1.4.1 .1Citibank
2.2 Thực trạng hoạtđộng chovay kháchhàng cá nhântại Ngânhàng
vĩ mô, triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDV đã đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện tăng trưởng tín dụng, song vẫn kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. BIDV tập trung ưu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu,hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. BIDV cũng đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, thông qua việc xây dựng nền khách hàng vững chắc, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân.Trong giai đoạn 2010 – 2014, hoạt động cấp tín dụng cá nhân nói chung và cho vay KHCNnói riêng của BIDV luôn có sự tăng trưởng mạnh.
Bảng 2.4 Cho vay khách hàng cá nhân của BIDV giai đoạn 2010- 2014
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Cho vay cá nhân 29.658 38.326 47.437 58.620 79.664
Tổng dư nợ tín dụng 254.192 293.937 339.924 391.035 445.693 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho
vay cá nhân so với năm trước 29,23% 23,77% 23,57% 35,9% Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín
dụng so với năm trước 15,64% 15,65% 15,04% 13,97% Tỷ trọng dư nợ cho vay cá
nhân trong tổng dư nợ tín dụng 11,67% 13,04% 13,96% 14,99% 17,87%
(Nguồn:BáocáotàichínhđượckiểmtốncủaBIDV) Hoạt động cho vay cá nhân của BIDV ngày càng chiếm vị thế quan trọng hơn trong hoạt động cấp tín dụng của BIDV, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng qua các năm, mức tăng trưởng luôn luôn cao hơn so với mức tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng, trong giai đoạn từ 2010 – 2014 mức tăng trưởng trung bình của tổng dư nợ tín dụng là 15% thì mức độ tăng trưởng trung bình của dư nợ cho vay cá nhân hơn 23%. Tỷ trọng của dư nợ cho vay cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng cũng gia tăng theo thời gian, chiếm 11,7% tổng dư nợ tín dụng vào năm 2010, các năm tiếp theo chiếm lần lược là 13%; 13,99% và 14,99%, tại thời điểm cuối 2014 chiếm gần 17,78% tổng dư nợ tín dụng. So với
thời điểm cuối năm 2010 thì đến cuối 2014 dư nợ cho vay cá nhân tại BIDV đã tăng 2,6 lần.
Sự tăng trưởng của hoạt động cho vay cá nhân tại BIDV phù hợp với mục tiêu của BIDV là chuyển dịch cơ cấu hướng tới hoạt động ngân hàng bán lẻ, nâng cao dần tỷ trọng tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụngvới các biện pháp như: - Chính sách tín dụng được xây dựng theo từng đối tượng khách hàng như khách hàng doanh nghiệp, định chế tài chính vàkhách hàng cá nhân. Thêm vào đó, BIDV xây dựng những chính sách riêng dành cho đối tượng khách hàng đặc thù như các doanh nghiệp nhỏ và vừa ,khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, khách hàng chiến lược, khách hàng cá nhân.
- Ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng khách hàng.
- Thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng,...
- Đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cần dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh.
- BIDV đã ban hành và thường xuyên bổ sung chỉnh sửa các cơ chế, quy trình, quy định tín dụng, chính sách lãi suất,.. để đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường, tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa ngân hàng với khách hàng, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng gắn với hiệu quả trong hoạt động tín dụng.
Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2011- 2014.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Sản phẩm 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Cho vay cầm cố
GTCG 3.871 10,1% 5.218 11,0% 7.970 13,6% 8.816 11,1%
Cho vay sản xuất
kinh doanh 13.414 35,0% 17.077 36,0% 23.045 39,3% 30.091 37,8% Cho vay hỗ trợ
nhà ở 13.031 34,0% 15.180 32,0% 16.471 28,1% 22.552 28,3% Cho vay tín chấp
tiêu dùng 4.599 12,0% 5.218 11,0% 6.010 10,3% 10.766 13,5% Cho vay du học 192 0,5% 261 0,6% 361 0,6% 632 0,8% Cho vay khác 2.491 6,5% 3.534 7,5% 3.548 6,1% 4.953 6,2%
Tổng cộng 38.326 100% 47.437 100% 58.620 100% 79.664 100%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của BIDV qua các năm)
Cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay hỗ trợ nhà ở luôn chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp hơn 65% tổng dư nợ cho vay cá nhân. Đối với cho vay sản xuất kinh doanh, dư nợ vào năm 2011 là 13.414 tỷ đồng, thì đến năm 2014 là 30.091 tỷ đồng, tăng 2,24 lần so với năm 2011. Sản phẩm hỗ trợ nhà ở của BIVD gồm cho vay mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho vay sửa chữa, cải tạo và xây nhà ở, dư nợ cho vay của sản phẩm này vào năm 2011 là 13.031 tỷ đồng, đến cuối năm 2014 là 22.552 tỷ đồng, tăng hơn 1,7lần so với năm 2011. Các sản phẩm cho vay còn lại có tăng trưởng theo thời gian, tuy nhiên số dư nợ không lớn, mức đóng góp thấp trong tổng dư nợ vay cho vay cá nhân của BIDV.
Chất lượng tín dụng:
BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Credit Rating System - ICRS) để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Đây là phương thức phân loại nợ dựa trên phương pháp định tính kết hợp với định lượng tiệm cận với thông lệ quốc tế, đánh giá thực chất hơn chất lượng tín dụng, kiểm soát được nợ xấu, có biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro kịp thời.
Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của Bên vay và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV luôn được kiểm soát tương đối tốt.
Bảng 2.6Phân loại nhóm nợ cho vay cá nhân giai đoạn 2011 đến 2014
Đơn vị tính: tỷ đờng
Nhóm nợ 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 32.661 85,22% 41.318 87,10% 53.250 90,84% 72.566 91,09% 2 4.538 11,84% 4.744 10,00% 3.986 6,80% 5.457 6,85% 3 724 1,89% 878 1,85% 616 1,05% 629 0,79% 4 57 0,15% 123 0,26% 106 0,18% 215 0,27% 5 345 0,90% 375 0,79% 662 1,13% 797 1,00% Tổng 38.326 100% 47.437 100% 58.620 100% 79.664 100%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của BIDV qua các năm) Nợ xấu được kiểm soát tốt , tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều dưới 3%,tỷ lệ nợ xấu năm sau nhỏ hơn năm trước , tỷ lệ nợ xấu từ năm 2011 đến 2013 lần lược là 2,94%; 2,9%; 2,36%, đến cuối cuối năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 2,06%.
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam