Thành lập bộ phận chuyên trách quản trị RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tài chính prudential việt nam (Trang 52)

6. Kết cấu của đề tài

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CƠNG TY TNHH

2.3.2 Thành lập bộ phận chuyên trách quản trị RRTD

Phòng quản lý rủi ro (risk) là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý rủi ro cho vay của công ty. Kể từ khi thành lập phòng ban này đã có những cải thiện đáng kể trong hoạt động quản trị rủi ro của mình. Phân chia thành các bộ phận chun mơn hóa bao gồm:

- Bộ phận dữ liệu báo cáo MIS chuyên thống kê các số liệu liên quan đến khách hàng để nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng thanh tốn nợ của các đối tượng khách hàng, làm cơ sở cho việc xác lập các chính sách tín dụng của cơng ty.

- Bộ phận điều tra gian lận FRAUD chuyên điều tra, tìm hiểu dấu hiệu gian lận hồ sơ của khách hàng, nhân viên bộ phận này đã hạn chế số lượng lớn hồ sơ mà nếu được duyệt chắn chắn sẽ là thành phần đáng kể trong tỷ lệ nợ quá hạn.

- Bộ phận quản lý chất lượng tín dụng - Credit quality làm cơng tác kiểm tra giám sát quá trình thẩm định xét duyệt hồ sơ của cá bộ phận liên quan. Bộ phận này nhằm đảm bảo các nhân viên thẩm định thực hiện quá trình xét duyệt vay theo đúng tinh thần chính sách tín dụng của cơng ty.

- Bộ phận chính sách tín dụng - Credit policy dựa vào kết quả của tất cả các bộ phận trên bộ phận này sẽ đưa ra chính sách tín dụng cho sản phẩm mới hoặc có những điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nhìn chung phịng quản trị rủi ro có một cơ cấu làm việc chặt chẽ và hợp lý thực hiện đúng các vai trò trong hoạt động quản trị rủi ro. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập: - Thứ nhất: chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữ phịng quản lý rủi ro với các phịng ban khác. Thơng tin khơng đi theo hướng đa chiều mà thường là một chiều hoặc hai chiều qua lại, điều này hạn chế một cách đáng kể việc nhận thức được RRTD tiềm ẩn của các bộ phận thẩm định liên quan.

- Thứ hai: việc RRTD là công việc khơng chỉ của phịng quản lý rủi ro mà phải là công việc chung của tất cả các bộ phận từ Tư vấn viên, Nhân viên điều tra sơ bộ rồi Chuyên viên quan hệ khách hàng. Nhưng theo thống kê từ bộ phận Phịng chống gian lận thì 90% trường hợp gian lận là từ phía nhân viên của cơng ty tư vấn cho khách hàng. Cơng ty có gần 2,000 tư vấn viên (đại diện bán hàng) có một thực tế xảy ra là hầu như tuần nào cũng có nhân viên bị bắt buộc thơi việc vì vi phạm gian lận, Vấn đề liên quan đến tư cách đạo đức của nhân viên công ty. Các nhân viên bộ phận Điều tra gian lận ln q tải vì các vi phạm gian lận ngày càng gia tăng.

- Thứ ba: các qui định của chính sách tín dụng đối với sản phẩm cịn nhiều điểm chưa hợp lý. Một số cán bộ quản lý còn áp đặt suy nghĩ cá nhân vào q trình duyệt vay ảnh hưởng gây khó khăn cho q trình quản trị RRTD.

2.3.3 Minh bạch cơng khai tài chính đảm bảo tiêu chuẩn kiểm tốn Việt Nam và quốc tế

yêu cầu báo cáo công khai phải được hỗ trợ bằng một hệ thống chuẩn mực kế tốn phù hợp với thơng lệ quốc tế, được quốc tế cơng nhận.

Trong vịng 5 năm trở lại đây CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN đáp ứng các u cầu của kiểm tốn cơng khai minh bạch tạo cơ sở dữ liệu kiểm toán đầy đủ phục vụ hiệu quả cho công tác quản trị rủi ro. Ngồi ra, việc cơng khai các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh cũng được CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN thực hiện minh bạch, thường xuyên, định kỳ theo quý hoặc năm, thể hiện rõ quyết tâm lành mạnh hóa hoạt động của cơng ty.

