Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 30)

Mạng lưới: Ngân hang là tổ chức kinh doanh dịch vụ gửi tiền,việc tiếp cận với khách hàng là một nhân tố vơ cùng quan trọng. Do đó, mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch là kênh phân phối sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng.Kênh phân phối rộng sẽ tăng cường khả năng giaodịch,tiếp xúc giữa ngân hàng với các khách hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng có có sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ giữa các ngân hàng thương mại trong nước, mà trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực trên tồn thế giới. Cơng nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố

không kém phần quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán…Một ngân hàng sở hữu công nghệ lạc hậu so với các ngân hàng khác: hoạt động giao dịch, thanh toán và các dịch vụ cịn thực hiện thủ cơng dẫn đến chậm trễ trong giao dịch với khách hàng và không đa dạng hố được các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, điều này sẽ làm hạn chế khả năng thu hút vốn của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng không cạnh tranh được với các ngân hàng khác được đầu tư công nghệ hiện đại hơn. Các nhân tố từ phía khách hàng

Thu nhập của dân cư, thời vụ chi tiêu

Tại các thành phố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư có thu nhập cao sẽ hình thành một nguồn tiền gửi lớn. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kỳ hạn của nguồn tiền, thời vụ chi tiêu ảnh hưởng tới quy mơ và tính ổn định của nguồn tiền. Ví dụ: vào dịp cuối năm, nguồn tiền gửi tiết kiệm cũng như tiền gửi của các doanh nghiệp có xu hướng giảm sút đặc biệt trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt còn đang phổ biến như nước ta hiện nay.

Tâm lý,thói quen tiêu dung của khách hàng

Các yếu tố thuộc về tâm lý, thói quen, phong tục của người dân tác động rất lớn đến hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng. Các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập, môi trường làm việc liên quan đến việc lựa chọn sử dụng các hình thức dịch vụ ngân hàng.

1.5.5 Mơi trường bên ngồi

Tình hình kinh tế- xã hội.

Đây là yếu tố khách quan đối với ngân hàng, yếu tố này ảnh hưởng chung đến việc huy động và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế trong đó có nguồn vốn của NHTM. Cụ thể trong một nền kinh tế phát triển nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm gửi vào các NHTM ngày càng nhiều… Ngoài ra với một nền kinh tế phát triển thì cơng nghệ

ngân hàng được hiện đại hố, người dân có thói quen sử dụng những lợi ích do các NHTM cung ứng, các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu qua ngân hàng, ngân hàng thu được càng nhiều khoản vốn, chiếm dụng được vốn trong thanh toán. Lạm phát là một yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng rằng họ sẽ thu được khoản tiền lãi nhất định, lạm phát cao hoặc biến động có thể làm trượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hình thái khác có tính ổn định hơn về giá trị.

Mơi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mơ.

Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, phương hướng trong hoạt động huy động vốn cũng như các hoạt động khác của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại xây dựng các chiến lược kinh doanh cho riêng mình phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước như chính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất,.. Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và theo sát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác thì mới tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển các thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của hệ thông ngân hàng. Mặt khác, việc xây dựng một mơi trường pháp lý lành mạnh, thơng thống cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại.

Môi trường cạnh tranh

Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp vào mua chứng khốn của Chính phủ và cơng ty. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng do các yếu tố: Thay đổi chính sách về tài chính- tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, xu hướng chứng khốn hố.

Trong mơi trường ngành ngân hàng, cạnh tranh về tiền gửi diển ra dưới nhiều hình thức. Các ngân hàng có thể áp dụng các điều kiện giống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền. Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể huy động gửi tiền có kỳ hạn, thậm chí cịn cung cấp các tài khoản khơng kỳ hạn ( tiết kiệm bưu điện). Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi tăng lên trong khi giá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng.

1.6 Một số nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trước đây Ngân hàng trước đây

Trên thế giới

 Abhiman thực hiện nghiên cứu năm 2009, tại các chí nhánh của Ngân hàng quốc gia Ấn Độ và đã tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn như số lượng nhân sự, trình độ học vấn của nhân viên, khơng khí làm việc trong ngân hàng, địa điểm ngân hàng, chiến lược quảng cáo, chính sách của chính phủ và mức độ can thiệp của chính phủ vào ngân hàng. Trong cuộc nghiên cứu, tác giả đã khám phá ra nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến việc thu hút hiệu quả nguồn vốn huy động là số lượng nhân sự.

