Chi phí các hoạt động CSR của Coca-Cola ở nghĩa vụ Đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội của coca cola việt nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

Các hoạt động Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Nước sạch cho cộng đồng 392,000 79%

Khấu hao máy móc 320,000 65%

Chi phí bảo dưỡng 20,000 4%

Kiểm định nội bộ 5,000 1%

Kiểm định từ Bộ Tài nguyên 2,000 0%

Hỗ trợ trồng rừng đầu nguồn 35,000 7%

Chương trình nâng cao nhận thức về nước sạch 10,000 2%

Hãy giữ gìn một Việt Nam xinh đẹp 60,000 12%

Ngày môi trường 10,000 2%

Cuộc thi Ekocycle 50,000 10%

Phát triển nông nghiệp bền vững 43,000 9%

TỔNG CỘNG 495,000 100%

(Nguồn: Nội bộ: Bộ phận Marketing & PAC – Coca-Cola, 2014)

Hàng năm, Coca-Cola chi khoảng 500 nghìn USD cho các hoạt động bảo vệ mơi trường. Trong đó, chương trình “Nước sạch cho Cộng đồng” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của các hoạt động CSR ở khía cạnh đạo đức (79%). Bắt đầu từ năm 2004, cùng với Coca-Cola toàn cầu, Coca-Cola Việt Nam cũng triển khai dự án “Nước sạch cho cộng đồng”. Để thực hiện dự án này, Coca-Cola Việt Nam đã chi hơn 5 triệu USD cho hệ thống xử lý nước thải cho 3 nhà máy của Coca-Cola ở Việt Nam. Từ năm 2004 đến năm 2020, dự kiến máy móc khấu hao cho mỗi năm là khoảng 320 nghìn USD, chi phí để bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải là 20 nghìn USD mỗi năm. Ngồi ra, để đảm bảo tiêu chuẩn trả nước sạch cho cộng đồng như đúng cam kết, Coca- Cola Việt Nam mời các chuyên gia bên vùng đánh giá chất lượng nước được lọc lại, và có sự kiểm định của Bộ Tài ngun mơi trường Việt Nam. Chi phí cho mỗi lần kiểm định hằng năm là 5 nghìn USD. Ngồi việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong các nhà máy của Coca-Cola, trong chiến dịch “Nước sạch cho Cộng đồng”, Coca-Cola tài trợ hàng năm 35 nghìn USD cho các Sở Tài nguyên, các tổ chức Môi trường trồng

mới các rừng đầu nguồn và phố hợp với chính quyền tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Cam Ranh thực hiện chương trình nâng cao ý thức của người dân về việc tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch. Chương trình này chiếm khoảng 10 nghìn USD mỗi năm.

Chương trình thu hồi vỏ chai thủy tinh “Hãy giữ gìn một Việt Nam xinh đẹp” bao gồm 2 hoạt động chính là “Ngày mơi trường” và cuộc thi Ekocycle. Trong đó, hoạt động “Ngày mơi trường” là hoạt động nội bộ do các nhân viên của Coca-Cola thực hiện. Chi phí cho “Ngày mơi trường” hàng năm là 10 nghìn USD. Chi phí cho cuộc thi Ekocycle là 50 nghìn USD/ năm.

Chương trình “Phát triển nơng nghiệp bền vững” mới chỉ vừa được triển khai vào năm 2014. Năm ngối, chương trình chỉ mới thực hiện giai đoạn đầu của chuỗi chiến dịch đó là tuyển các nhà cung cấp nơng sản, các hộ gia đình nơng dân tham gia chương trình. Chi phí cho chương trình năm ngối là 43 nghìn USD. Dự kiến năm 2015, chương trình sẽ tiếp tục tuyển thêm các nhà cung cấp tham gia chương trình và bắt đầu tổ chức các khóa huấn luyện.

2.2.4 Nghĩa vụ Nhân văn:

2.2.4.1 Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Nhân văn:

Mục tiêu của Coca-Cola trong các hoạt động CSR ở nghĩa vụ Nhân văn là góp phần trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội. Vì vậy, các chương trình CSR ở nghĩa vụ này nhắm đến các mục tiêu sau:

- Tiếp cận, hỗ trợ vốn và đào tạo kỹ năng cho 5000 phụ nữ ở các tỉnh miền Tây

- Phát triển chương trình huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên tất cả các trường

đại học ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,…

- Giúp đỡ đồng bào bị thiên tai vượt qua khó khăn

Mặt khác, bên cạnh việc giúp đỡ cho cộng đồng và Xã hội, Doanh nghiệp cũng muốn tranh thủ được thiện cảm và ủng hộ của cộng đồng và xã hội cho các hoạt động

kinh doanh của Doanh nghiệp thông qua các hoạt động đó. Để được như vậy, Coca- Cola đặt mục tiêu cho các hoạt động:

