Đánh giá thương vụ Sacombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 72)

2.2 Thực trạng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.5.4 Đánh giá thương vụ Sacombank

Thương vụ Ngân hàng Eximbank đại diện cho nhóm cổ đơng lớn mua thâu tóm Sacombank mang màu sắc thương mại M&A thù nghịch.

Vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank.Đây cũng chính là điều kiện để sở hữu chéo chằng chịt, vốn ảo và tỷ lệ nợ xấu cao trong ngành ngân hàng. Cũng là điều kiện để một số người lách luật "tuồn" vốn ngân hàng ra ngồi. Luật các Tổ chức tín dụng quy định, ngân hàng khơng được cấp tín dụng cho những thành viên Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc... ngân hành, luật không cấm cấp tín dụng cho những cơng ty mà các thành viên Hội đồng quản trị là cổ đông lớn. Nên ngân hàng cứ cho các công ty của họ vay mà khơng hề vi phạm. Đó chính là đường đi ra "sân sau" của dịng vốn ngân hàng. Nó giúp các cá nhân có đủ lượng tiền mặt khổng lồ để thực hiện thâu tóm ngân hàng hay thực hiện các thương vụ với số vốn lớn

Sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng ngày càng trở nên nghiêm trọng, là một nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn dựa trên quan hệ thay vì hiệu quả sử dụng. Việc sở hữu chéo cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp nắm ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia. Như vậy, ba trường hợp sở hữu chéo tiêu cực đều có nguy cơ dẫn đến việc các ngân hàng thương mại sẽ tiến hành thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng. Và trong trường hợp này, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu trong hệ thống tăng cao.

Ở Việt Nam, việc kiểm duyệt nguồn tiền bị thả lỏng nên mới có chuyện một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam như Sacombank bị thâu tóm mà cơ quan quản lý khơng hề hay biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 72)