Tình hình huy động vốn tại LienVietPostBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 45 - 51)

2.3 Thực trạng huy động vốn tại LienVietPostBank

2.3.1 Tình hình huy động vốn tại LienVietPostBank

Thị phần huy động vốn của LienVietPostBank Ngân hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012 CTG 257,274 289,105 364,497 0.12 0.26 VCB 227,017 285,382 332,246 0.26 0.16 BID 240,508 303,060 338,902 0.26 0.12 MBB 89,549 117,747 136,089 0.31 0.16 ACB 142,218 125,234 138,111 (0.12) 0.10 EIB 53,653 70,458 79,472 0.31 0.13 STB 75,092 107,459 131,645 0.43 0.23 SHB 34,786 77,599 90,761 1.23 0.17 LVPB 26,663 41,337 55,553 0.55 0.34

Mặc dù quy mô huy động vốn của LienVietPostBank không lớn bằng các NHTM lớn và mạnh trên thị trường Việt Nam trong giai doạn 2011-2013, nhưng tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ tiền gửi cá nhân và TCKT năm 2012 (55%) và năm 2013 (34%) nhanh nhất, nhì so với các NHTM khác. Điều này , là do LienVietPostBank ngày càng tạo được uy tín, và thương hiệu vững mạnh trên thị trường

Huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của LienVietPostBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1- Tiền gửi không kỳ hạn 4.590 17% 6.694 16% 11.070 19.92% 2- Tiền gửi có kỳ hạn và phát hành GTCG 22.073 83% 34.643 84% 44.483 80.08% TỔNG 26.663 100% 41.337 100% 55.553 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank từ 2011-2013

Đồ thị 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của LienVietPostBank

Tiền gửi khơng kỳ hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, 4.590 tỷ đồng (năm 2011), 6.694 tỷ đồng (năm 2012) và 11.070 tỷ đồng (năm 2013). Để thu hút nguồn vốn không kỳ hạn, giá rẻ từ dân cư và TCKT, LienVietPostBank luôn không ngừng cải tiến, phát triển những sản phẩm, dịch vụ như thu hộ tiền điện, nộp thuế qua Ngân sách nhà nước, trả lương qua tài khoản từ các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn cũng như khách

hàng cá nhân. Bên cạnh đó, LienVietPostBank ln chú trọng công tác nâng cao đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, tiến hành kết nối với 3 liên minh thẻ trong nước và quốc tế để thực hiện giao dịch được tại hơn 14000 máy ATM, POS trên toàn quốc. Các dịch vụ internetbanking, vntoup, mobilebanking cũng được cải tiến và nâng cấp. Do đó, đã được khách hàng ưa chuộng và tin dùng.

Tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và tăng gần gấp đôi từ 22.073 tỷ đồng (năm 2011) lên đến 44.483 tỷ đồng (năm 2013). Đóng góp vào sự tăng trưởng đáng kể này là do đóng góp từ nguồn vốn khá bền vững từ dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện . Huy động từ hệ thống Tiết kiệm Bưu điện là 10.201 tỷ đồng năm 2011, chiếm 46% tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2013 đạt 13.400 tỷ đồng, tăng 31,37% so với năm 2012. Huy động vốn của hệ thống PGDBĐ tăng trưởng mạnh do mạng lưới rộng lớn tới tận các vùng sâu, vùng xa của cả nước và thói quen gửi tiền của người dân tại các bưu cục. Năm 2013, LietVietPostBank đã mở rộng khai thác hiệu quả Hệ thống Phòng Giao dịch Bưu điện và trên 10000 điểm giao dịch của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Bên cạnh đó, LienVietPostBank ln khơng ngừng phát triển , đa dạng các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm và đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm mang đến tiện ích tốt nhất cho khách hàng.

LienVietPostBank phát hành GTCG là các chứng chỉ tiền gửi ghi danh bằng VND, có kỳ hạn 3 năm và chịu lãi suất năm là 9.8% đến 13.9%.Trong 3 năm 2011- 2013, phát hành GTCG ngày càng giảm (năm 2011: 1.005 tỷ đồng, năm 2012: 300 tỷ đồng và đến năm 2013: 0 tỷ đồng). Điều này cho thấy, LienVietPostBank đã có chiến lược khai thác hiệu quả và chú trọng đến việc thu hút nguồn vốn giá rẻ, tiết kiệm được chi phí.