- Đạt được ít nhất 50% mức độ nhận biết của cộng đồng, đặc biệt là trong các đối

tượng mục tiêu của chương trình

- Gia tăng mức độ yêu thích sản phẩm của cơng ty trong người tiêu dùng

2.2.4.2 Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ Nhân văn:

Nếu như Nghĩa vụ đạo đức là những gì cộng đồng và xã hội mong đợi thì Nghĩa vụ nhân văn bao gồm những hành vi và hoạt động vượt ra ngồi sự trơng đợi của xã hội mà xã hội muốn hướng tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của tổ chức hay doanh nghiệp. Đó là những chương trình từ thiện, hỗ trợ giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.Các hoạt động thường niên bao gồm: Chương trình giáo dục nâng cao năng lực của phụ nữ trong xã hội, chương trình hỗ trợ giáo dục, các chương trình từ thiện khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Chương trình nâng cao năng lực phụ nữ trong xã hội:

Đây là chương trình mà Coca-Cola kết hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và tổ chức phi chính phủ PACT thực hiện cho các phụ nữ nghèo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mang tên “Sức sống Mê Kông”. Dự án “Sức sống Mê Kông” kéo dài từ 2013 – 2016. Mục tiêu tiếp cận và hỗ trợ 5,000 chị em phụ nữ tại Vĩnh Long. Thông qua việc kết hợp tập huấn về quản lý tài chính, vận hành ngân hàng nhóm và hướng dẫn cách làm kinh doanh, chương trình đã giúp chị em phụ nữ có cơ hội phát triển năng lực, trở thành người làm chủ cuộc sống và mang lại thay đổi tích cực cho cộng đồng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chị em phụ nữ có cơ hội buôn bán, Coca-Cola cung ứng xe đẩy cho phụ nữ kinh doanh bán sản phẩm Coca-Cola vừa hình thức quan tâm trách nhiệm đạo đức vừa quan tâm đến phát triển kênh phân phối và gia tăng doanh số cũng như gia tăng độ phủ của thị trường cho sản phẩm của Coca-Cola.

sự tham gia của hơn 3,500 phụ nữ. Hơn 1,300 doanh nghiệp nhỏ đã được chị em triển khai và duy trì ổn định đến nay.

b) Chương trình hỗ trợ giáo dục:

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển con người, Coca- Cola Việt Nam quan tâm đến vấn đề giáo dục ở các cấp, từ học sinh ở các tỉnh nghèo xa xôi cho đến sinh viên đại học tại các thành phố lớn.

Đối với học sinh tại các tỉnh nghèo ở khu vực miền Trung, Coca-Cola trao tặng các suất học bổng và hỗ trợ tiền cơ sở vật chất. Đối với sinh viên tại các trường đại học, Coca-Cola tổ chức các chương trình huấn luyện kỹ năng mềm, các buổi trò chuyện trao đổi kinh nghiệm do các quản lý nhãn hiệu, trưởng ngành hàng, trưởng bộ phận của Coca-Cola đảm nhận, giúp cho các bạn sinh viên có cơ hội tìm hiểu về cơng ty, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp sau này. Chương trình được tổ chức hàng năm tại các trường Đại học lớn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thu hút trên 10,000 sinh viên tham dự. Chương trình này cũng là một hình thức tuyển dụng hàng năm của công ty Coca-Cola Việt Nam. Với cách tổ chức như vậy, không những Coca-Cola có cơ hội giới thiệu các sản phẩm của cơng ty, quảng bá về văn hóa và mơi trường làm việc của cơng ty mà cịn giúp thu hút nguồn nhân lực trẻ, tài năng và năng động tại các trường Đại học hàng đầu.

c) Các chương trình từ thiện khác:

Ngồi ra, Coca-Cola cũng hỗ trợ để giúp đỡ cho đồng bào miền Trung bị thiên tai hàng năm. Trong đó, tại Ninh Thuận, Coca-Cola đã cùng Hội Chữ thập đỏ cải tạo và xây mới 4 cơng trình đa chức năng, vừa là nơi trú ẩn cho hơn 600 hộ gia đình, vừa là trường mầm non cho hơn 300 em nhỏ học tập hàng ngày. Tại Sầm Sơn – Thanh Hóa, Coca-Cola trang bị thêm các thiết bị cho Trung tâm điều dưỡng và sơ cấp cứu biển. Đây sẽ là nơi chăm sóc y tế và đảm bảo sơ cấp cứu nhanh cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ hoặc gặp nạn tại vùng biển này. Với quy mô 6 tầng, rộng gần

chức năng cho khoảng 100 nạn nhân trong cùng một thời điểm. Tại Quảng Bình, bên cạnh việc đầu tư xây dựng những cơng trình ứng phó với thiên tai, Coca-Cola cịn đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ trong công tác cứu trợ sau bão lũ.

2.2.4.3 Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ Nhân văn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội của coca cola việt nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020 (Trang 49 - 53)