2.2 Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP Công Thương
2.2.2 Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) tại NHTMCP Công Thương Việt Nam
Nam
Thực hiện chủ trương nâng cấp hệ thông điều chuyển vốn nội bộ, NHCT VN đã nghiên cứu và chạy thử chương trình FTP theo thơng lệ quốc tế từ tháng 10/2010. Sau 6 tháng thử nghiệm, NHCT VN chính thức đưa chương trình vào hoạt động bắt đầu từ Quý II/2011.
2.2.2.1 Định giá chuyển vốn
Định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong q trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận từ hoạt động mua bán vốn của từng đơn vị kinh doanh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cơ chế (FTP) được thể hiện qua mơ hình sau:
Mơ hình 2.1: Cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ của Vietinbank
Nguồn: Mã Thành Tân. Bàn về Hệ thống Định giá điều chuyển vốn FTP. <https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/101123.html> Vốn luân chuyển giữa các CN thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hệ thống FTP sẽ giúp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam “mua” mọi tài sản Nợ và “bán” mọi tài sản Có cho các CN theo đúng mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ ấy. Tất cả các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh đều được tập trung về Hội sở chính, khơng cịn tồn tại việc chuyển vốn nội bộ (cơ chế quản lý vốn cũ) và việc dịch chuyển dịng vốn chỉ mang tính danh nghĩa. Bảng tổng kết tài sản của chi nhánh khơng cịn cân bằng, chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của chi nhánh. Con số này trở thành nguồn vốn và sử dụng vốn của hệ thống thông qua tài khoản “điều chuyển vốn nội bộ”. Việc áp dụng cơ chế
Thị trường Trung tâm vốn Cho vay Huy động vốn Cho vay Huy động vốn Bán toàn bộ vốn cho CN 1 Mua toàn bộ vốn của CN 2 Mua toàn bộ vốn của CN 1 Bán toàn bộ vốn cho CN 2
FTP khiến cho công tác quản trị chặt chẽ hơn, việc điều hành vốn và phân tích thơng tin chính xác hơn.
Tập trung rủi ro thanh khoản về HSC: CN thực hiện việc “bán” và “mua” vốn với HSC. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và CN đều được chuyển tiếp “đối ứng” về HSC. Khi có nhu cầu thanh tốn, số dư tiền gửi khách hàng tại CN giảm một lượng tương ứng số dư vốn của CN được ghi nhận trong hệ thống FTP, CN trong điều kiện bình thường khơng cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh tốn. Do đó, mọi rủi ro thanh khoản được chuyển từ CN về HSC.
Mơ hình 2.2: Tập trung rủi ro về Hội sở
Nguồn: Vietinbank,2011. Quy trình sử dụng hệ thống FTP Tập trung rủi ro lãi suất về HSC: Tất cả các tài sản Nợ và Có của CN đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Đối với các giao dịch theo lãi suất cố định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, CN ln được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). CN chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và khơng
Chi nhánh
Hội sở chính Rủi ro thanh
bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lãi suất. Trong cơ chế mới, rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại HSC.
Giá FTP bán/mua vốn của HSC do Tổng Giám đốc công bố trong từng thời kỳ, bằng lãi suất cộng (+) thanh khoản (tương ứng với kỳ hạn và tần suất điều chỉnh lãi suất)
Chênh lệch (margin) từ hoạt động cho vay/huy động vốn được gọi là lãi suất cận biên rịng, được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay khách hàng (Tài sản Có) với FTP mua vốn của HSC và FTP bán vốn của HSC với lãi suất huy động tiền gửi (Tài sản Nợ).
Khi nhận được khoản tiền gửi của khách hàng, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ về Trung tâm vốn. Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, chi nhánh thực hiện mua toàn bộ từ Trung tâm vốn. Khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán vốn, giữa giá mua vốn từ Trung tâm và lãi suất cho vay khách hàng chính là phần thu nhập của chi nhánh.
Ví dụ: tại Chi nhánh A
+ Trường hợp 1: Phát sinh khoản tiền gửi khách hàng 100.000.000 đ, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 8%/năm. Chi nhánh sẽ “bán” khoản tiền gửi trên về HSC với lãi suất 9,5%/năm, được hưởng chênh lệch 1,5% trong 3 tháng.
