Kinh nghiệm về phát triển tíndụng doanh nghiệp nhỏvà vừa của một số quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 29)

quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.

Ở nhiều nƣớc trên thế giới, kể cả ở những nƣớc có nền kinh tế phát triển, DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn đặt biệt là vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh hệ thống tín dụng thƣơng mại, nhiều nƣớc đã xây dựng hệ thống các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV dƣới nhiều hình thức thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại.

Ở Thái Lan, thành lập Quỹ hỗ trợ DNNVV dƣới hình thức cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi. Nguồn ngân quỹdo Chính phủ cấp ở mức 260 triệu bath (hơn 10 triệu USD). Mục đích của quỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi thành lập để xây dựng cơ sở vật chất nhƣ nhà xƣởng, máy móc. DNNVV đƣợc

vay khơng q 500.000 bath, lãi suất cố định ởmức 8%/năm (bằng 1/2 mức lãi suất của NHTM). Đối với món vay khơng quá 50.000 bath (2.000 USD) không phải trảlãi trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi vay, trong thời hạn 2 năm phải trả cả gốc lẫn lãi. Đối với món vay trên 50.000 đến dƣới 500.000 bath không phải trả lãi trong 12 tháng đầu kể từ khi vay và phải trả cả gốc lẫn lãi trong vòng 10 năm. Điều kiện vay là ngoài tƣ cách pháp nhân, ngƣời vay phải qua khố bồi dƣỡng ở cục hỗ trợ tài chính trong 3 tuần và đƣợc sát hạch theo 100 điều quy định về DNNVV.

Tại Indonesia bắt đầu từ năm 1974, việc hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV chủ yếu bằng các chƣơng trình tín dụng trợ cấp và theo chỉ định của Chính phủ thơng qua các NHTM. Các DNNVV thuộc nhóm mục tiêu của từng chƣơng trình đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi, thấp hơn lãi suất thị trƣờng trong đó 23% số tín dụng đƣợc cấp là cho doanh nghiệp nhỏ. Đã có 2,5 triệu doanh nghiệp đƣợc vay tín dụng với tổng số tiền lên tới 5,7 tỷ rupia.

Do việc hỗ trợ tín dụng thơng qua các NHTM nên phần lớn các khoản cho vay đƣợc dành cho các hoạt động thƣơng mại ngắn hạn mà chƣa chú trọng tới các hoạt động sản xuất dài hạn.

Những năm gần đây, Chính phủ đã giảm bớt các chƣơng trình tín dụng và các chƣơng trình này đã điều chỉnh theo hƣớng cho vay theo lãi suất thị trƣờng. Đồng thời, Chính phủ nƣớc này quy định tất cảcác ngân hàng trong nƣớc phải cung cấp 20% số tín dụng của họ cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều quan trọng trong chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ là Chính phủ tạo điều kiện cho họ tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong q trình cho vay.

Tại Đài Loan, mục tiêu cơ bản đối với phát triển DNNVV của họ hiện nay là nhằm phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ đồng thời với phát triển DNNVV trong lĩnh vực công nghệ cao. Ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp chính sách khuyến khích phát triển các DNNVV

trong một số ngành sản xuất nhƣ: nhựa, dệt, kính, xi măng, gỗ. Năm 1981, Đài Loan đã thành lập Cục quản lý DNNVV thuộc Bộ kinh tế.

Xuất phát từ cấu trúc của nền kinh tế mà chính quyền Đài Loan rất khuyến khích phát triển DNNVV để giải quyết lao động và tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp, từ đó vƣơn ra chiếm lĩnh trong một số lĩnh vực ở thị trƣờng thế giới. Hiện nay, số lƣợng DNNVV ở Đài Loan chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Chúng tạo ra khoảng 40% sản lƣợng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc.

Để đạt đƣợc những thành tựu đó, Đài Loan đã dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho các DNNVV. Cho đến nay, có rất nhiều tổ chức ngân hàng và tƣ nhân ở Đài Loan đứng ra tài trợ cho các DNNVV, BộTài chính Đài Loan có quy định một tỷ lệ tài trợ nhất định cho các DNNVV, và tỷ lệ này có xu hƣớng tăng dần sau mỗi năm. Đồng thời cũng lập ra 3 quỹ là: Quỹ phát triển, Quỹ Sino-US và quỹ phát triển DNNVV nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thông qua các NHTM. Nhận thức đƣợc sự khó khăn của các DNNVV trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974, Đài Loan đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc hoạt động của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng đã ngày càng tin tƣởng hơn vào việc tài trợ cho vay đối với các DNNVV. Kể từ ngày thành lập, quỹ đã bảo lãnh cho 1,3 triệu trƣờng hợp. Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp nhƣ: giảm lãi suất đối với các khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đối mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh, mời các chuyên gia đến giúp DNNVV nhằm tối ƣu hoá cơ cấu vốn và tăng cƣờng các điều kiện vay vốn.

