Giả thuyết Nội dung Kết quả kiểm định
H1 Mong đợi về giá có tác động dương (+) lên ý
định sử dụng TMĐT ở Việt Nam. Ủng hộ H1
H2 Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động dương
(+) lên ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam. Ủng hộ H2
H3 Rủi ro giao dịch có tác động âm (-) lên ý định
sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
Ủng hộ H3
H4 Rủi ro sản phẩm có tác động âm (-) lên ý định
sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
Ủng hộ H4
H5 Nhận thức tính thuận tiện có tác động dương
(+) lên ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam. Ủng hộ H5
H6 Ảnh hưởng xã hội có tác động dương (+) lên ý
định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
Ủng hộ H6
4.5.4. Phân tích sự khác biệt
Phần này sẽ đánh giá sự khác biệt về nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác, thu nhập đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
Khi phân tích sự khác biệt ta sẽ xem xét Sig. kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai (Test of Homogeneity of Variances) của các thành phần để khi tiến hành các phân tích sâu sẽ chọn nhóm test nào:
Sig. > 5%: khơng có sự khác biệt về phương sai, vì vậy nếu phân tích sâu để tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm nhỏ trong một biến nhân khẩu thì sẽ chọn nhóm test LSD; Dunca; Tukey; Bonferroni;…
Sig. <= 5%: có sự khác biệt về phương sai, vì vậy nếu phân tích sâu để tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm nhỏ trong một biến nhân khẩu thì sẽ chọn nhóm test Tamhane’s T2; Dunnett’s T3, Dunnett’s C;…
Tuy nhiên nếu biến nhân khẩu chỉ bao gồm hai trạng thái hay chỉ có hai trường hợp thì ta khơng cần quan tâm đến phân tích sâu để tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm nhỏ.
4.5.4.1. Sự khác biệt theo giới tính
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) (Xem phụ lục III.6.1). Ta có Sig(INTEN) = 0.001, Sig (PRICE) = 0.000, Sig(PEASY) = 0.000, Sig(CONVE) = 0.006 đều < 5%. Có sự khác biệt giới tính Nam-Nữ về ý định sử dụng TMĐT, mong đợi về giá, nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức tính thuận tiện. Trong đó, xu hướng ý định sử dụng TMĐT, mong đợi về giá, nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức tính thuận tiện của nữ đều cao hơn nam do giá trị trung bình của nữ trong các nhân tố này đều lớn hơn của nam. Cụ thể như: MeanINTEN(Nam) = 3.5813 < MeanINTEN(Nữ) = 3.8580; MeanPRICE(Nam) = 3.6200 < MeanPRICE(Nữ) = 4.0022; MeanPEASY(Nam) = 3.3920 < MeanPEASY(Nữ) = 3.6978; MeanCONVE(Nam) = 3.6080 < MeanCONVE(Nữ) = 3.8130.
4.5.4.2. Sự khác biệt theo tuổi tác
Quá trình khảo sát đã phân loại đối tượng khảo sát thành các nhóm tuổi khác nhau như [Từ 18 ~ 30]; [Từ 30 ~ 40]; [Từ 40 ~ 50]; [Trên 50], tuy nhiên cở mẫu thu được là 240 mẫu, nên khơng có điều kiện khảo sát hết cho từng nhóm tuổi trên vì số
lượng mẫu cho từng nhóm sẽ nhỏ, khơng đủ mẫu để đạt độ tin cậy cho phân tích. Vì vậy trong phần đánh giá sự khác biệt theo tuổi tác, tác giả sẽ phân đối tượng khảo sát thành 2 thành phần: thành phần đối tượng trẻ [Từ 18 ~ 30] (135 mẫu) và thành phần đối tượng trung niên [lớn hơn 30] (105 mẫu).
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) (Xem phụ lục III.6.2). Ta có Sig (PRICE) = 0.000, Sig(PEASY) = 0.000 đều < 5%. Có sự khác biệt tuổi tác về mong đợi về giá, nhận thức tính dễ sử dụng. Trong đó, xu hướng mong đợi về giá, nhận thức tính dễ sử dụng của đối tượng trẻ [Từ 18 ~ 30] đều cao hơn đối tượng trung niên [lớn hơn 30] do giá trị trung bình của đối tượng trẻ trong các nhân tố này đều lớn hơn của đối tượng trung niên. Cụ thể như: MeanPRICE(Trẻ) = 3.9148 > MeanPRICE(TrungNiên) = 3.6595; MeanPEASY(Trẻ) = 3.6556 < MeanPEASY(TrungNiên) = 3.3881. Điều này có thể được giải thích, do TMĐT mới phát triển trong thời gian gần đây, các thành phần trẻ được đào tạo và có kiến thức tốt hơn về tin học, nên họ cảm thấy dễ dàng sử dụng hơn so với nhóm tuổi trên 30. Cịn về khía cạnh tiền bạc thì đối tượng trẻ cân nhắc hơn so với các đối tượng trung niên do họ chưa có được kinh tế vững chắc.
