Chi phí và rủi ro trong công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 25 - 29)

Đối với mỗi một nguồn vốn huy động, các ngân hàng đều luôn quan tâm hai vấn đề quan trọng sau: một là chi phí để có nguồn vốn là bao nhiêu, hai là mối quan hệ phụ thuộc và rủi ro của mỗi nguồn vốn. Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngân hàng cần phải biết mỗi khoản mục chi phí bao gồm những gì? Điều này đặc biệt đúng đối với chi phí huy động vốn vì đây là chi phí cao nhất trên cả chi phí nhân lực, chi phí quản lý và chi phí khác.

1.4.1. Chi phí cho nguồn vốn huy động

Chi phí huy động vốn là khoản chi phí được cấu thành bởi chi phí lãi phải trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng và các chi phí phi lãi phát sinh khác trong quá trình huy động vốn. Đây là khoản chi phí trọng yếu trong tổn chi phí của mỗi ngân hàng, cho nên với hầu hết các ngân hàng muốn tăng thu nhập thì việc hạ thấp chi phí tiền gửi của mình là nhu cầu bức thiết. Tuy nhiên, các ngân hàng khơng dễ dàng hạ thấp chi phí tiền gửi của mình bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức cung tiền gửi, khả năng cạnh tranh của ngân hàng, lãi suất cho vay, quy mô của khoản tiền gửi

ải trả lãi và quan trọng nhất là sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất đi vay.

Chênh lệch lãi suất là giá mà người tiêu dùng thực trả cho các dịch vụ tài chính trung gian của ngân hàng. Nó được xác định bởi chi phí cho cơng nghệ, chi phí cho vốn, phí bảo hiểm rủi ro của các khoản vay, thuế phải nộp…Mức chênh lệch này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và sức ép đối thủ cạnh tranh.

Những loại tiền gửi khác nhau tương ứng với những mức độ rủi ro khác nhau để quyết định những lãi suất huy động khác nhau, ví dụ như tiền gửi có kỳ hạn có rủi ro thấp hơn tiền gửi khơng kỳ hạn. Thêm vào đó, thu nhập của người gửi tiền và mức cạnh tranh trên thị trường cũng tác động tới lãi suất huy động. Hơn nữa, những khoản tiền gửi ngân hàng khơng phải trả lãi có ảnh hưởng tới mức chênh lệch lãi suất của ngân hàng. Quy mô của các khoản tiền gửi khơng phải trả lãi càng nhiều thì thu nhập từ lãi suất rịng sẽ càng lớn và ngân hàng cần có khả năng cạnh tranh mạnh hơn so với các đối thủ.

Có 3 phương pháp xác định chi phí huy động vốn thường được các ngân hàng áp dụng phổ biến là: phương pháp chi phí bình qn, chi phí vốn biên tế và chi phí hỗn hợp. Mỗi phương pháp đều có một ý nghĩa nhất định tùy theo mục đích sử dụng của số liệu về chi phí huy động vốn tính tốn được.

Phương pháp chi phí bình qn

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động được trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn huy động được. Cơng thức tính chi phí bình qn như sau:

Tổng chi phí lãi Chi phí lãi bình quân =

Tổng nguồn vốn huy động bình quân

Phương pháp này cung cấp cho ngân hàng một chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư thế nào để có lãi. Nhưng việc tính tốn như trên là chưa hồn chỉnh, vì nó chỉ dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nhiều chi phí khác có liên quan đến huy động vốn vẫn chưa được đề cập đến. Đó chính là chi phí phi lãi, bao gồm: tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp; mức dự trữ bắt buộc theo quy định; phí bảo hiểm tiền gửi; chi phí quảng cáo; khuyến mãi...