+ Trường hợp 2: Cho khách hàng vay 200.000.000 đ kỳ hạn 1 năm, 6 tháng định giá lại 1 lần. Lãi suất 6 tháng đầu 11%/năm. Chi nhánh sẽ “mua” vốn từ HSC 200.000.000 đ trong 6 tháng với lãi suất 9,8%/năm. Như vậy, trong thời gian 6 tháng cho đến khi điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng, chi nhánh luôn được hưởng chênh lệch 1,2% từ khoản vay này.
So sánh lợi nhuận của chi nhánh giữa cơ chế FTP và cơ chế lãi điều hòa 1 giá
Ví dụ 1
Chi nhánh A – NHCTVN có:
- 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố định trả cho khách hàng cá nhân 14%/năm. Số tiền huy động: 10 tỷ VND
- 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất (tsđc ls) 3 tháng/lần. Lãi suất đầu ra áp cho khách hàng là 18%/năm. Số tiền cho vay: 10 tỷ VND.
Trường hợp 1: Dưới cơ chế lãi điều hòa 1 giá hiện tại (#)
Do chi nhánh tự cân đối được nguồn (số tiền cho vay = tiền gửi), Lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh từ 2 giao dịch = 10 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 = 1.111.111 vnd
(#) Lưu ý: Lợi nhuận này có được là do chi nhánh khớp số dư đầu ra – đầu vào nhưng đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn về HSC
Trường hợp 2: Dưới cơ chế FTP
+ Giao dịch tiền gửi được NHCT VN mua vốn lãi suất cố định = 16,60%/năm
Lợi nhuận/ngày từ giao dịch NHCT VN mua vốn = 10 tỷ vnd*(16,60% - 14%)/360 = 722.222 vnd
+ Giao dịch cho vay được NHCT VN mua vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản = 16,61% + 0,36% = 16,97%
Lợi nhuận/ngày từ hoạt động cho vay khách hàng của chi nhánh sau khi được NHCT VN bán vốn = (18% - 16,97%)/360 * 10 tỷ vnd = 286.111 vnd Tổng lợi nhuận của chi nhánh = 1.008.333 vnd. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay.
→ Độ lệch lợi nhuận giữa 2 cơ chế: - 102.778 vnd (~ 9,25% của lợi nhuận dưới cơ chế 1 giá). Chênh lệch này là do HSC phải quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào – cho vay ra của chi nhánh.
Ví dụ 2
Chi nhánh B – NHCTVN có:
- 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố định trả cho khách hàng cá nhân là 14%/năm. Số tiền huy động: 5 tỷ VND
- 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất (tsđc ls) 3 tháng/lần. Số tiền cho vay: 10 tỷ VND.
Trường hợp 1: Dưới cơ chế lãi điều hòa 1 giá hiện tại (#)
Do chi nhánh phải nhận vốn 5 tỷ vnd từ HSC nên Lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh = 5 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 + 5 tỷ vnd * (18% - 17%)/360 = 694.444 vnd
(#) Lưu ý: Lợi nhuận này có được là do chi nhánh đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn về HSC.
Trường hợp 2: Dưới cơ chế FTP
+ Giao dịch tiền gửi được NHCT VN mua vốn lãi suất cố định = 16,60%/năm
Lợi nhuận từ giao dịch NHCT VN mua vốn = 5 tỷ vnd * (16,60% - 14%)/360 = 361.111 vnd
+ Giao dịch cho vay được NHCT VN bán vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản = 16,61% + 0,36% = 16,97%
Lợi nhuận từ giao dịch NHCT VN bán vốn = (18% - 16,97%)/360 * 10 tỷ vnd = 286.111 vnd
Tổng lợi nhuận của chi nhánh = 647.222 vnd. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay → Độ lệch lợi nhuận giữa 2 cơ chế: - 47.222 vnd (~ 6,8% của lợi nhuận dưới cơ chế 1 giá). Chênh lệch này là do HSC phải quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào – cho vay của chi nhánh.
