2.3 Thực trạng huy động vốn tại LienVietPostBank
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn
Mức độ an toàn vốn
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 H1(Giới hạn huy động vốn) 14 12,83 10,22
CAR (Hệ số an toàn vốn) 12,32 11,48 9,48
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn (%) 48% 62% 70%
Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank từ 2011-2013
Hệ số H1 ngày càng giảm do tổng nguồn vốn huy động ngày càng cao, (năm 2011: 14%, năm 2012: 12,83% tỷ đồng và năm 2013 tăng lên đến 10,22% tỷ đồng). Tuy vậy, hệ số H1 vẫn nằm trong mức an toàn (H1>=5%).
Sự tăng lên của nguốn vốn huy động này phù hợp với sự biến động của tổng nguồn vốn quan trọng và chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó quyết định quy mơ cho vay của ngân hàng. Có được kết quả như vậy trong cơng tác huy động vốn là do LienVietPostBank đã đặt nhiệm vụ đẩy mạnh công tác
huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu, đã chủ động đưa ra các biện pháp huy động vốn linh hoạt, cải thiện cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý, đặc biệt chú ý tăng thêm nguồn thu tiết kiệm, khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, dân cư, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng gửi tiền.
Hệ số an toàn vốn (CAR) từ năm 2011-2013, đều cao hơn 9% ( mức quy định của NHNN theo thông tư 13). Năm 2011, Tổng cơng ty bưu chính Việt Nam đã góp vốn vào LienVietPostBank , góp phần làm tăng vốn tự có. Do đó, LienVietPostBank có thể đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao hơn, để góp phần đạt lợi nhuận cao nhưng vẫn trong mức an toàn vốn.
Chi phí huy động vốn Ngân hàng
Chi phí huy động vốn năm 2012 tăng 79% so với năm 2011 nhưng năm 2013 giảm nhẹ 1% so năm 2012. Do cuối năm 2011,NHNN đã chủ trương thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để ổn định tình hình kinh tế trong nước, do đó lãi suất huy động và cho vay được điều chỉnh giảm mạnh. Vì vậy, từ cuối năm 2011 đến giữa năm 2013, lãi suất huy động có kỳ hạn bằng VNĐ giảm từ 14% xuống còn 7%, tiền gửi khơng kỳ hạn từ 6% xuống cịn 1,25%.
Bảng 2.6: Chi phí huy động vốn của LienVietPostBank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (2.072) (3.710) (3.582)
Từ các khoản tiền gửi của khách hàng (1.988) (3.700) (3.582) Từ phát hành giấy tờ có giá (84) (10) (0,036)
Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank từ 2011-2013
Mặc dù lãi suất giảm mạnh, nhưng chi phí từ huy động vốn vẫn khơng giảm đáng kể là do ngồi việc phải trả lãi cho khách hàng, Ngân hang còn chịu các chi phí ngồi lãi khác như:chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, trích lập dự phịng rủi ro, chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi dự thưởng, chi phí hoạt động khác như cước phí thanh
tốn...Các loại chi phí này chiếm khoảng 2% trong tổng số chi phí huy động vốn.Mặc dù trong q trình huy động, LienVietPostBank đã cố gắng không ngừng giảm thiểu tối đa các loại chi phí liên quan,song trước áp lực của sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc huy động vốn, khi lãi suất huy động vốn ngày càng giảm và bị khống chế bởi trần lãi suất,việc tăng lãi suất trên mức lãi suất thoả thuận không thực hiện được,các ngân hàng đã đua nhau đưa các sản phẩm huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mãi như trúng nhà, trúng ơ tơ, đi du lịch nước ngồi,t rung vàng...làm cho chi phí ngồi lãi tăng đột biến. Năm 2012 ,chi phí huy động vốn tăng cao 79% so với năm 2011; vì cuối năm 2011, lãi suất giảm nên khách hàng khó thích ứng kịp thời. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường, LienVietPostBank đã tăng cường mạnh các chi phí khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị nhằm thu hút nguồn vốn từ khách hàng , chủ yếu là nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn.
Khả năng thanh khoản
Bảng 2.7: Khả năng thanh khoản của LienVietPosBank từ 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ cho vay / Số dư tiền gửi
(LDR) 29,95% 58,09% 44,23% Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 2,14% 2,71% 2,48%
Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank từ 2011-2013
Tỷ lệ LDR của LienVietPostBank từ 2011-2013 khá thấp, 29,95% (năm 2011), 58,09% (năm 2012) và 44,23% (năm 2013). Điều này cho thấy, LienVietPostBank sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay khá an tồn. Trong khí, tỷ lệ này theo bình quân chung của ngành khoảng trên 80%. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của LienVietPostBank khá thấp so với bình quân chung của ngành (năm 2011 là 3,7 % , năm 2012 là 4,08% và năm 2013 là 3,79%) đã sử dụng vốn cho các khoản vay hiệu quả. Đó là nhờ những nỗ lực của Ban Giám đốc và cán bộ tín dụng trong việc phân tích tốt các khoản vay, giám sát chặt chẽ nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, có biện pháp quyết liệt xử lý thu hồi nợ kịp thời. Bên
cạnh đó, LienVietPostBank đẩy mạnh các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, ít rủi ro, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ đặc biệt là tín dụng nơng nghiệp nơng thơn, hỗ trợ vốn cho sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.