thành lập năm 1969 tại Daegu, Hàn Quốc, là một bộ phận lớn nhất của tập đoàn Samsung và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Hãng điện tử Samsung hoạt động tại 58 nước và có khoảng 208 ngàn cơng nhân và được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng điện tử Samsung còn là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ đô la Mỹ.
Điểm mạnh
- Kiểu dáng MTB rất đẹp.
- Sản phẩm nhiều cấu hình với giá cả khác nhau phù hợp cho nhiều phân khúc người tiêu dùng.
- Cùng một mức cấu hình nhưng có giá bán thấp hơn MTB Apple (phụ lục 11). - Samsung còn là một thương hiệu ĐTTM khá quen thuộc tại thị trường VN. - Samsung có hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp Việt Nam.
Điểm yếu
- Độ bảo mật không cao do MTB Samsung chỉ sử dụng HĐH Android.
- Có nhiều mẫu mã tương tự nhau nên khách hàng trở nên rối rắm khi quyết định lựa chọn.
AsusTek Computer (Đài Loan)
Ngành CNTT Đài Loan đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong một vài thập kỷ qua, vươn lên thành một trong những quốc gia chủ lực về CNTT trên thị trường thế giới. Asus từ khởi đầu khiêm nhường là nhà sản xuất bo mạch chủ với số lượng nhỏ nhân viên vươn lên thành một hãng công nghệ hàng đầu Đài Loan với hơn 12.500 nhân viên trên toàn thế giới. Asus hiện sản xuất các sản phẩm ở hầu hết các lĩnh vực CNTT, bao gồm linh kiện máy tính cá nhân, thiết bị ngoại vi, MTXT, máy chủ, MTB và ĐTTM.
Điểm mạnh
- Asus là một thương hiệu máy tính quen thuộc tại thị trường VN, đặc biệt là bo mạch chủ của MTĐB.
- Sản phẩm nhiều cấu hình với giá cả khác nhau phù hợp cho nhiều phân khúc người tiêu dùng
- Đại lý bán hàng rộng khắp trên toàn quốc
- Giá bán thấp hơn Apple & Samsung (phụ lục 11) Điểm yếu
Khơng có những cơng nghệ mang tính sáng tạo đột phá mang tính tầm cỡ như Apple hay Samsung.
Lenovo (Trung Quốc)
Thành lập năm 1984 tại Trung Quốc bởi Liễu Truyền Chí (Liu Chuanzhi). Tiền thân của Lenovo có tên Legend, cuối những năm 90, Lenovo cho ra đời dòng máy PC mang tên Conet trên nền vi xử lý Pentium.
cũng là thương vụ mua lại thương hiệu nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hiện nay, Lenovo khơng những là nhà sản máy tính cá nhân lớn nhất ở một quốc gia có dân số đơng nhất thế giới mà cịn là một trong năm nhà sản xuất và phân phối máy tính cá nhân lớn nhất thế giới. Các sản phẩm của Lenovo bao gồm máy tính để bàn, MTXT, màn hình, ĐTTM, MTB, thiết bị lưu trữ và các dịch vụ IT. Trong năm 2014 này, thương vụ mua lại mảng máy chủ của IBM nếu thành công sẽ đưa Lenovo thành hãng sản xuất máy chủ lớn nhất thế giới.
Điểm mạnh
- Giá bán thấp hơn Apple.
- Sản phẩm nhiều cấu hình với giá cả khác nhau phù hợp cho nhiều phân khúc người tiêu dùng (phụ lục 11)
- Đã thành lập trung tâm trải nghiệm sản phẩm Lenovo tại Hà Nội. Đây cũng là trung tâm trải nghiệm đầu tiên của hãng Lenovo tại khu vực Đông Nam Á và thứ ba trên thế giới.
Điểm yếu
- Khơng có những cơng nghệ mang tính sáng tạo đột phá mang tính tầm cỡ như Apple hay Samsung.
