1.4 Kinh nghiệm thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại một số NHTM trong
1.4.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
(Eximbank)
Từ ngày 01/01/2011, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam bắt đầu áp dụng cơ chế quản lý vốn mới – Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP. Ngân hàng khơng sử dụng chương trình FTP riêng biệt hỗ trợ để phục vụ cho công tác hạch toán, báo cáo thống kê kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và Hội sở mà tích hợp những Module hỗ trợ màn hình nhập liệu, truy vấn báo cáo liên quan đến cơ chế FTP chung trên phần mềm Korebank.
FTP như là một công cụ phân tích có thể sử dụng để giúp một ngân hàng đo lường lợi nhuận của nó theo nhiều cách khác nhau như bằng cách phân tích thu nhập của toàn ngân hàng hoặc thu nhập của các đơn vị kinh doanh khác nhau hoặc lợi nhuận theo phân khúc thị trường, sản phẩm và khách hàng.
Từ lúc triển khai từ năm 2011 đến nay, cơ chế FTP mạng lại hiệu quả cho Eximbank trong việc kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn; chuyên mơn hóa từ Hội sở đến chi nhánh; nâng cao năng lực nhân viên phòng nguồn vốn và một số hiệu quả khác. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu áp dụng cơ chế quản lý vốn mới, chi nhánh phải thường xuyên và liên tục làm đầu mối tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng và có những kiến nghị phản ánh lại với Hội sở chính để Hội sở có những giải pháp và điều chỉnh chương trình phù hợp với những
yêu cầu cấp thiết nhằm gia tăng lợi nhuận cho các chi nhánh và tạo ra giá trị gia tăng cho toàn hệ thống ngân hàng.
Đối với Hội sở chính cần tính tốn giá chuyển vốn cũng như phân bổ Margin phù hợp với biến động thị trường và đặc điểm của từng chi nhánh để kích thích chi nhánh tăng huy động và cho vay hưởng chênh lệch lãi suất từ Hội sở, ngoài ra điều chỉnh hệ thống Korebank có thêm nhiều phân hệ mới để mục đích quản trị nguồn vốn, và tạo mã cho từng sản phẩm để quản lý lợi nhuận của từng sản phẩm mang lại, ngồi ra Hội sở cịn tăng cường quản lý hệ thống và đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với nhu cầu phát triển.
Về phía chi nhánh nghiên cứu đặc trưng vùng miền và khách hàng của chi nhánh mình để có kiến nghị lên Hội sở những chương trình phù hợp, đào tạo nhân viên đồng thời phân bổ nguồn lực dân sự, chi phí cho từng bộ phận tại chi nhánh phù hợp với lợi nhuận bộ phận đó mang lại.