Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 32)

1.5 Kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại

1.5.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Trên cơ sở kinh nghiệm các nước đi trước trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, về cơ bản có thể đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:

Củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo quá trình tái cơ cấu hệ thống được thực hiện hiệu quả và tránh những xáo trộn do những thông tin bất lợi đưa ra, hầu hết các nước trước khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều đưa ra các thông điệp đối với công chúng nhằm củng cố niềm tin, tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ từ phía cơng chúng.

Đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Để hạn chế rủi ro khủng hoảng ngân hàng lan rộng trong toàn hệ thống, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết Ngân hàng Trung ương các nước đều tích cực hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, áp dụng cơ chế hỗ trợ thanh khoản đặc biệt và dùng các giao dịch phi tiền mặt như bảo lãnh các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để cứu các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản.

Rà sốt khn khổ pháp lý. Việc tiến hành các hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần được đặt trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc.Căn cứ vào các văn bản pháp lý đó, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sẽ cần phải xây dựng một quy trình, với những tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu về mức độ can thiệp của Nhà nước cho từng trường hợp cụ thể.

Rà soát chất lượng tài sản và phân loại ngân hàng. Để thực hiện quá trình tái cấu trúc ngân hàng, hầu hết các nước đều phải tiến hành xác định một cách rõ ràng và chính xác tình hình tài sản, mức độ và phân loại nợ xấu cũng như mức độ mất vốn của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các nước đều tiến hành thành lập các công

ty quản lý nợ và tài sản xấu (gọi tắt là AMC) để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, cũng như để giải quyết các vấn đề nợ xấu và thanh lý các tài sản.

Sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng yếu kém. Sau khi đánh giá được mức vốn thực có của các ngân hàng thương mại sau khi đã bù đắp các khoản thiệt hại về nợ xấu và dự phịng, hầu hết Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước thực hiện tái cấu trúc đều quyết liệt cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém hoặc yêu cầu tăng vốn để tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động

Mua lại ngân hàng, quốc hữu hóa một phần, góp vốn. Việc Chính phủ mua lại hoặc đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng yếu kém là một trong những giải pháp tạm thời cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại khơng có khả năng sáp nhập hoặc hợp nhất. Tuy nhiên, việc mua lại hoặc đầu tư của Chính phủ chỉ mang tính tạm thời, phần lớn Chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác sau khi tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục hoạt động của các ngân hàng này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Tái cơ cấu ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế - một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là hoạt động nhạy cảm, phải làm sao để các ngân hàng hoạt động ổn định, góp phần ổn định, hỗ trợ việc phát triển kinh tế trong thời gian tới. Nhưng đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng, đây khơng phải là một vấn đề đơn giản bởi cái được và cái mất luôn đan xen. M&A sẽ mang lại những giá trị lớn cho cả bên bán lẫn bên mua và đặc biệt hữu ích khi các ngân hàng rơi vào suy thoái do sức ép cạnh tranh, hay thị trường thay đổi… Những cái được lớn nhất có thể kể đến là: gia tăng qui mô tài sản, nâng cao vị thế ngân hàng nhờ vị thế đối tác, mở rộng mạng lưới và tiết kiệm chi phí hành chánh nhưng bên cạnh đó ngân hàng sau tái cấu trúc sẽ phải đối mặt khó khăn khơng nhỏ cả trong và sau quá trình tái cấu trúc như tổng tài sản tăng sau tái cấu trúc nhưng chất lượng tài sản giảm do khoản lỗ và nợ xấu tăng; ảnh hưởng niềm tin khách hàng và bất ổn nhân sự..

Để tiến trình tái cấu trúc hiện quả Việt Nam đã rút ra kinh nghiệp các nước tiên tiến Thái Lan, Maylaysia như tiến hành đánh giá chất lượng tài sản và phân loại nợ xấu của các ngân hàng thương mại, đã cho phép và khuyến khích thành lập các Công ty quản lý nợ và tài sản xấu (AMC) để xử lý nợ khó địi của các ngân hàng thương mại, mở rộng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại trong nước trong một thời gian nhất định. Để áp dụng bài học kinh nghiệm các nước tiên tiến ta phải tìm hiểu về thực trang tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt nam hiện nay như thế nào.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)