Tình hình kinh tế xã hội và các trường cao đẳng, đại học tại TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện marketing mix dịch vụ mobile internet 3g của vinaphone dành cho sinh viên tại TP HCM đến năm 2020 (Trang 37 - 39)

2.1 .T NG QUAN TNHH NH KINH TX HỘI TP.HCM V G II TH IU

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội và các trường cao đẳng, đại học tại TP.HCM

Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM, GDP 9 tháng đầu năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 532.414 t đồng (tăng 8,7% so với cùng kỳ 2012), trong đó: dịch vụ chiếm 57,4% tăng 5,9% so với cùng kỳ 2012), công nghiệp và xây dựng chiếm 41,7% (tăng 2,75% so với cùng kỳ 2012), nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,9% (tăng 0,05% so với cùng kỳ 2012). Tổng vốn đầu tư ước thực hiện đạt 123.738 t đồng (tăng 3,3% so với cùng kỳ 2012), trong đó: vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước thực hiện 103.863 t đồng (tăng 3,3% so với cùng kỳ 2012), vốn đầu tư xây dựng sửa chữa lớn ước thực hiện 11.821,8 t đồng (tăng 2,4% so với cùng kỳ 2012). Trong 3 quý đầu năm 2013, TP.HCM đã có 291 dự án vốn đầu tư nước ngồi được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký 650,7 triệu USD, vốn đầu tư bình quân của một dự án là 2,2 triệu USD. Tổng mức bán lẻ và doanh thu tiêu dùng dịch vụ ước đạt 441.076,2 t đồng (tăng 12,2 % so với cùng kỳ 2012).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2013 tăng 3,13% so với tháng trước, và tăng 4,43% so với tháng 12/2012. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều tăng trưởng, điều đó cho thấy tình hình kinh tế TP HCM đã phục hồi và có nhiều dấu hiệu khả quan.

Bảng 2-1: Tốc độ tăng trưởng GDP tại TP.HCM qua các năm

Tốc độ tăng (%) so với cùng kỳ năm trước 9 tháng đầu 2011 9 tháng đầu 2012 9 tháng đầu 2013

Tổng cộng 10,0 8,7 8,7

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,06 0,05 0,05

Công nghiệp và xây dựng 4,32 3,51 2,75

Dịch vụ 5,62 5,14 5,9

(Nguồn: Cục thống kê TP.HCM)

25

Tình hình phát triển của ngành bưu chính viễn thơng nhìn chung vẫn tăng trưởng nhưng chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn do thiếu nguồn vốn đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác do sức ép của thị trường và của các doanh nghiệp lớn nên đa số các dịch vụ bị thu hẹp và ngày càng giảm hiệu quả, thua lỗ. Thị trường viễn thông đang diễn ra 4 xu hướng công nghệ lớn: thông tin di động, mạng xã hội, điện toán đám mây và dữ liệu. Trong đó dự báo chi tiêu cho công nghệ sẽ tăng xấp xỉ 6%. Các doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp công nghệ mới, còn người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho smartphone, máy tính bảng và các ứng dụng mới.

Thị trường viễn thông di động đang dần chuyển hướng sang phát triển các dịch vụ nội dung, dịch vụ GTGT dành cho di động nhưng cũng không mấy khả quan, mặc dù các dịch vụ này nhiều vơ kể nhưng ít được người dùng nhớ tới vì đa số là các dịch vụ về kết quả xổ số, bóng đá, tử vi, … Bên cạnh đó, các nhà sản xuất nội dung cho r ng bị nhà mạng chèn ép, áp dụng t lệ ăn chia doanh thu quá thấp khiến họ không đủ nguồn lực để phát triển các dịch vụ chất lượng. Bộ TT & TT đã đưa ra dự thảo cho phép các nhà sản xuất nội dung tự quyết định giá cước dịch vụ và yêu cầu nhà mạng tính tốn cụ thể cước kết nối dịch vụ với t lệ ăn chia dưới 50%. Như vậy, nhà sản xuất nội dung sẽ được lợi hơn, t lệ ăn chia doanh thu dịch vụ cao hơn so với hiện nay. Hạ tầng mạng lưới viễn thông, internet tiếp tục được đầu tư phát triển, đặc biệt là mạng 3G. Các doanh nghiệp lớn như Vinaphone, MobiFone, Viettel đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư mạng lưới và cung cấp dịch vụ đúng như cam kết, dự báo dịch vụ 3G sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới dù trước đó vẫn phát triển nhưng chậm hơn dự kiến. Những dịch vụ phi thoại sẽ là tâm điểm để các nhà mạng tập trung phát triển khi mà số lượng thuê bao di động đã bão hòa, thị trường dịch vụ GTGT vẫn là mảnh đất màu mỡ nhưng không dành cho các doanh nghiệp nhỏ, yếu kém.

Sự xuất hiện, phát triển bùng nổ của các ứng dụng nhắn tin, gọi điện, chat miễn phí trên ĐTDĐ có kết nối internet như Line, Viber, Tango, Kakao Talk, … đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới trẻ và ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các nhà mạng. Nhiều người cho r ng đây chính là lý do khiến các nhà mạng tăng cước dịch vụ

26

Mobile Internet 3G, mặc dù nguyên nhân chủ yếu là do giá cước hiện nay đang dưới giá thành sản xuất, song sự phổ biến nhanh chóng của các ứng dụng này đã đẩy thời điểm tăng cước sớm hơn dự tính. Sau đợt điều chỉnh tăng giá hồi tháng 4 năm 2013, tăng trưởng thuê bao bắt đầu chững lại và quay đầu giảm, theo dự báo mức tăng trưởng thuê bao sẽ tiếp tục theo xu hướng này vì kể từ ngày 16/10/2013 các nhà cung cấp dịch vụ đã đồng loạt điều chỉnh tăng cước.

Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM, hiện nay tại TP.HCM có 38 trường đại học, 4 học viện và 22 trường cao đẳng với gần 500.000 sinh viên, con số này luôn ở mức ổn định và tăng liên tục qua từng năm vì TP.HCM là nơi tập trung nhiều trường cao đẳng và đại học lớn, có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo nên thu hút nhiều học sinh từ mọi miền đất nước. Sinh viên là lực lượng xã hội đặc thù, mang những đặc điểm riêng: trẻ, dễ tiếp thu cái mới, năng động sáng tạo, dễ thích nghi, có nhu cầu và muốn được tự khẳng định mình. Họ là những trí thức tương lai có vai trị quan trọng trong q trình phát triển xã hội và cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mở cửa giao lưu trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với nhiều nguồn thông tin mới qua hệ thống truyền thơng, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt.

2.1.2. Các ch nh sách đã được Nhà nước xâ d ng đ tạo điều kiện phát tri n 3G tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện marketing mix dịch vụ mobile internet 3g của vinaphone dành cho sinh viên tại TP HCM đến năm 2020 (Trang 37 - 39)