Mộtsố giải pháp nângcaonănglựccạnhtranh tronghoạt động cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86)

1.4.1 .1Citibank

3.2 Mộtsố giải pháp nângcaonănglựccạnhtranh tronghoạt động cho

Việt Nam

3.2.1 Giải pháp về sản phẩm cho vay

Sản phẩm cho vay cá nhân là yếu tố chính tác động đến sự lựa chọn NH của khách hàng vay cá nhân. Hiện tại, hầu hết các ngân hàng điều nhận thấy rằng nhu cầu, đòi hỏicủa khách hàng ngày càng cao hơn, sản phẩm cho vay phải đáp ứng được lượng tiền mà khách hàng yêu cầu, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh, lãi suất và phí cho vay thấp, không những thế phải được kèm theo vài tiện ích gia tăng khác. Đây là áp lực lớn cho ngân hàng khi cung cấp sản phẩm cho vay cá nhân, hơn nữa tại BIDV sản phẩm cho vay cá nhân chưa mang tính đột phá hơn so với ngân hàng khác, hiểu được điều này và để ngày càng hoàn thiện hơn trong việc cung cấp các sản phẩm cho vay cá nhân, BIDV cần phải:

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để phát triển các sản phẩm cho vay, quy trình cho vay cá nhân, BIDV luôn phải có một danh mục sản phẩm cho vay cá nhân, đa

tiện ích, linh hoạt, hấp dẫn đối với khách hàng và được quản lý tự động. Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ và phê duyệt khoản vay nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm BIDV so với sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác. Xây dựng sản phẩm theo hướng có ưu tiên các nhóm khách hàng chủ lực, thực hiện phân loại khách hàng thành các nhóm khách hàng có nhu cầu tương đồng như nhóm khách hàng hộ kinh doanh, cá nhân là chủ doanh nghiệp, cá nhân chủ các cửa hàng lớn,... Thiết kế các sản phẩm cho vay mang tính đặc thù của BIDV và chuẩn hóa, phù hợp với từng chu kỳ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng, phù hợp với đặc tính vùng miền. Ví dụ, hiện tại BIDV có những sản phẩm cho vay cá nhân cá nhân mang tính đặc thù: cho vay thu mua cà phê khu vực tây nguyên, cho vay thu mua nông sản, cho vay hỗ trợ khai thác biển,...Trong mỗi giai đoạn cụ thể, cần xác định rõ những sản phẩm trọng tâm, mang lại nguồn thu lớn để tập trung đầu tư phát triển. Tiếp tục phát triển các sản phẩm liên kết nhằm tận dụng nền tảng khách hàng doanh nghiệp vốn là thế mạnh của BIDV.

Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm rủi ro, có thể ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, chính xác.

Lãi suất cho vay và phí phải mang tính cạnh tranh cao, không để trường hợp khi vay khách hàng phải chịu thêm chi phí ngầm, làm tăng tổng chi phí của khách hàng vay. Khách hàng ngày càng nhạy cảm với lãi suất, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động đồng thời tuân theo quy định của NHNN, BIDV cần có chính sách lãi suất linh hoạt với từng nhóm khách hàng. Nhóm khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng tốt với BIDV và khách hàng mới nhưng đánh giá là tiềm năm thì lãi suất cho vay áp dụng cho khách hàng có thể thấp hơn so với khách hàng khác nhưng đảm bảo nguyên tắc tổng hòa lợi ích mà khách hàng mang lại cho Ngân hàng.

3.2.2 Giải pháp về dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ hỗ trợảnh hưởng đến tâm lý , thái độ của khách hàng đối với NH, là cầu nối giữa khách hàng với ngân hàng , bởi vậy dịch vụ hỗ trợ ln đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong quyết định lựa chọn NH của khách hàng . Trong điều kiện

cạnh tranh ngày càng gay gắt, dịch vụ không chỉ dừng lại ở mức cung cấp n hững sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng, mà quan trọng hơn phải thể hiện sự vượt trội so với đối thủ, phục vụ khách hàng hơn cả sự mong đợi . Giải pháp về dịch vụ hỗ trợ chủ yếu trên 02 phương diện: Trong giao tiếp, thực hiện giao dịch với khách hàng và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.