2.4 KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH PRUDENTIAL VIỆT NAM TẠI CƠNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH PRUDENTIAL VIỆT NAM

2.4.1 Thuận lợi

2.4.1.1 Khách quan

Tăng cường quản trị RRTD là xu thế chung của ngân hàng và các cơng ty tài chính tại Việt Nam

- Hiệp ước Basel II ra đời thu hút được sự quan tâm của hệ thống ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Những kinh nghiệm về quản trị rủi ro theo Basel II này được Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ông Lê Văn Sở đánh giá cao. Theo ông “ Rủi ro, đặc biệt là RRTD, là nỗi lo thường trực, hiện hữu của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tại mọi quốc gia”. Trong thời đại hội nhập hiện nay, các mối quan hệ kinh tế, giao thương, đầu tư thế giới ngày càng trở nên nhạy cảm, phức tạp và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì mỗi sự thành cơng hay thất bại hoặc nào đó xảy ra đối với một hoặc một số ngân hàng - tổ chức tài chính tại một quốc gia thì lập tức sẽ có ảnh hưởng chuỗi tới các tổ chức ngân hàng - tài chính của quốc gia đó và các nước khác trong khu vực, hoặc nghiêm trọng hơn cả châu lục và thế giới. Một minh chứng rõ rệt về công tác quản lý rủi ro yếu kém, bất cập đối với diễn biến phức tạp của thị trường, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế chính là cuộc khủng hoảng tài chính trong những năm gần đây tại khu vực châu Á (1997). Từ đó, một địi hỏi khách

quan đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập là phải chủ động tìm hiểu và có những giải pháp phịng ngừa các hệ quả xấu của những thách thức trực tiếp đối với hoạt động tài chính ngân hàng. Basel II là một cơng cụ đắc lực giúp nâng cao năng lực quản trị rủi ro để đối phó với những thách thức đó.

- Trong những năm gần đây, hệ thống các ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng Việt Nam đã khơng ngừng được củng cố, phát triển. Song song với việc tái cơ cấu về mặt tổ chức, đổi mới hoạt động, gia tăng năng lực quản trị, điều hành, các ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng đã và đang tích cực tăng vốn điều lệ, xử lý những khoản nợ xấu nhằm tăng năng lực tài chính, đồng thời khơng ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, các ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động của mình, đặc biệt là quản lý rủi ro.

- Với những thực tiễn đặt ra như vậy trong quá trình quản trị rủi ro việc ứng dụng các chuẩn mực Basel II vào cơng tác quản trị rủi ro có thể xem là một xu hướng tất yếu. Đây là một xu hướng đáng cổ vũ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, do đó nhất định các ngân hàng - tổ chức tài chính sẽ sớm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, NHNN và các cấp có chủ quyền nhằm giúp đỡ các ngân hàng, trong đó có CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN thực hiện chuẩn hố cơng tác quản trị rủi ro của tổ chức mình theo các quy định của hiệp ước Basel II.

2.4.1.2 Chủ quan

Chính sách quản trị RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN:

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cũng như nhìn nhận được xu thế chung tất yếu của các ngân hàng - cơng ty tài chính tại Việt Nam là dần chuẩn hố theo thơng lệ quốc tế

trong tất cả các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro nói riêng, quan điểm của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN trong công tác quản trị RRTD là chủ động tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, phân tích tình hình cũng như khả năng ứng dụng các chuẩn mực tại những giai đoạn phát triển nhất định để từng bước ứng dụng các chuẩn mực này vào quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. - Theo bộ phận Quản lý rủi ro CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN, chính sách quản trị RRTD của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN là hướng tới sau vài năm nữa xây dựng được một hệ thống quản trị RRTD chuẩn mực, góp phần quản trị rủi ro cho các cơng ty tài chính một cách hiệu quả hơn.

Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản trị RRTD theo Basel khá đầy đủ và chi tiết

- Cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu các chuẩn mực của Hiệp ước Basel, CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN đã xác định một đường lối rõ ràng trong vấn đề quản trị RRTD và đã có những sự chuẩn bị, tập hợp các điều kiện cần thiết để từng bước ứng dụng các chuẩn mực này. Một trong những yêu cầu tiên quyết của việc ứng dụng các chuẩn mực Basel II, cụ thể hơn là ứng dụng các phương pháp tính tốn, đo lường, xếp hạng rủi ro để thực hiện các tiêu chí quản lý đó là u cầu tổ chức phải thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu lịch sử phục vụ cho công tác quản trị rủi ro. Đối với RRTD, hệ thống này đòi hỏi một sự chuẩn hố, hay cịn gọi là sự thống nhất chung về kết cấu dữ liệu, theo đó nó thể hiện trong việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, hợp chuẩn và thống nhất dữ liệu về toàn bộ liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Tại CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng ln được cơng ty thu thập và lưu trữ và quản lý một cách đầy đủ và cẩn thận với một hệ thống dữ liệu lịch sử tồn diện, từ đó CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN có một lợi thế trong việc lựa chọn và ứng dụng các phương pháp tính tốn, đo lường rủi ro theo các đề xuất trong chuẩn mực của Hiệp ước Basel vào công tác quản trị rủi ro tín dụng của mình.

Đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ

- Một đặc điểm dễ nhận biết của đội ngũ nhân viên CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN đó là sự trẻ trung, tâm huyết và được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn. Việc tuyển dụng tại CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN ln được sàng lọc cẩn thận để đảm bảo một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, giỏi nghiệp vụ. Cơng tác bố trí lao động về cơ bản đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh toàn hệ thống.