Sony
Năm 1946, kỹ sư Masaru và nhà vật lý học Akio Morita đã đầu tư một số tiền tương đương 845 bảng Anh hiện nay để thành lập cơng ty, văn phịng nằm tại tầng hầm của một cửa hiệu bán các món tráng miệng ở Tokyo. Ban đầu cơng ty có tên là Tokyo Tsunchin Kogyo với hai mươi nhân viên chuyên sửa chữa thiết bị điện và bán những sản phẩm do họ tạo ra.
Điểm mạnh
- Kiểu dáng MTB rất đẹp.
trường VN. Điểm yếu
- Sản phẩm có ít cấu hình với giá cả khác nhau phù hợp cho nhiều phân khúc người tiêu dùng.
- Giá bán cao (phụ lục 11). Nhận xét:
Qua phân tích một số điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cho thấy các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đều là những tập đồn cơng nghệ hàng đầu thế giới, với kinh nghiệm trên thị trường công nghệ điện tử lâu năm, tiềm lực tài chính hùng mạnh kết hợp với đội ngũ nhân lực chất lượng cao sẽ làm một thách thức rất lớn đối với Fujitsu. Do đó Fujitsu cần tập trung vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để tìm ra chiến lược cạnh tranh phù hợp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2.3.4 Hệ thống phân phối
Qua kết quả khảo sát địa điểm mua MTB cho thấy người tiêu dùng vẫn thiên về các kênh phân phối có độ tin cậy cao như cửa hàng chính hãng, siêu thị thiết bị di động chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 59,4% và 23,3%. Ngoài ra với xu hướng tiêu dùng khu vực thành thị như tại TP. HCM thì việc lựa chọn các cửa hàng chuyên bán thiết bị di động có uy tín để mua MTB đang trở thành một xu hướng trong tương lai khi chiếm 15% lượng người được khảo sát.
Hình 2.16: Địa điểm chọn mua MTB.
(Nguồn: Theo tính tốn của tác giả dựa trên kết quả khảo sát ý kiến người tiêu dùng)
15.0%
23.3% 59.4%
2.3%
Cửa hàng chuyên bán thiết bị di động
Siêu thị điện máy Cửa hàng chính hãng Bất kỳ nơi nào tiện lợi
Sản phẩm máy tính của Fujitsu được phân phối tại Việt Nam qua các kênh phân phối sau:
- Kênh đối tác phát triển thị trường: tập đoàn Fujitsu Nhật Bản đã chọn bảy nhà phân phối chính thức (phụ lục 7) làm đại lý cấp 1, gọi là đối tác phát triển thị trường Việt Nam gồm có: (i) Trung tâm phân phối Viettel (Viettel Distribution) trực thuộc công ty Xuất nhập khẩu Viettel; (ii) Công ty Cổ phần Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí (PSD); (iii) Cơng ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS); (iv) Công ty Cổ phần Truyền thông và Điều khiển (ICA); (v) Công ty Cổ phần C&S; (vi) Công ty TNHH Phát triển Công nghệ miền Nam (TD South); (vii) Công ty Kết nối xanh IT (GCIT).
Bảy đối tác phát triển thị trường Việt Nam có mối quan hệ song song với công ty TNHH Fujitsu Việt Nam (FVL) và công ty Fujitsu PC Pacific Asia (Hồng Kông). Trong đó, Fujitsu Việt Nam (FVL) đảm nhiệm việc phân phối các sản phẩm phần cứng như máy chủ, hệ thống lưu trữ, máy in, máy quét (scanner) cùng các linh kiện phụ đi kèm. Công ty Fujitsu PC Pacific Asia có trụ sở tại Hồng Kơng đảm nhiệm chính việc phân phối các sản phẩm máy tính như MTXT, MTB, MTĐB cho tồn bộ thị trường Châu Á – Thái Bình Dương kể cả Việt Nam thơng qua bảy đại lý cấp 1 với tên gọi đối tác phát triển thị trường như đã nói trên.
