Các hoạt động Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Sức sống Mekong 240,000 58% Hỗ trợ giáo dục 35,000 8% Ủng hộ thiết bị học tập 25,000 6%
Chương trình giáo dục nâng cao kỹ năng mềm 10,000 2%
Các hoạt động từ thiện khác 141,500 34%
Cải tạo các cơng trình đa chức năng 75,000 18%
Cung cấp thiết bị cho Trung tâm điều dưỡng sơ cấp
cứu 30,000 7%
Hỗ trợ các gia đình gặp thiên tai 36,500 9%
TỔNG CỘNG 416,500 100%
(Nguồn: Nội bộ: Bộ phận Marketing và PAC – Coca-Cola, 2014)
Các hoạt động từ thiện hàng năm của Coca-Cola tốn khoảng hơn 400 nghìn USD trong đó chú trọng nhiều vào các hoạt động hỗ trợ phụ nữ và trẻ em. Các hoạt động thường niên bao gồm: Chương trình giáo dục nâng cao năng lực của phụ nữ trong xã hội, chương trình hỗ trợ giáo dục, các chương trình từ thiện khác. Theo cơ cấu chi phí của Coca-Cola dành cho các hoạt động CSR thuộc khía cạnh Nhân văn, các hoạt động giáo dục chiếm tỷ trọng cao hơn (66%) so với các hoạt động từ thiện (34%)
Chương trình giáo dục nâng cao năng lực của phụ nữ trong xã hội với tên gọi “Sức sống Mekong” là dự án 5 năm kéo dài từ năm 2012 đến năm 2016 với tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 1.2 triệu USD. Ước tính mỗi năm chương trình tốn khoảng 240 nghìn USD. Số tiền trên được chi cho việc thiết lập và vận hành các ngân hàng nhỏ
trong khoảng 5000 chị em phụ nữ, giúp các chị em thực hành tiết kiệm, vay tiền làm vốn kinh doanh.
Chương trình hỗ trợ giáo dục hàng năm tốn khoảng 25 nghìn USD cho việc ủng hộ bàn ghế và các thiết bị học tập cho các trường nghèo ở khu vực miền Trung. Các chương trình nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học tốn khoảng 10 nghìn USD hàng năm và được tập trung tại các trường Đại học danh tiếng tại các thành phố lớn như HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Ngoài ra, như một hoạt động thường niên và nghĩa cử cao đẹp hàng năm, Coca- Cola đóng góp khoảng 2.8 tỷ VND tương đương 140 nghìn USD để cứu trợ đồng bào miền Trung bị thiên tai. Trong đó, tại Ninh Thuận, Coca-Cola đã dành 1,5 tỷ đồng cùng Hội Chữ thập đỏ cải tạo và xây mới 4 cơng trình đa chức năng, vừa là nơi trú ẩn cho hơn 600 hộ gia đình, vừa là trường mầm non cho hơn 300 em nhỏ học tập hàng ngày. Tại Sầm Sơn – Thanh Hóa, Coca-Cola chi 600 triệu đồng nhằm trang bị thêm các thiết bị cho Trung tâm điều dưỡng và sơ cấp cứu biển. Tại Quảng Bình, Coca-Cola dành 730 triệu đồng hỗ trợ hơn 500 hộ gia đình vượt qua thiên tai.
2.3 Cảm nhận của người tiêu dùng về việc thực hiện CSR của Coca-Cola:
2.3.1 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến các vấn đề xã hội:
Phần phân tích sau đây sẽ thể hiện mức độ quan tâm của người tiêu dùng về các vấn đề xã hội khác nhau. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn tất cả các vấn đề xã hội mà họ quan tâm, sau đó sẽ chọn ra một vấn đề mà họ quan tâm nhất. Các số liệu được thể hiện ở dạng bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt dữ liệu dựa trên tần số xuất hiện của các vấn đề xã hội được người tiêu dùng lựa chọn. Ngồi ra, các nhóm đối tượng người tiêu dùng khác nhau sẽ có cách nhìn nhận về các vấn đề xã hội khác nhau, bảng số liệu sẽ chia theo từng nhóm ngành nghề.
Đối với người tiêu dùng, các vấn đề thuộc khía cạnh kinh tế liên quan đến chất lượng sản phẩm, là mối quan tâm hàng đầu. Những vấn đề này liên quan trực tiếp đến sức khỏe của họ và cả gia đình. Tiếp đến là những vấn đề liên quan đến khía cạnh nhân
văn. Các vấn đề liên quan đến khía cạnh đạo đức-mơi trường được quan tâm thứ ba. Và cuối cùng là các vấn đề liên quan đến khía cạnh Pháp lý. Biểu đồ 2.2 thể hiện mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến các vấn đề của xã hội được chia làm 4 khía cạnh:
Hình 2.2 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng về các vấn đề xã hội
(Nguồn: Dữ liệu khảo sát, 2015)
Như vậy, nếu xét theo cảm nhận của người tiêu dùng, thứ tự quan trọng của các khía cạnh CSR dường như bị thay đổi vị trí so với mức độ thực hiện CSR thực tế của Coca-Cola cũng như là về mặt lý thuyết theo mơ hình Kim tự tháp của Caroll.
Ở khía cạnh Kinh tế: 57% 29% 13%1% Kinh tế Nhân văn Đạo đức Pháp lý