Huy động vốn theo loại tiền

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của LienVietPostBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng USD 2.550 10% 3.887 9% 4.357 7.9%

VND 24.113 90% 37.450 91% 51.196 92.1%

TỔNG 26.663 100% 41.337 100% 55.553 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank từ 2011-2013

Đồ thị 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của LienVietPostBank

Do nhu cầu của người dân Việt Nam chủ yếu giao dịch bằng VNĐ. Vì vậy, nguồn vốn huy động của LienVietPostBank chủ yếu là bẳng VNĐ chiếm trên 90% từ năm 2011-2013 và tăng dần qua các năm (năm 2011: 24.113 tỷ đồng, năm 2012: 37.450 tỷ đồng và năm 2013: 51.196 tỷ đồng). Huy động vốn bằng USD chiếm tỷ trọng rất ít ( dưới 10%) . Mặt khác, từ 2011-2013, lãi suất huy động bằng VNĐ và USD được điều chỉnh giảm. Nhưng lãi suất huy đồng bằng VNĐ vẫn cao hơn rất nhiều so với USD. Cụ thể, ngày 03/03/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN qui định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng

6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm. Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân từ 6% xuống còn 0,25%/năm đến 1%/năm.

Tỷ trọng tiền gửi huy động bằng VNĐ và USD của LienVietPostBank duy trì ổn định qua các năm. Trong năm 2011, NHNN điều chỉnh tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ đến 3 lần, mỗi lần tăng thêm 1%. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ là 8%. Đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 6% được áp dụng. Mặt khác, NHNN đã thực hiện các biện pháp về điều hành tỷ giá đã góp phần rất quan trọng trong việc ổn định thị trường ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Do đó, DTBB được duy trì ổn định từ năm 2011 đến năm 2013.

Huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của LienVietPostBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cá nhân 10.629 40% 16.902 41% 20.811 37.46%

Tổ chức kinh tế 16.034 60% 24.435 59% 34.742 62.54%

TỔNG 26.663 100% 41.337 100% 55.553 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank từ 2011-2013

Đồ thị 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của

LienVietPostBank

Nguồn vốn từ huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân tăng dần qua các năm. Năm 2011, huy động từ dân cư là 10.629 tỷ đồng, đến năm 2013 gần gấp đôi năm 2011. Điều này chứng tỏ, mặc dù trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống Ngân hàng nói riêng; hơn nữa,LienVietPostBank mới được thành lập năm 2008, là một ngân hàng còn non trẻ, nhưng thương hiệu và uy tín của LienVietPostBank ngày càng được nâng cao trên thị trường. Để đạt được thành công như vậy, là chiến lược đúng đắn của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực hết mình của cán bộ nhân viên của LienVietPostBank. Với năm 2011, bằng việc góp vốn của Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam, LienVietPostBank đã khai thác thêm 10.000 điểm giao dịch, mạng lưới được mở rộng đến tận vùng sâu, vùng xa; nhờ đó, đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường nên thu hút được nhiều vốn trong dân cư. Góp phần đến gần hơn với mục tiêu “Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng của mọi người”. Tỷ trọng huy động vốn tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm. Do chính sách khách hàng chiến lược của LienVietPostBank có hiệu quả. Mặc dù,trong giai đoạn 2011-2013, nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, nhưng khơng vì vậy mà vốn của các Doanh nghiệp gửi vào LienVietPostBank lại suy giảm. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào LienVietPostBank chủ yếu là HĐTG 1-3 tháng, bên cạnh đó là tiền gửi khơng kỳ hạn để phục vụ nhu cầu thanh tốn, chuyển tiền của

mình. Do LienVietPostBank mới thành lập năm 2008 và chính thức đổi tên LienVietPostBank vào năm 2011, là một thương hiệu còn khá xa lạ đối với người dân nên để có đủ vốn cho việc kinh doanh của mình thì việc thu hút nguồn vốn từ các Tập đồn, Tổng Cơng ty lớn là một điều tất yếu. Vì vậy, tỷ trọng nguồn vốn từ Tổ chức kinh tế cao hơn tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư. Tỷ trọng nguồn vốn từ Tổ chức kinh tế tăng qua các năm nhưng số tiền huy động tăng 16.033 tỷ đồng (năm 2011), 24.435 tỷ đồng (năm 2012) và 34.742 tỷ đồng (năm 2013). Do LienVietPostBank có những chính sách phù hợp duy trì các Tổ chức kinh tế hiện hữu và thu hút thêm nhiều Tổ chức kinh tế mới thông qua các dịch vụ như ủy thác thanh toán lương, thu Ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)