Trong giao tiếp, thực hiện giao dịch với khách hàng:

- Chútrọng hơn nữa trong công tác chăm sóc khách hàng vay cá nhân, định hướng hoạt động chăm sóc khách hàng theo mức độ đóng góp của từng khách hàng đới với hoạt động kinh doanh của BIDV, theo nguyên tắc duy trì chế độ chăm sóc khách hàng vay thông thường và thực hiện chế độ chăm sóc khách hàng vượt trội đối với khách hàng vay thường xuyên, dư nợ lớn, trả nợ vay tốt, thông qua hoạt động: chăm sóc tại nhà, tặng quà các dịp lễ.

- Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu để phân loại, đánh giá chi tiết hơn hiệu quả của từng phân đoạn khách hàng để cho chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp.

- Công tác đào tạo nhân viên phải được quan tâm hơn nữa, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, chương trình tập huấn về kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại các kênh phân phối của Ngân hàng. Mục tiêu hướng tới xây dựng đội ngũ nhân viên quản lý khách hàng cá nhân thành phong cách phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp.

- Đẩy nhanh tốc độ giao dịch, hạn chế tối đa việc khách hàng phải chờ đợi, phải có bộ phận hỗ trợ khách hàng lập chứng từ.

Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng BIDV cần phải:

- BIDV cần đẩy mạnh hơn nữa, nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nghiên cứu chuyển đổi, nâng cấp hệ thống CNTT, áp dụng hệ thống CNTT tiên tiến tạo sự đột phá, giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

- Tăngcườngliêndoanh,liênkếtvàhợptác với các ngânhàng khác, cáctổ chứckinhtếtrong vàngoàinướcnhằm tranhthủsựhỗtrợtàichínhvà trình độ kỹthuậtđểhiệnđạihóacôngnghệngânhàng, tiệm cận hơn, phùhợp hơn vớithônglệ,chuẩnmựcquốctế.

- Xâydựng và nâng cấp cơ sởvật chất kỹthuật công nghệ, mạng lướiATM,POS,…tạicáckhucôngnghiệp,khudâncư, siêu thịtheohướngđầu tưcó trọng điểm, bên cạnh đó gia tăng liênkếtvới cáchệ thống thanhtoánthẻBanknetvn,Smartlinkđểđẩymạnhpháttriểndịchvụbánlẻ,gópphầnmởrộng mạnglưới,nângcaovịthếcủaBIDV,tăngsứccạnhtranh.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên CNTT, có trình độ nghiệp vụ cao, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống cơng nghệ hiện đại. Đào tạo nhânviêncácphịngnghiệpvụ khác đảm bảo có đủ kiến thức để hiểu rõ, vận hành các ứng dụng công nghệ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng, khai thác công nghệ thông tin đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, quy định, quy chế của ngành và của BIDV.

- Chú trọng đẩy mạnh phát triển, nâng cấp, ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm cho vay. Xây dựng chương trình phần mềm theo dõi tích lũy điểm hiệu quả đến từng khách hàng, theo sản phẩm để áp dụng chính sách theo từng nhóm khách hàng cụ thể. Xây dựng các chương trình phần mềm quản lý gói sản phẩm để có thể đánh giá hiệu quả của từng gói sản phẩm.

- Việc đẩy mạng ứng dụng CNTT hiện đại phải đi đơi với chiến lược an tồn thông tin. BIDV cần phải xây dựng hệ thống bảo mật một cách hiệu quả, bảo mật thông tin khách hàng, bảo vệ khách hàng. Bảo mật thông tin là một yếu tố trong chất lượng dịch vụ, đem đến sự hài lòng cho khách hàng, kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn.

3.2.3 Giải pháp về năng lực tài chính

tranh, khả năng chớng đỡ rủi ro, đảm bảo an tồn trong hoạt động kinh doanh, đủ khả năng để thực hiện hoạt động kinh doanh khác. Để nâng cao năng lực tài chính BIDV cần phải: Tăng quy mô vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản tốt mọi thời điểm, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tài sản có.