- Kênh bán hàng trực tiếp: công ty TNHH Fujitsu Việt Nam (FVL) cũng đảm nhiệm trực tiếp phân phối máy chủ, MTXT, MTĐB và cung cấp phần mềm, dịch vụ CNTT cho các khác hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, đây là các khách hàng do chính phịng kinh doanh máy tính FVL tìm kiếm được. Nhận xét:
Qua phân tích về hệ thống phân phối sản phẩm của tập đoàn Fujitsu tại thị trường Việt Nam, tác giả đúc kết lại những điểm mạnh, hạn chế như sau:
Điểm mạnh:
Fujitsu đang từng bước tạo một hệ thống phân phối sản phẩm hiệu quả tại thị trường. Fujitsu đã có sự lựa chọn khắt khe các đối tác phát triển thị trường. Để được
lựa chọn, đối tác phải đáp ứng các đòi hỏi của Fujitsu về hệ thống đại lý, đội ngũ bán hàng cũng như các vấn đề về tư vấn, giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật, marketing, quy trình làm việc…..
Hình 2.17: Kênh phân phối sản phẩm của tập đồn Fujitsu tại thị trường VN
(Nguồn: phịng Kinh doanh máy tính, cơng ty FVL)
Hạn chế:
- Hệ thống phân phối sản phẩm máy tính thương hiệu Fujitsu lại chưa thống nhất tại thị trường VN, còn chồng lấn về nhiệm vụ. Cụ thể là Fujitsu Việt Nam (FVL) đảm nhiệm việc phân phối các sản phẩm phần cứng như máy chủ, hệ thống lưu trữ, máy in, máy quét (scanner) cùng các linh kiện phụ đi kèm. Cịn Fujitsu Hồng Kơng (tên gọi khác của công ty Fujitsu PC Pacific Asia - Hồng Kông) đảm nhiệm chính việc phân phối các sản phẩm phần cứng như MTXT, MTB, MTĐB cho tồn bộ thị trường Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam thơng qua bảy đại lý cấp 1 với tên gọi đối tác phát triển thị trường. Song song đó FVL cũng đảm nhiệm trực tiếp phân phối máy chủ, MTXT, MTĐB và cung cấp phần mềm, dịch vụ CNTT cho các khác hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Như vậy Fujitsu Việt Nam cần cố gắng hồn thiện để trở thành cơng ty phân phối sản phẩm máy tính chính thức của tập đồn Fujitsu tại thị trường Việt Nam.
- Fujitsu Việt Nam chưa có hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm máy tính trực tiếp đến khách hàng như các đối thủ.
7 đối tác phát triển thị trường
Hệ thống đại lý của 7 đối tác phát triển thị trường
Khách hàng
- Kênh bán hàng thông qua đối tác phát triển thị trường tuy tận dụng được ưu thế hệ thống mạng lưới đại lý rộng khắp của đối tác nhưng chưa giữ được vai trò chủ đạo tạo nguồn doanh thu chủ lực cho công ty do đối tác phát triển thị trường lại phân phối cả sản phẩm của đối thủ.
2.3.5 Hệ thống nhận dạng thương hiệu
2.3.5.1 Tên gọi MTB Fujitsu
Có thể nói tên gọi là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu. Tên gọi hay, độc đáo sẽ đưa sản phẩm, thương hiệu đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Tên MTB Fujitsu Arrows Tab được ví như lời cam kết thương hiệu của tập đoàn về các tính năng vượt trội một cách mạnh mẽ như một mũi tên của MTB Fujitsu.
Đối với người tiêu dùng Việt Nam, thương hiệu MTB Fujitsu có đơi chút khó phát âm và khách hàng có thể nhầm lẫn giữa Fujitsu với Fujifilm là các hãng của Nhật Bản nhưng chuyên sản xuất máy ảnh hay Fujixerox hoặc một hãng khác cũng của Nhật Bản chuyên sản xuất máy photocopy. Điều này cho thấy Fujitsu Việt Nam cần chú trọng phần quảng bá thương hiệu hơn nữa.
2.3.5.2 Biểu tượng thương hiệu (logo)
Biểu tượng hiện tại của tập đoàn Fujitsu được ra đời từ năm 1989 (phụ lục 6), thiết kế theo lối đơn giản. Biểu tượng là tên tập đoàn viết theo tiếng Anh với dấu