Tại Malaysia, trong kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ hai của Malaysia (1991- 2000) đã khẳng định rõ vai trị của các DNNVV trong cơng cuộc hiện đại hoá đất nƣớc. Do vậy trong thời kỳ này, Chính phủ đã thơng qua chƣơng trình hỗ trợ phát triển DNNVV nhƣ: các chƣơng trình về thị trƣờng và hỗ trợ kỹ thuật,

chƣơng trình cho vay ƣu đãi, chƣơng trình cơng nghệ thơng tin …. Mục đích của chƣơng trình cho vay là nhằm giúp các DNNVV có đƣợc một lƣợng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lƣợng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt .… Chƣơng trình này đƣợc thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaysia thông qua Quỹ cho vay ƣu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là các DNNVV thuộc các lĩnh vực ƣu tiên nói trên.

Ở Nhật Bản, các chính sách về DNNVV đƣợc hình thành từ những năm 1950 trong đó dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay…. Các biện pháp hỗ trợ này đƣợc thực hiện thơng qua Hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính cơng cộng phục vụ DNNVV. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các DNNVV tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tƣ nhân thơng qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh.

Ngoài ra, cịn có 3 tổ chức tài chính cơng cộng khác. Đó là: cơng ty tài chính DNNVV, cơng ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoki Chukin do Chính phủ đầu tƣ thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNNVV để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lƣu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

1.6 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Việt Nam là một nƣớc đi sau trong quá trình phát triển kinh tế trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới vì vậy chúng ta có nhiều thuận lợi hơn do có thể học hỏi, tiếp thu những bài học phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nƣớc nhà và tránh đƣợc những lệch hƣớng của các nƣớc đi trƣớc. Thông qua việc hỗ trợ các DNNVV của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính tín dụng, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá nhằm thúc đẩy phát triển một loại hình doanh

nghiệp đang chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp ở nƣớc ta. Tuy nhiên, hiện tại các DNNVV ở Việt Nam đang đứng trƣớc những khó khăn cần tháo gỡ và quá trình phát triển DNNVV đã và đang bộc lộ một số hạn chế chủ yếu. Đó là do quá trình phát triển DNNVV cịn ngắn, đang trong giai đoạn khởi đầu nên khả năng tích luỹ vốn cịn hạn chế. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, phòng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam, tình trạng thiếu vốn đang là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhƣ vậy, cũng giống các DNNVV ở các nƣớc trên thế giới trong những thời kỳ đầu mới thành lập và đã thành công, Việt Nam đã thu đƣợc nhiều bổ ích từ những bài học đó.

Xây dựng nền tảng cơ bản và chắc chắn cho sự phát triển các DNNVV:

Để có những bƣớc đi thành cơng cần một nền tảng cơ bản và chắc chắn, nền

tảng cho phát triển các DNNVV là một Chính phủ mạnh, một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và cơ sở hạ tầng có hiệu quả. Sau đổi mới, Đảng và Chính phủ đã có cái nhìn thực sự đúng hƣớng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhƣng đến nay những hành động cụ thểvà có hiệu quả thì chƣa nhiều. Thêm vào đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, hạn chế sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng. Thành lập các tổ chức hỗ trợ DNNVV vay vốn với lãi suất ƣu đãi: Vốn quyết định các hoạt động của doanh nghiệp về phát triển mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, khả năng cạnh tranh, tay nghề ngƣời lao động … vì vậy thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp khơng giải quyết đƣợc vấn đề gì, làm cho sản xuất ngƣng trệ vì vậy hỗ trợ tài chính cho các DNNVV là việc làm đầu tiên cần đƣợc quan tâm đến. Chính phủ các nƣớc đã thành lập các tổ chức nhằm hỗ trợ vốn cho các DNNVV mà đặc biệt hỗ trợ vốn tín dụng ngân hàng.

Các tổ chức này giúp các DNNVV dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quảvà tính cạnh tranh trong q trình hoạt động. Bên cạnh đó, tổ chức cịn tạo điều kiện cho các DNNVV vay với lãi suất

ƣu đãi hoặc các NHTM buộc phải dành một lƣợng vốn nhất định cho các DNNVV mới thành lập hoặc mua sắm cơ sở vật chất.

Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV: DNNVV ra đời góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các khu vực. Ngay từ khi mới ra đời, các nƣớc đã quan tâm thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV trên tất cảcác mặt. Việc giúp cho các doanh nghiệp này ngay từ khi thành lập cho đến việc hỗ trợ công nghệ thông tin và cả những sản phẩm tiêu thụ… đã giúp hoạt động kinh doanh của các DNNVV dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

Tăng cƣờng hợp tác giữa tác tổ chức tín dụng với các tổ chức khác trong việc tài trợvốn cho DNNVV: Hầu hết các nƣớc thành công trong việc giúp các DNNVV mở rộng nguồn vốn đều phát triển các công ty cho thuê tài chính với chức năng cho thuê tài chính nhằm tài trợvốn trung, dài hạn cho các DNNVV, hình thành các tổchức bảo lãnh tín dụng có sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thƣơng mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phƣơng. Hoạt động bảo lãnh khắc phục đƣợc khá nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn của các DNNVV. Thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, nghiệp đoàn doanh nghiệp và hội nghề nghiệp để hỗ trợ DNNVV: Do quy mô của của các DNNVV nhỏ bé nên việc liên kết, liên doanh là cần thiết nhằm giúp các DNNVV đứng vững trƣớc những biến động của thị trƣờng. Vì thếcác nƣớc đã thành lập các hiệp hội, nghiệp đồn DNNVV, thơng qua các hiệp hội này, các DNNVV có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ thông tin, quản lý … lẫn nhau tạo điều kiện cho việc phát triển các DNNVV. Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và các chính sách riêng cho các DNNVV: Để hoạt động của các DNNVV đƣợc thuận lợi thì một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay đặc biệt là các chính sách riêng cho các DNNVV nhƣ: xác định đối tƣợng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, lĩnh vực ƣu tiên, ƣu đãi, đơn giản hố các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, ngoại thành .… Khi khung pháp lý cho DNNVV ra đời sẽ khẳng định rõ ràng hơn về chủ trƣơng khuyến khích phát triển DNNVV ở nƣớc ta. Kèm theo đó là những chính sách thơng thống và cởi mở để DNNVV có thể tự mình

tiếp cận đƣợc các dịch vụ hỗ trợ tài chính, tín dụng, thơng tin thị trƣờng … diễn ra trên thị trƣờng thế giới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng 1 luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau: Thứ nhất: nghiên cứu lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ khái niệm, đặc điểm, vai trò, tiêu chuẩn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nƣớc trên thế giới.

Thứ hai: nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống hóa các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng nhƣ vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba: tiêu chí xác định tốc độ phát triển của tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ý nghĩa của sự phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế và kinh nghiệm phát triển tại một số quốc gia trên thế giới.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. 2.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 2.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

- Quy mơ sản xuất nhỏ, ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo hạn chế, thƣờng hƣớng vào

những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dung lƣợng thị trƣờng lớn nên huy động đƣợc các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân, tận dụng đƣợc các nguồn nguyên vật liệu, nhân lực tại chỗ.

- Nhạy cảm với những biến động của thị trƣờng, chuyển đổi mặt hàng nhanh, phù

hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Song các sản phẩm sản xuất thƣờng không đƣợc coi trọng về mặt chất lƣợng, tuổi đời.

- Số lƣợng và chất lƣợng lao động thấp. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ nhân công thƣờng là những ngƣời trong gia đình làm việc theo kinh nghiệm, thói quen, khơng đƣợc đào tạo bài bản. Giám đốc doanh nghiệp thƣờng là kỹ sƣ hoặc kỹ thuật iên, ngƣời có kinh nghiệm đứng ra thành lập và quản lý doanh nghiệp nên thƣờng phải đảm nhiệm nhiều công việc nhƣ điều hành, nhân sự, kỹ thuật, marketing, bán hàng,… Phần lớn chủ doanh nghiệp không đƣợc đào tạo về quản lý.

- Trình độ cơng nghệ hạn chế do tình hình tài chính yếu, tuy nhiên DNNVV rất

linh hoạt trong việc thay đổi cơng nghệ sản xuất do máy móc thiết bị thƣờng có giá trị thấp, nhỏ, đơn giản, dễ lắp đặt, vận hành, họ thƣờng có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mơ của mình từ những cơng nghệ cũ và lạc hậu. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới cơng nghệ và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để DNNVV có thể tồn tại trên thị trƣờng, tuy nhiên mức độ đổi mới rất hạn chế.

- Khả năng tiếp cận thị trƣờng kém, đặc biệt đối với thị trƣờng nƣớc ngoài do

DNNVV thƣờng là doanh nghiệp mới hình thành, uy tín chƣa cao, hoạt động marketing cịn hạn chế, chƣa có nhiều khách hàng, quy mô thị trƣờng thƣờng bó hẹp trong phạm vi địa phƣơng, việc mở rộng ra các thị trƣờng mới rất khó khăn.

2.1.2 Tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2013 cho thấy số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh mới không ngừng tăng cao qua các năm, nếu nhƣ năm 2010 chỉ có 147.316 doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)