Đánh giá thương vụ tự tái cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 75)

2.2 Thực trạng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.6.3 Đánh giá thương vụ tự tái cơ cấu

Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN, TienPhongBank đã trở thành Ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện xong đề án tái cơ cấu. Vượt tiến độ hơn 1 năm, không chọn phương án sáp nhập, ngân hàng này đã tự khắc phục những vấn đề của mình liên quan đến vốn, nhân sự, nợ xấu. Vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 3.000 tỉ đồng lên tới 5.550 tỉ đồng, lũy kế từ tái cơ cấu đến nay ngân hàng đã tạo ra gần 500 tỉ đồng lợi nhuận. Đặc biệt, vốn huy động dân cư tăng 2 lần, tăng trưởng tín dụng tăng gấp đơi, nợ xấu giảm từ 6,4% xuống còn 2,7%, số lượng khách hàng tăng hơn 3 lần

Yếu tố mang tính quyết định giúp ngân hàng này tái cơ cấu thành công là nhờ xác định được chiến lược tái cơ cấu đúng đắn. Cụ thể, trên cơ sở nguyện vọng của các cổ đông, TienPhong Bank đã xây dựng một số định hướng cho phương án tái cơ cấu gồm 3 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 tập trung vào khắc phục các vấn đề hiện tại của ngân hàng, kêu gọi vốn đấu tư mới nhằm làm lành mạnh bảng cân đối kế toán, với thời gian dự kiến tiến hành xong trước tháng 9/2012. Giai đoạn 2 tập trung vào củng cố, nâng cấp các hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, thời gian dự kiến triển khai từ tháng 9/2012 đến hết năm 2013. Giai đoạn 3 tập trung phát triển và ổn định, kinh doanh có lãi, an tồn, hiệu quả theo chiến lược mới với thời gian dự kiến từ năm 2013 đến hết 2015.

Từ trường hợp thành công của TienPhong Bank trong tự tái cơ cấu, có thể thấy, đây là một trong những biện pháp mà các TCTD yếu kém hiện nay cần lưu tâm. Giờ khơng cịn là lúc giấu giếm những yếu kém của mình, thay vào đó, các TCTD nên mạnh dạn và thẳng thắn vấn đề hiện nay của mình với các đối tác. Quan trọng l hơn, cần đưa ra được chiến lược hoạt động hiệu quả; cách thức giải quyết nợ xấu và lợi ích liên quan của các nhóm cổ đơng (nếu có); lộ trình lành mạnh hóa, có những mục tiêu rõ ràng và minh bạch để các đối tác xem xét về khả năng hợp tác rót vốn vào.

Kinh nghiệm tái cơ cấu của TienPhong Bank cho thấy, sau khi tái cơ cấu, các ngân hàng này đã “thay máu” tồn bộ hệ thống quản trị. Rất khó có sự cải tiến cho ngân hàng đó, nếu bộ máy quản trị cũ vẫn giữ nguyên vẹn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)