Nguồn: Báo cáo nội bộ tháng 12/2014

- Với một đội ngũ cán bộ lớn mạnh cả về chất và lượng, nhiệt tình tâm huyết giỏi nghiệp vụ, việc triển khai ứng dụng các chuẩn mực Basel trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với tồn bộ các sản phẩm tín dụng, các chi nhánh trên quy mơ tồn hệ thống về cơ bản sẽ có những thuận lợi đáng kể.

2.4.2 Khó khăn

2.4.2.1 Khách quan

Quản trị RRTD theo Basel chủ yếu dành cho các ngân hàng thương mại chứ không phổ biến cho các tổ chức tài chính, Hiệp ước Basel II mới chỉ chính thức có hiệu lực từ tháng 01/2007 và bản thân Hiệp ước khi được đưa ra cũng không đặt ra mục tiêu áp dụng cho tất cả các ngân hàng trên thế giới mà chỉ tập trung vào các ngân hàng ở các

TIẾN SĨ 3% THẠC SĨ 16% ĐẠI HỌC 69% CAO ĐẲNG 8% TRÌNH ĐỘ KHÁC 4%

nước thuộc khối G10. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng thiết yếu của việc đáp ứng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo yêu cầu của Hiệp ước Basel nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong đó có RRTD, CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN đã quyết định sẽ hướng tới các chuẩn mực này trong công tác quản trị RRTD tại cơng ty. Song do chưa có tiền lệ, bài học thực tiễn tại Việt Nam, nên mơ hình chung cơng ty sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm phương hướng, triển khai công tác quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II trong những điều kiện, bối cảnh kinh tế xã hội mang tính đặc thù riêng của Việt Nam.

Hệ thống thơng tin cịn thiếu chưa đồng bộ, thơng tin tín dụng giúp tổ chức nhận biết, phân tích, đo lường RRTD. Ở Việt Nam, thơng tin tín dụng được cung cấp bởi Trung tâm thơng tin tín dụng (Credit Information Center - CIC) của NHNN [3]. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cịn chưa đạt u cầu: dù được thành lập từ năm 1992 và đã có nhiều cải tiến trong hoạt động những năm gần đây nhưng đến nay CIC vẫn chưa đáp ứng tốt, thơng tin cung cấp cịn nghèo nàn về số lượng cả chất lượng. Hoạt động của trung tâm còn khá thụ động, thường chỉ cung cấp thông tin về những trường hợp được u cầu gây khó khăn cho việc quyết định tín dụng.

2.4.2.2 Chủ quan

Trình độ quản trị rủi ro của nhân viên chưa đạt chuẩn, mặc dù có một đội ngũ lao động có trình độ cao, giỏi nghiệp vụ giúp hạn chế rủi ro xảy ra trong các hoạt động tác nghiệp nhưng xét riêng về hoạt động quản trị rủi ro thì đây lại là một lĩnh vực tương đối mới mẻ đối với hệ thống cơng ty tài chính tại Việt Nam nói chung và CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN nói riêng, nên khơng tránh khỏi tình trạng khơng có các cán bộ được đào tạo chun mơn chính thức về nghiệp vụ quản trị rủi ro ngân hàng, am hiểu công tác quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế. Điều này gây khó khăn cho cơng tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị RRTD do yêu cầu của các chuẩn mực Hiệp ước Basel tương đối khắt khe, đòi hỏi các cán bộ tham gia quản trị rủi ro nắm vững cơ sở lý luận cũng như các kiến thức căn bản nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ. Đây thực sự là

một trở ngại lớn cho công ty trong q trình hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro, trong đó đầu tiên và quan trọng nhất là quản trị RRTD, đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực của Hiệp ước Basel.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 luận văn trình bày về

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và thực trạng công tác quản trị RRTD của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN giai đoạn từ năm 2010 đến 2014.

Các nguyên nhân gây ra RRTD tại công ty, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn Basel khi quản trị RRTD tại CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN. Phương pháp quản trị RRTD hiện tại của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị RRTD và đánh giá cơng ty có khả năng quản trị RRTD theo những tiêu chuẩn của Hiệp Ước Basel.

Từ những lập luận trên sẽ là nền tảng cơ sở để chương 3 đưa ra những giải pháp giúp công ty hồn thiện cơng tác quản trị RRTD, tuy không thể làm biến mất hoàn tồn RRTD nhưng có thể hạn chế RRTD trong phạm vi cho phép, góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH PRUDENTIAL VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BASEL

3.1.1 Định hướng của nhà nước

Thông qua NHNN, định hướng hoàn thiện quản trị RRTD theo quan điểm của Nhà nước được xác định như sau[10]

- Một là, hoạt động quản trị RRTD cần được xem là một biện pháp then chốt để phát triển thị trường tiền tệ, tín dụng một cách bền vững theo định hướng phát triển hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tài chính prudential việt nam (Trang 52)