Tăng quy mô vốn:

- Tăng vốn từ lợi nhuận để lại. Phương thức này có ưu điểm là BIDV không phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Tuy nhiên khó khăn khi sửa dụng phương thức này là BIDV cần xác định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hợp lý để tăng vốn, vì khi tỷ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới tăng trưởng vốn chậm, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông, ảnh hưởng đến tâm lý của cổ đông, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu BIDV. Khi BIDV có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và thái độ đồng ý cao của cổ đông đối với chính sách cổ tức của BIDV.

- Tăng vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu. Đây là biện pháp hiệu quả để tăng khả năng tài chính của BIDV nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm phân tán quyền sở hữu ngân hàng.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu. Biện pháp này có ưu điểm là cổ đông của BIDV sẽ không bị chia sẽ quyền sở hữu, chi phí phát hành thấp hơn so với phát hành cổ phiếu, nhưng đây thực chất là biện pháp tăng nợ của BIDV, tạo ra cho Ngân hàng một áp lực phải trả nợ.Trong năm 2014, BIDVcũng đã phát hành thành công 7.300 tỷ đồng trái phiếu tăng vốncấp 2, góp phần tạo nên sự vững chắc, an toàn trong hoạt động của BIDV.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế là có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách

nhanh chóng trên thị trường nên giá cổ phiếu thường ổn định, thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị suy giảm. BIDV dễ dàng hơn trong việc tăng vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.

- Bán cổ phần cho cổ đơng chiến lược nước ngồi. Phương thức này sẽ làm quyền kiểm soát của Hội đồng quản trị bị phân tán nhưng BIDV sẽ nhận được sự hỗ trợ rất lớn về vốn, kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật từ đối tác chiến lược này.

- Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 được đánh giá là hấp dẫn, giới đầu tư cũng kỳ vọng vào triển vọng của cổ phiếu ngân hàng khi những thông tin tích cực được công bố. Trong báo cáo đầu tháng 12/2014, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s điều chỉnh triển vọng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định”. Trong những phiên giao dịch đầu năm 2015, cùng với sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu BIDV, mã chứng khoán BID cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Như Vietcombank có đới tác chiến lược là tập đoàn tài chính Mizuho Nhật Bản nắm giữ 15% vốn điều lệ của NH này , hay Vietinbank thì có đối tác chiến lược Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ Nhật Bản nắm giữ 19,73% cổ phần của NH này, đây là thời điểm thuận lợi cho BIDV lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài , bán bớt cổ phần nhà nước cho cổ đông chiến lược này.

- Việc BIDV tăng vốn là hết sức cần thiết, tuy nhiên tăng vốn phải tương xứng với năng lực quản lý, tình hình thị trường vì vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công, vững mạnh của BIDV, nên nếu vốn tăng quá nhanh mà hoạt động kinh doanh của ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả.

Đảm bảo khả năng thanh khoản tốt tại mọi thời điểm

- Đảm bảo khả năng thanh khoản tốt tức là BIDV luôn luôn duy trì trạng thái cân bằng, tránh kéo dài một trong hai trạng thái: thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản.

- BIDV nên thường xuyên giám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn, điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau.

- BIDV phải tính trước, hoạch định khả năng thời gian nào khách hàng gửi tiền, vay tiền, dự định rút vốn trả nợ hoặc bổ sung thêm tiền gửi, để xử lý hiệu quả hơn phần thanh khoản thặng dư hay thâm hụt sẽ xảy ra.

Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tài sản có.

Hạn chế tốt đa nợ nhóm 2 và nợ nhóm 3 trở lên. Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn động, các khoản đầu tư hiệu quả kém. BIDV sẽ tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tài sản có nếu BIDV có năng lực quản trị tốt, tác giả xin trình bày chi tiết hơn ở giải pháp tiếp theo.