Do vậy, các ngân hàng khắc phục nhược điểm bằng cách sử dụng tài sản sinh lợi làm cơ sở tính tốn chi phí, tức là so sánh chi phí lãi và phi lãi trong huy động vốn với lượng tài sản sinh lời của ngân hàng theo công thức sau:

Tổng chi phí lãi + Chi phí lãi Tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí =

Tổng tài sản có sinh lời

Cơng thức trên có nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải bằng tỷ lệ này để có thể bù đắp tổng chi phí huy động vốn. Trên thực tế, các cổ đông-chủ sở hữu của ngân hàng cũng tham gia góp vốn vào ngân hàng và như vậy sẽ phát sinh chi phí vốn sở hữu. Đây là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những người góp vốn vào ngân hàng. Vì nếu ngân hàng khơng tạo ra được tỷ suất sinh lời thỏa đáng trên vốn chủ sở hữu thì các cổ đơng sẽ rút vốn ra và đầu tư vào nơi khác hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phương pháp hợp lý là ước tính một tỷ suất sinh lời cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết sẽ duy trì mức góp vốn hiện tại. Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ toàn bộ các nguồn vốn huy động và vốn sở hữu của ngân hàng là:

Tỷ suất sinh lợi tối Suất sinh lời trước Tỷ suất sinh lợi tối thiểu = thiểu để bù đắp chi phí + thuế cho cổ đông

Phương pháp chi phí vốn biên tế

Phương pháp chi phí bình qn tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng. Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng là cho hiện tại và

hướng về tương lai, tức phải trả lời câu hỏi: khi một khách hàng xin cấp một khoản tín dụng, để đáp ứng nhu cầu đó, ngân hàng phải tốn phí là bao nhiêu? Tỷ lệ thu nhập ngân hàng phải tạo ra từ tín dụng và đầu tư chứng khốn tương lai tối tối thiểu phải bằng bao nhiêu để có thể bù đắp chi phí huy động những nguồn vốn mới:

Phương pháp chi phí vốn biên tế giả định rằng tồn bộ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu trên của khách hàng đều bắt đầu từ việc vay trên thị trường tiện tệ, ta có cơng thức sau:

Chi phí huy động vốn Chi phí trả lãi theo lãi suất bình Chi phí lãi để = +

để tài trợ khoản vay quân trên thị trường tiền tệ huy động vốn

Chi phí biên là chi phí tăng thêm cho một đồng vốn mới mà ngân hàng phải bỏ ra khi huy động thêm vốn. Căn cứ vào chi phí biên, ngân hàng xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tài sản có thêm từ các nguồn vốn này.

Chi phí huy động vốn hỗn hợp

Trong thực tế, để phân định nguồn vốn nào sử dụng cho mục đích nào khơng phải là việc dễ dàng. Ngân hàng thường huy động từ nhiều nguồn khác nhau cho các mục đích khác nhau. Do vậy, cần phải quan tâm xem xét chi phí huy động vốn trên một hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc tính tốn chi phí nguồn vốn gồm các bước sau:

Bước 1: xác định lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn để đáp ứng nhu cầu tài trợ.

Bước 2: xác định mức khả dụng mỗi nguồn vốn

Bước 3: xác định chi phí lãi và chi phí phi lãi của mỗi nguồn vốn

Bước 4: tập hợp chi phí lãi của tất cả các nguồn vốn xác định tương quan với tổng nguồn vốn huy động

1.4.2. Rủi ro trong công tác huy động vốn

Thực tế hoạt động của ngân hàng đã cho thấy, việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chi phí của mỗi nguồn

mà cịn phụ thuộc rủi ro mà nguồn vốn huy động có thể mang lại. Các loại rủi ro tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trước đó đã huy động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường tăng, người gửi tiền sẽ thấy lãi suất mà ngân hàng trả cho họ không thỏa đáng nên họ sẽ rút tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn. Như vậy, có thể thấy rủi ro lãi suất xuất hiện ở những nguồn vốn huy động có thời hạn dài.

Rủi ro thanh tốn: Xảy ra khi có tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng. Như tình trạng thất nghiệp gia tăng, các doanh nghiệp không tiêu thu được hàng hóa sẽ làm cho tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán sẽ giảm đi một các đột ngột…buộc ngân hàng phải tìm kiếm những nguồn vốn khác có chi phí cao hơn để bù đắp.

Rủi ro vốn chủ sỡ hữu: Khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư sẽ lo lắng đến khả năng hồn trả của ngân hàng và có thể họ sẽ rút vốn khỏi ngân hàng đó.

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng Thương Mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)