1.4.1 .1Citibank
3.1 Định hướng phát triển hoạtđộng chovay kháchhàng cá nhântạ
3.1.1 Xu hướng phát triển hoạt động cho vay cá nhân trong thời gian tới của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các NHTM, khi nền kinh tế khủng hoảng suy thoái, quá trình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các DN hoạt động chỉ ở mức cấp chừng, việc cho vay DN khó khăn, thì cho vay cá nhân đã được nhiều ngân hàng đẩy mạnh, thậm chí là một trong những mũi nhọn tăng trưởng các ngân hàng. Chuyển hướng sang cho vay khách hàng cá nhân là hoàn tồn hợp lý bởi dân sớ Việt Nam hiện rất đông lên đến 90 triệu người, nhu cầu sử dụng tiền vào các việc nhỏ lẻ như mua sắm, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là mua xe, mua nhà trả góp là rất lớn.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục, mơi trường pháp lý hồn thiện dần, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thị trường tín dụng bán lẻ Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng để khai thác. Mặc dù thị phần cho vay khách hàng cá nhân tại Việt Nam còn rất màu mỡ thế nhưng lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân với sự tham gia của của rất nhiều tổ chức tín dụng, công ty tài chính trong và ngoài nước cho thấy lĩnh vực này nóng hơn bao giờ hết, nếu không nhanh chóng đẩy mạnh tham gia thì sẽ mất cơ hội.
Sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, cho vay KHCN cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng thông qua việc cho vay nhiều món vay với nhiều khách hàng hơn.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
Xác định hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là nhiệm vụ quan trọng, phải được quan tâm, có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành kế hoạch kinh
doanh. Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh, mở rộng thị phần, tiếp tục tăng cường mở rộng hợp tác với các khách hàng mới.
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phải được thực hiện từng bước vững chắc, an toàn tránh rủi ro nhưng cũng cần có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững được thị phần đã có, phát triển và mở rộng thị trường mới.
Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sản phẩm cho vay liên kết, bán chéo, triển khai các sản phẩm cho vay cá nhân trên nền tảng công nghệ cao. Phát triển các sản phẩm cho cay cá nhân đặc thù, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng để gia tăng tính cạnh tranh của BIDV trong hoạt động cho vay cá nhân.
Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân phải tiến hành đồng bộ với các dịch vụ NH khác, nâng cao chất lượng dịch vụ NH truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ NH mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của BIDV nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ.
Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện phong cách, thái độ phục vụ, thời gian xử lý giao dịch cho khách hàng.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá các hoạt động, sản phẩm dịch vụ nhằm đưa hình ảnh của BIDV trở nên thân thuộc với công chúng. Tiếp tục chuẩn hóa và phát triển thương hiệu BIDV, nhằm thống nhất hình ảnh và nâng cao uy tín BIDV.
BIDV đẩy mạnh đa dạng hóa việc kinh doanh, phát triển hệ thống dịch vụ NH đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ NH truyền thống, phấn đấu trở thành một trong 20 ngân hàng hiện đại, hiệu quả và uy tín hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Một trong 10 mục tiêu mà BIDV mà sẽ ưu tiên hoàn thành đến năm 2020 là phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng cá nhân, BIDV tập trung vào các nội dung cụ thể về tín dụng bán lẻ như sau:
- Thịphần:đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ trong tồn hệ thớng, nắm giữ thị phần lớn thứ hai trên thị trường về dư nợ.
- Khách hàng mục tiêu: khách hàng cá nhân có thu nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên, khách hàng hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu… Trong đó, ưu tiên khai thác các khách hàng có quan hệ tiền gửi tại BIDV, có quan hệ lâu dài, tín nhiệm với NH; thu nhập qua tài khoản tiền gửi tại BIDV; khách hàng tiềm năng, có địa vị xã hội để phát triển khách hàng mới.
- Địa bàn: các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3 và loại 4 (nơi tập trung nhiều khách hàng bán lẻ có tiềm năng phát triển).
- Sản phẩm: đẩy mạnh các sản phẩm cho vay mũi nhọn: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng.
- Kênh phân phối: mở rộng hợp tác với các đối tác (nhà phân phối, chủ đầu tư) để tìm kiếm và phát triển khách hàng một cách có hiệu quả.
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển