Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHTMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 27 - 31)

1.4 Kinh nghiệm thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại một số NHTM trong

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHTMCP Công Thương Việt Nam

Rút kinh nghiệm từ các NHTM khác đã thực hiện chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung. Ngân hàng Cơng thương đã triển khai thí điểm một số Chi nhánh trước khi chuyển đổi toàn hệ thống, nhằm tránh sự lúng túng và sai sót phát sinh của các chi nhánh khi chuyển đổi.

Cuối năm 2015, Vietinbank dự định thay thế Corebanking, Vietinbank nên nghiên cứu xem nên sử dụng chương trình FTP riêng biệt hay tích hợp những Module hỗ trợ màn hình nhập liệu, truy vấn báo cáo liên quan đến cơ chế FTP chung trên phần mềm Corebanking.

Được tách ra từ NHNN Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và sau này là NHTMCP Công thương Việt Nam theo chế độ hạch tốn tồn ngành (điều hành tập trung) nhưng thực sự quản lý vốn (phân tán) tại chi nhánh. Chi nhánh được giao kế hoạch thực hiện mọi nghiệp vụ mà HSC triển khai bất kể thế mạnh, thế yếu của địa phương.

Nay, ở tầm vĩ mô, hệ thống kế tốn của Việt Nam cịn khoảng cách với hệ thống kế toán quốc tế nên sớm muộn gì cũng phải được chỉnh sửa. Ngành ngân

hàng Việt Nam đang tụt hậu so với khu vực và thế giới, đang được các tổ chức quốc tế đưa ra các phương án vực dậy.

Chương trình FTP có lẽ cịn mới lạ đối với NHTMCP Công thương Việt Nam nhưng đã được các ngân hàng trên thế giới áp dụng thành công từ lâu. Tuy nhiên, đây là vấn đề tài vụ nội bộ của hệ thống ngân hàng nên khó xâm nhập trực diện để công khai thông tin. Từ đầu thập niên 90 UOB của Singapore đã từng sang Việt Nam để chào bán mơ hình thí điểm trong đào tạo chương trình FTP nhưng chi phí khá đắt, chứng tỏ rằng họ đã áp dụng nên mới có mơ hình đào tạo. Ngay trong nước, BIDV cùng một số ngân hàng khác cũng đang áp dụng.

Nhưng có điều, trên thế giới, người ra thành lập chi nhánh ngân hàng độc lập gắn liền với HSC qua nét văn hóa doanh nghiệp và chính sách kinh doanh chung. Chi nhánh được cấp vốn, được tự chủ trong kinh doanh và về tài chính, chịu trách nhiệm với HSC về kết quả hoạt động. Như vậy, khi một chi nhánh bị thất thốt tài sản hay lỗ khơng tự khắc phục nổi, chỉ riêng cơ sở đó bị phá sản nếu ở mức độ vừa phải chưa đến mức kéo toàn đơn vị sụp đổ theo.

Cơ chế FTP chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành và quản lý tài chính nội bộ của ngân hàng chưa ảnh hưởng ngay đến khách hàng nên ít thu hút sự quan tâm phân tích của xã hội. Nhưng với cơ chế phân định hiện nay, HSC tập trung điều hành tài vụ nhưng lại đẩy trách nhiệm với khách hàng về giao dịch viên trực tiếp tại chi nhánh. Điều này về lâu dài ảnh hưởng đến tinh thần, tác phong phục vụ của giao dịch viên. Và bài học rút ra cho ngân hàng Công thương ở đây là phải biết hài hịa lợi ích vật chất giữa HSC và cơ sở.

NHTMCP Công thương Việt Nam đã khai trương hai chi nhánh hải ngoại đầu tiên tại Frankfurt và Berlin (Đức), tiếp thu thêm kinh nghiệm về quản trị ngân hàng lớn có hoạt động đa quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1: “Tổng quan về cơ chế quản lý vốn tập trung tại các NHTM” trình bày cơ sở lý luận về tài sản có, tài sản nợ, lý do phải quản lý tài sản có – tài

sản nợ. Đồng thời, trình bày sơ lược về khái niệm, nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung.

Bên cạnh đó chương 1 cịn đưa ra một số kinh nghiệm của các ngân hàng đã áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Vietinbank trong quá trình áp dụng cơ chế FTP.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về NH TMCP Cơng Thương Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NH TMCP Công Thương Việt Nam

Tên doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

Tên giao dịch đội ngoại: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE. Tên viết tắt: VIETINBANK.

Địa chỉ: Số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Website: http://vietinbank.vn

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

Vốn điều lệ: đến 31/12/2014 là 37.234.045.560.000 đồng.

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Cơng thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990.

Sau khi cổ phần hóa thành cơng năm 2008, Vietinbank trở thành NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Gần 24 năm xây dựng và phát triển, đến nay Vietinbank có mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh thành trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, 1.829 máy rút tiền tự động (ATM). Ngồi ra, Vietinbank cịn có 07 Cơng ty hạch tốn độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Cơng ty Chứng khốn Cơng thương, Cơng ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác tài sản, Công ty Bảo hiểm, Công ty TNHH Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá q, Cơng ty TNHH MTV Cơng đồn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực; là thành viên sáng lập và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA; có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế, Vietinbank đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Với phương châm hoạt động: “Nâng giá trị cuộc sống”, hoạt động đa năng, cung cấp dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, Vietinbank đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Vietinbank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, nhận tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính-ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 27 - 31)