Ví dụ 3
Chi nhánh C – NHCTVN có:
- 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố định trả cho khách hàng cá nhân là 14%/năm. Số tiền huy động: 10 tỷ VND
- 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất (tsđc ls) 3 tháng/lần. Lãi suất đầu ra là 18%/năm. Số tiền cho vay: 5 tỷ VND.
Do chi nhánh sẽ cho vay 5 tỷ vnd và gửi vốn 5 tỷ vnd lên HSC nên Lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh = 5 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 + 5 tỷ vnd * (16,5% - 14%)/360 = 902.778 vnd
(# Lưu ý: Lợi nhuận này có được là do chi nhánh đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn về HSC.
Trường hợp 2: Dưới cơ chế FTP
+ Giao dịch tiền gửi được NHCT VN mua vốn lãi suất cố định = 16,60%/năm
Lợi nhuận từ giao dịch NHCT VN mua vốn = 10 tỷ vnd * (16,60% - 14%)/360 = 722.222 vnd
+ Giao dịch cho vay được NHCT VN mua vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản = 16,61% + 0,36% = 16,97%
Lợi nhuận từ giao dịch NHCT VN bán vốn = (18% - 16,97%)/360 * 5 tỷ vnd = 143.055 vnd
Tổng lợi nhuận của chi nhánh = 865.277 vnd
→ Độ lệch lợi nhuận giữa 2 cơ chế: - 37.501 vnd (~ 4,2% của lợi nhuận dưới cơ chế 1 giá). Chênh lệch này là do HSC phải quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào – cho vay ra của chi nhánh.
Như vậy, mức độ chênh lệch lợi nhuận giữa cơ chế điều hịa 1 giá và cơ chế FTP chính là phần rủi ro về thanh khoản mà NHCT VN phải quản lý khi chi nhánh để sụt giảm nguồn vốn (do chủ yếu là vốn ngắn hạn) nhưng phần cho vay là trung dài hạn (chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tín dụng).
Để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận này, chi nhánh phải tích cực tăng thêm nguồn vốn và cho vay theo định hướng tăng trưởng Tổng tài sản của NHCT VN.
2.2.2.2 Xác định giá mua – bán vốn
Giá bán vốn: Xác định theo phương pháp trọng số trung bình của gốc, lãi
suất cố định:
Mỗi khoản trả gốc Pi trong tổng số n kỳ hạn trả nợ gốc của khoản cho vay (theo lịch trả nợ) được xử lý như một khoản cho vay với:
+ Số tiền cho vay là Pi
+ Kỳ hạn danh nghĩa Mi bằng khoảng thời gian từ ngày giải ngân đến ngày trả phần gốc Pi
+ Lãi suất bán vốn Ii sẽ nhận giá trị: lãi suất bán vốn với kỳ hạn điều chỉnh lãi suất nếu Mi nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng; lãi suất bán vốn kỳ hạn 12 tháng nếu Mi > 12 tháng. Được xác định căn cứ vào biểu lãi suất tương ứng với đối tượng khách hàng, đồng tiền và sản phẩm cho vay áp dụng tại ngày giải ngân của khoản cho vay hoặc ngày điều chỉnh lãi suất vừa qua.
Trọng số lãi suất bán vốn của từng khoản trả nợ gốc Wi được tính theo cơng thức:
Wi = P𝑖 x Mi ∑ni = 1P𝑖 x 𝑀i
Trong đó ∑ni = 1P𝑖 x 𝑀i là tất cả các tích số P𝑖 x Mi
Lãi suất bán vốn của khoản cho vay I được xác định theo công thức: I = ∑ni=1I𝑖 x 𝑊i
Trong đó ∑ni=1I𝑖 x 𝑊i là tất cả các tích số I𝑖 x 𝑊i
- Thời hạn hiệu lực của lãi suất bán vốn: lãi suất bán vốn được áp dụng đến ngày điều chỉnh lãi suất tiếp theo của khoản cho vay trừ khi xảy ra các trường hợp dẫn đến tính lại lãi suất.
- Cách xác định phí thanh khoản : Phí thanh khoản của khoản cho vay là phí thanh khoản ứng với kỳ hạn danh nghĩa và tần suất điều chỉnh lãi suất của khoản cho vay căn cứ vào biểu phí thanh khoản áp dụng đối với đối tượng khách hàng, đồng tiền và sản phẩm cho vay tương ứng tại ngày giải ngân.