3.2.4 Giải pháp về năng lực quản trị

Nănglựcquảntrị,điềuhành chiếm vai trò chủ đạo, ảnhhưởngđếntoànbộcácnănglựckháccủangânhàng, để giành ưu thế BIDV tất yếu cần nâng cao năng lực quản trị điều hành như:

- Đảm bảo chất lượng công tác tuyển dụng để chuẩn bị tốt nhân sự kế thừa cho đội ngũ cán bộ quản lý và tận dụng khai thác tối đa các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm quản lý của các đới tác trong và ngồi nước. Nâng cao ý thức tự đào tạo và trang bị thêm kiến thức của cấp lãnh đạo NH, kinh nghiệm của lãnh đạo sẽ nhiều thêm theo thời gian tuy nhiên họ cần phải tích cực hoạt động, nghiên cứu để trang bị những kiến thức quản lý mới. Ngoài ra, BIDV tổ chức những khóa đào tạo riêng cho cấp quản lý, giảng viên có thể các chuyên gia tư vấn trong nước hoặc từ nước ngoài có uy tín, và hợp tác với các tổ chức tín dụngnước ngoài để tổ chức các khóa tham quan tập huấn ở nước ngoài cho các cán bộ quản lý.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị, điều hành. Nâng cao việc phân cấp, phân quyền kinh doanh cho các chi nhánh để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tận dụng được nguồn lực. Đối với việc điều hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng thì cần phải thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận chức năng cũng như vị trí điều hành.

- Tiếp cận với những phương thức quản trị điều hành hiện đại như mô hình quản trị NH tập trung, đẩy mạnh việc ứng dụng hệ thống CNTT hiện đại phục vụ cho công tác quản trị đồng bộ, tập trung đó.

- Xây dựng chiến lược phát triển một cách lâu dài, bền vững trên cơ sở đánh giá nguồn lực hiện có và sẽ có. Phân tích đánh giá môi trường kinh doanh hiện tại, dự báo, phân tích đánh giá môi trường kinh doanh trong tương lai thông qua các chuyên gia về lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa là có thể tuyển chọn đội ngũ chuyên gia làm quản lý cao cấp nếu cần thiết.

- Nghiên cứu, phân tích tỷ lệ nợ xấu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng tín dụng, đặc biệt là đối với các chi nhánh có phát sinh nợ xấu lớn, tại Chi nhánh nào có dư nợ xấu quá lớn thì giảm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh đó, hoặc chi nhánh nào có dư nợ tăng bất thường có dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn để kịp thời có chỉ đạo đối với các chi nhánh này nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tăng cường giám sát và kiểm soát thông qua Ban kiểm soát, Ban kiểm toán nội bộ. Ban kiểm soát, Ban kiểm toán nội bộ cần đảm bảo về số lượng và chất lượng nhân sự, thường xuyên xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn quy định, quy trình trong kiểm tra giám sát, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm toán độc lập định kỳ. Đối với công tác kiểm toán độc lập phải nên tiếp tục thuê các công ty kiểm toán danh tiếng, có uy tín trên thế giới vừa đảm bảo độ tin cậycủa các báo cáo tài chính vừa để Ban kiểm soát của BIDV khai thác và học hỏi kinh nghiệm.

3.2.5 Giải pháp về xây dựng thương hiệu

Thương hiệu là một tài sản vô hình, là hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng, quyết định đến sự lựa chọn của KH đối với bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào của NH, vậy nên thương hiệu có một vai trị rất quan trọng trong sự thành cơng của Ngân hàng. Để nâng cao hình ảnh thương hiệu, BIDV cần thực hiện những giải pháp sau:

- Xây dựng một hệ thớng nhận diện thương hiệu hồn chỉnh, chuyên nghiệp thông qua các yếu tố: Logo, các ấn phẩm, poster, đồng phục, tác phong giao dịch

khách hàng,... Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hệ thống nhận diện thương hiệu này.

- Xây dựng các quy định về hoạt động Marketing: quy định về không gian giao dịch với khách hàng, quy định về trang bị ấn phẩm quảng bá, các điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)