 Yung, J Jung and Hou ( 2006), tại các ngân hàng ở Đài Loan. Tác giả đã kết luận chất lượng phục vụ của ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất.

 Mahmoodian, Khadije ( 1390), tại ngân hàng Pasargad. Những nhân tố mà tác giả đề nghị là GDP, dân số, tỷ lệ lạm phát, số lượng chi nhánh ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuân ngân hàng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả và thực tiễn . Để phân tích và đưa ra mơ hình, tác giả đã sử dụng bảng dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP, số lượng chi nhánh ngân hàng và dân số ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút vốn huy động của ngân hàng.

 Abooanvari , Esmaeil ( 1384), với đề tài nghiên cứu “ Phân tích những nhân tố thuộc môi trường bên trong ngân hàng Mellat- Tehran ảnh hưởng đến hoạt động huy

động vốn” đã đưa ra kết luận: trong số các nhân tố như cơ sở vât chất, số lượng và địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch ảnh hưởng tới việc gia tăng nguồn vốn huy động thì nhân tố con người là quan trọng nhất.

Tại Việt Nam

 Huỳnh Thị Thịnh,“Nghiên cứu các biến số ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng thẻ ATM tại ngân hàng Đông Á”, luận văn thạc sỹ, điều tra khách hàng sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đông Á tại địa bàn Đà Nẵng bằng bảng câu hỏi được thiết kế với các thang đo khoảng được đưa vào bảng Likert với các mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý với các ý kiến đưa ra, thang này dùng để đánh giá lòng trung thành, sự hài lòng và các đánh giá về biến số của chất lượng cảm nhận và chi phí chuyển đổi. Ngồi ra bảng câu hỏi cịn dùng các thang đo định danh, thang đo tỉ lệ để thu thập thêm các thông tin chung về khách hàng như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp. Tác giả dùng phương pháp test Cronbach’Alpha, phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra sự tương quan giữa các câu hỏi đo lường các biến. Trong phần xử lý dữ liệu có dùng các phương pháp thống kê như kiểm định tham số hoặc phân tích hồi qui để tìm mối quan hệ giữa các biến. Cơng cụ hỗ trợ cho việc phân tích là SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng là yếu tố quan trọng nhất giải thích 46% lịng trung thành của khách hàng. Biến số có tầm quan trọng kế tiếp là mạng lưới phân phối hệ thống ATM và chất lượng ATM. Đây là hai biến số thể hiện được mức độ linh hoạt của hệ thống ATM Đơng Á. Biến số tiếp theo là chi phí sử dụng thẻ. Những biến số khác cũng có mối tương quan với lòng trung thành nhưng khơng nhiều như sự hài lịng, chất lượng, mạng lưới ATM và chi phí sử dụng thẻ.

 Phan Đình Nguyên, “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng MHB chi nhánh Chợ Lớn”, luận văn thạc sỹ (2008-2011). Thông qua bảng câu hỏi khảo sát và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, tác giả đưa ra 7 nhân tố tác động đến nguồn vốn huy động: hệ thống mạng lưới, tính

cạnh tranh về giá, phong cách phục vụ của nhân viên, hình thức huy động vốn, uy tín ngân hàng và quảng cáo khuyến mãi. Kết quả, cho thấy cạnh tranh về giá ảnh hưởng mạnh nhất( Beta = 0,314), hệ thống mạng lưới ít ảnh hưởng nhất (Beta= 0,065).

 Ngơ Cơng Phúc, “ Phân tích nhân tố ảnh hưởng khả năng duy trì khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm tại Agribank chi nhánh Sóc Trăng”, luận văn thạc sỹ (2011-2013). Tác giả sử dụng mơ hình Probit và dữ liệu thu thập được từ 100 khách hàng, đã phân tích các nhân tố: nghề nghiệp, giá vàng, lãi suất, thu nhập, hành vi, nhân viên giao dịch, khuyến mãi. Kết quả cho thấy nhân tố hành vi (Beta=1,2071), lãi suất (Beta=0,2934), nhân viên giao dịch (Beta=0,0998) ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng duy trì khách hàng gửi tiền tiết kiệm, giá vàng ảnh hưởng ngược chiều (Beta=-0,238); nghề nghiệp, thu nhập, khuyến mãi không ảnh hưởng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn khái qt về nguồn vốn của NHTM, sự cần thiết của hoạt động huy động vốn và các hình thức huy động vốn của NHTM. Cũng như đưa ra những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM. Bên cạnh đó, phân tích các rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn để NHTM quản trị tốt các rủi ro.

Trên nền tảng những cơ sở lý luận của chương 1, sang chương 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình huy dộng vốn của LienVietPostBank trong những năm qua. Từ đó, đưa ra những nhận định cũng như tìm ra những nguyên nhân, hạn chế làm cơ sở đềxuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho nguồn vốn huy động của LienVietPostbank ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011, với việc Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đơng lớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngồi như Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

2.1.2 Mạng lưới hoạt động

Mạng lưới là một trong những trụ cột sức mạnh doanh nghiệp của LienVietPostBank, cùng với vốn điều lệ, tổng tài sản, hệ thống sản phẩm, dịch vụ, tổng số lượng khách hàng, công nghệ và nhân sự. Với lợi thế về số lượng điểm giao dịch ngân hàng, LienVietPostBank không ngừng mở rộng mạng lưới, đáp ứng đầy đủ và cao nhất nhu cầu tài chính của người dân trên khắp Việt Nam.

Tính đến ngày 31/12/2013, LienVietPostBank đã có mặt tại 37 tỉnh, thành phố và phấn đấu mở rộng mạng lưới tại 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước vào trước cuối năm 2015. Với gần 80 Chi nhánh, Phòng Giao dịch trực thuộc và quyền khai thác hơn 10.000 Phòng Giao dịch Bưu điện, LienVietPostBank hiện nay có mạng lưới quy mơ lớn nhất trong các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam.

Mạng lưới đặc biệt lớn này cũng định vị LienVietPostBank vào nhóm Ngân hàng dẫn đầu thị trường bán lẻ. Liên tục trong những năm qua, công tác Phát triển mạng lưới luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và được ưu tiên hàng đầu. Riêng trong năm 2013, LienVietPostBank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động 13 Chi nhánh trên tồn quốc, trong đó một số Chi nhánh được thành lập tại các tỉnh cịn khó khăn như Bắc Kạn, Hịa Bình, Bình Phước… Các Chi nhánh mới đều nhanh chóng ổn định hoạt động, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Song song với việc triển khai thành lập Chi nhánh, LienVietPostBank và Vietnam Post đã thống nhất triển khai đồng loạt dịch vụ ngân hàng trên hệ thống Bưu cục của Vietnam Post trên toàn quốc với hơn 800 bưu cục cấp huyện. Dự kiến, đến hết năm 2015, LienVietPostBank và Vietnam Post sẽ tạo nên diện mạo mới trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng – bưu điện tại tất cả các huyện trên toàn quốc.

Mạng lưới được mở rộng nhanh chóng giúp LienVietPostBank thực hiện 2 mục tiêu quan trọng là quản lý hiệu quả hệ thống PGDBĐ tại các tỉnh thành và góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển khu vực nơng nghiệp,

nơng thơn vì phần lớn các Chi nhánh LienVietPostBank xin cấp phép và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đều đặt tại các địa phương vùng sâu vùng xa.

2.1.3 Tình hình nhân sự

Tính đến ngày 31/12/2013, trên tồn hệ thống LienVietPostBank có 2.861 nhân sự với thu nhập bình quân đầu người đạt 9,5 triệu đồng/người.

Năm 2013, LienVietPostBank tiếp tục duy trì và bổ sung thêm các gói phúc lợi cho cán bộ nhân viên (CBNV) như việc điều chỉnh tăng các mức phụ cấp, chế độ đãi ngộ liên quan đến người lao động,… Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng lương cho CBNV vẫn được LienVietPostBank xem xét và thực hiện thường xuyên. Vào những ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm của ngân hàng, CBNV LienVietPostBank đều được tham dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)