- Thời hạn hiệu lực của phí thanh khoản: Phí thanh khoản này được áp dụng cố định trong suốt thời gian cho vay trừ khi xảy ra các trường hợp dẫn đến tính lại phí thanh khoản.
Giá mua vốn: Xác định theo phương pháp bình quân lãi suất các kỳ hạn:
- Cách xác định lãi suất: lãi suất mua vốn I là bình quân của lãi suất mua vốn của nhiều kỳ hạn I, cộng thêm Tỷ lệ điều chỉnh Beta
I =
∑𝑛𝑖=1𝐼𝑖
𝑛 + Beta
Trong đó: Các lãi suất thành phần Ii do Tổng Giám đốc NHCT quy định trong từng thời kỳ, theo từng đối tượng khách hàng, đồng tiền và sản phẩm tiền gửi.
Beta là tỷ lệ điều chỉnh Tổng Giám đốc NHCT quy định trong từng thời kỳ, theo từng đối tượng khách hàng, đồng tiền và sản phẩm tiền gửi. Beta có thể <, > hoặc bằng 0.
- Thời hạn hiệu lực của lãi suất: lãi suất mua vốn này được áp dụng đến ngày điều chỉnh lãi suất tiếp theo trừ khi xảy ra các trường hợp dẫn đến tính lại lãi suất.
- Cách xác định phần bù thanh khoản: là phần bù thanh khoản ứng với kỳ hạn danh nghĩa và tần suất điều chỉnh lãi suất của khoản tiền gửi căn cứ vào biểu phần bù thanh khoản tại ngày đầu tiên phát sinh giao dịch đối với đối tượng khách hàng, đồng tiền và sản phẩm tiền gửi tương ứng.
- Thời hạn hiệu lực của phần bù thanh khoản: Phần bù thanh khoản này được áp dụng cố định trong suốt thời gian nhận khoản tiền gửi trừ khi xảy ra các trường hợp dẫn đến tính lại phần bù thanh khoản.
2.2.2.3 Xác định thu nhập chi phí
Bảng 2.2: Thu nhập và chi phí của CN
Thu nhập Chi phí
- Thu lãi từ khách hàng; - Thu từ bán vốn cho HSC;
- Thu khác ngồi lãi (phí dịch vụ, bảo lãnh,…)
- Chi trả lãi tiền gửi; - Chi mua vốn từ HSC;
- Chi khác ngoài lãi (Chi trả lương, tiếp thị, khuyến mãi,…) Nguồn: Mã Thành Tân. Bàn về Hệ thống Định giá điều chuyển vốn FTP.
Thu nhập ròng từ lãi của chi nhánh là thu nhập ròng từ lãi cho vay đối với khách hàng và thu nhập ròng từ lãi do mua – bán vốn với Trung tâm.
Lãi cận biên rịng, thu nhập từ lãi, chi phí FTP ĐVKD đối với tài sản Có: Lãi cận biên rịng (NIM) trên một giao dịch/loại tài sản có của Đơn vị kinh doanh tại một thời điểm được xác định theo công thức:
NIM = Lãi suất đầu ra của Đơn vị kinh doanh – Giá bán vốn FTP NIM được tính theo đơn vị %/năm
Trong đó: Lãi suất đầu ra của Đơn vị kinh doanh là lãi suất mà Đơn vị kinh doanh thu của khách hàng từ Tài sản Có.
Thu nhập rịng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/loại tài sản có của Đơn vị kinh doanh được xác định theo công thức:
NII hàng ngày = NIM x Số dư gốc tài sản Có 360
Thu nhập rịng từ lãi (NII) trong ngày của một giao dịch/loại tài sản Có của Đơn vị kinh doanh được xác định theo công thức:
NII trong ngày = NII hàng ngày – Chi phí FTP điều chỉnh (nếu có) Thu nhập FTP Đơn vị kinh doanh cộng dồn là tổng các thu nhập FTP Đơn vị kinh doanh trong ngày tính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại.
Chi phí FTP Đơn vị kinh doanh hàng ngày của một giao dịch/loại tài sản Có được tính theo cơng thức: