Đánh giá thương vụ sáp nhập ba ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 60)

2.2 Thực trạng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.3.4 Đánh giá thương vụ sáp nhập ba ngân hàng

Sau khi được hợp nhất từ 3 ngân hàng là SCB, TinNghiaxBank, FicomBank thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) từ cuối năm 2011, đến nay ngân hàng này đã có những bước cải thiện khá tốt.

Hầu hết các ngân hàng sau sáp nhập đều có sự tăng lên về quy mô nguồn vốn và tài sản. Đơn cử trường hợp đầu tiên của SCB, xuất phát điểm với tình hình tài chính bi đát, có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, chỉ sau 1 năm hoạt động (tính đến 31.12.2012), ngân hàng đã nâng tổng mức tài sản lên hơn 149.000 tỷ đồng, gấp gần 2 lần tổng tài sản ban đầu, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên hơn 11.000 tỷ, gấp gần 3 lần vốn chủ của ngân hàng SCB trước khi hợp nhất. Đến hết quý 1/2013, ngân hàng đã thanh toán khoản vay tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước từ hơn 18.000 tỉ đồng cịn 2.800 tỉ đồng; hồn trả khoản vay hỗ trợ từ ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) gần 2.500 tỉ đồng…

Nguồn: BCTC các ngân hàng, CafeF

Hình 2.9 :Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) giai đoạn 2010 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng)

Sau khi được hợp nhất từ 3 ngân hàng là SCB, TinNghiaBank, FicomBank thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) từ cuối năm 2011, đến nay ngân hàng này đã có những bước cải thiện khá tốt.

Tuy nhiên xét về , nếu nhìn vào hệ số lợi nhuận sau thuế/ tổng doanh thu cũng như các hệ số về khả năng sinh lời ROA, ROE thì phải chăng lợi nhuận của các ngân hàng đang có được chưa thực sự dựa trên năng lực, mà đơn thuần chỉ nhờ sự "bành chướng" về quy mô và nguồn vốn .Chỉ số ROA, ROE tại ngân hàng SCB giảm từ 0,49% năm 2010 xuống 0,04% năm 2012 đối với ROA và 5,98% xuống còn 0,56% đối với ROE, kéo theo sự sụt giảm thu nhập cổ phiếu SCB từ 665 đồng/cổ phiếu xuống còn 60 đồng/cổ phiếu cũng trong giai đoạn này

Nguồn: BCTC các ngân hàng, Vietstock

Trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, việc tồn tại với vị thế yếu kém với những khoản nợ xấu khổng lồ có thể khiến ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản trong thời gian ngắn. Sáp nhập lại với nhau để có thể cùng giải quyết những vấn đề chung mang tính hệ thống và hạn chế những vấn đề mang tính phi hệ thống sẽ giúp các ngân hàng có xác suất tồn tại cao hơn việc tự đứng một mình. Khơng chỉ thế, chọn thời điểm thích hợp giúp cho việc sáp nhập này được hỗ trợ từ NHNN nên khá thuận buồm xi gió.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)