Năng lực công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội đến năm 2020 (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MB

2.2.7. Năng lực công nghệ thông tin

Bảng 2.14. Hệ thống phần mềm các NHTM VN sử dụng STT Ngân hàng Hệ thống phần mềm STT Ngân hàng Hệ thống phần mềm áp dụng Xếp hạng từ năm 2007 đến 2012 1 BIDV, VCB, Vietinbank, MSB TEMENOS (Silverlake Integrated Banking Solutions) 10,10,10,9,9,8 2 Techcombank, Sacombank, VP bank, MB... (gần 20 NH) Temenos T24 4,4,4,4,4,3

3 ACB TCBS (The Complete

Banking Solution) 8,8,8,10,10,10 4 Habubank, Liên Việt,

Tiên Phong...

Nhìn vào bảng 2 có thể thấy các NHTM Việt Nam đã có sự đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghệ ngân hàng nhưng mức độ còn chưa đồng đều gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc phối kết hợp việc triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi có sự liên minh liên kết cao như kết nối sử dụng thẻ giữa các NH, đại lý bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ...

Về hệ thống công nghệ thông tin của MB: hiện nay, hầu như tất cả các nghiệp vụ ngân hàng và các giao dịch của MB với khách hàng đã được thực hiện bằng máy tính và thiết bị cơng nghệ thơng tin hiện đại. Công nghệ ngân hàng hiện đại đã góp phần tích cực vào quá trình đổi mới cơ chế chính sách và đổi mới phương pháp quản trị - điều hành - giám sát, giúp MB quản lý có hiệu quả hoạt động ngân hàng, giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng các tiện ích đến khách hàng.

MB đã hoàn thành Dự án chuyển đổi và nâng cấp hệ thống Ngân hàng lõi (Corebanking) T24-R10 trên phạm vị toàn hệ thống, kể cả Chi nhánh Lào và Campuchia. Đây được xem là thành tựu nổi bật của MB trong năm 2011 sau nhiều năm gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyển đổi và nâng cấp hệ thống công nghệ này.

Hiện nay MB đã và đang trong quá trình thực hiện các tiểu dự án nhằm khai thác tối đa các tiện ích Corebanking để nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng và quản lý rủi ro dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như: Nâng cấp e- banking; Triển khai phân hệ Treasury T24 …

Nhìn chung, hạ tầng công nghệ thông tin của MB đã được đầu tư khá tốt, đáp ứng tương đối cho yêu cầu hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa tiên tiến để đáp ứng và hỗ trợ lâu dài, ổn định cho phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng vì còn phụ thuộc vào chất lượng đường truyền chưa ổn định, các dịch vụ ngân hàng còn được thao tác thủ công, hệ thống thông tin chưa đáp ứng một cách tốt nhất cho công tác quản trị điều hành và giám sát rủi ro.

Tính rủi ro cao do các vấn đề an ninh, mạng virus, tính liên kết giữa MB và các ngân hàng về giải pháp công nghệ chưa cao… dẫn đến các dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, tiện lợi và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội đến năm 2020 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)