4.5.4.3. Sự khác biệt theo thu nhập
Quá trình khảo sát đã phân loại đối tượng khảo sát thành các nhóm thu nhập khác nhau như [Dưới 3 triệu]; [Từ 3 ~ 5 triệu]; [Từ 5 ~ 10 triệu]; [Trên 10 triệu], tuy nhiên cở mẫu thu được là 240 mẫu, nên không có điều kiện khảo sát hết cho từng nhóm thu nhập trên vì số lượng mẫu cho từng nhóm sẽ nhỏ, khơng đủ mẫu để đạt độ tin cậy cho phân tích. Vì vậy trong phần đánh giá sự khác biệt theo thu nhập, tác giả sẽ phân đối tượng khảo sát thành 2 thành phần: thành phần thu nhập thấp [Dưới 5 triệu] (104 mẫu) và thành phần thu nhập cao [Trên 5 triệu] (136 mẫu).
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) (Xem phụ lục III.6.3). Ta có Sig (CONVE) = 0.028, Sig(TRISK) = 0.037 đều < 5%. Có sự khác
thành phần thu nhập cao [Trên 5 triệu], xu hướng rủi ro giao dịch của thành phần thu nhập thấp [Dưới 5 triệu] cao hơn thành phần thu nhập cao [Trên 5 triệu] do giá trị trung bình của thành phần thu nhập thấp và thành phần thu nhập cao cụ thể như: MeanCONVE(TNThấp) = 3.6130 < MeanCONVE(TNCao) = 3.7776; MeanTRISK(TNThấp) = 3.2404 > MeanTRISK (TNCao) = 3.0485. Điều này có thể được giải thích, vì đối tượng thu nhập thấp khơng có kinh tế vững chắc nên họ quan tâm đến rủi ro về tiền bạc hơn là sự thuận tiện mà dịch vụ có thể mang lại. Ngược lại đối tượng thu nhập cao lại quan tâm đến những tiện ích hay những thuận tiện mà dịch vụ có thể mang lại mặc dù nó có thể gây ra những rủi ro về tiền bạc.
4.7. SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Mơ hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo bao gồm 6 thành phần tác động đến ý định sử dụng TMĐT: (1) Mong đợi về giá, (2) Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Rủi ro giao dịch, (4) Rủi ro sản phẩm, (5) Nhận thức tính thuận tiện, (6) Ảnh hưởng xã hội. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, cả 6 yếu tố đều tác động đến ý định sử dụng TMĐT.
4.6.1. Mong đợi về giá, Nhận thức tính thuận tiện:
Thành phần Mong đợi về giá và Nhận thức tính thuận tiện có tác động đến ý định sử dụng TMĐT. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu: hành vi người tiêu dùng trong mua hàng trực tuyến (Hasslinger và cộng sự, 2007), các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010). Mặc khác nếu xem hai thành phần Mong đợi về giá, Nhận thức tính thuận tiện là các yếu tố của thành phần nhận thức sự hữu ích thì kết quả này hồn tồn phù hợp với các kết luận trong các nghiên cứu: vai trò của lòng tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng (Tang và Chi, 2009), mở rộng mơ hình TAM cho bối cảnh World-Wide-Web (Moon và Kim, 2001), các nhân tố quyến định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và thương mại điện tử khác (Fang He, 2009).
Điều này cho thấy, nhận thức sự hữu ích mà thành phần chính là yếu tố Mong đợi về giá và Nhận thức sự thuận tiện có tác động quan trọng đến hành vi ý định sử dụng TMĐT khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều nước trên thế giới.
Điều này hoàn toàn phù hợp với các nhận định về thế mạnh của TMDT là tiết kiệm thời gian, không giới hạn vị trí và giá thành sản phẩm thường thấp hơn thị trường.
4.6.2. Nhận thức tính dễ sử dụng
Nghiên cứu cho thấy thành phần Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động đến ý định sử dụng TMĐT. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hồng Quốc Cường, 2010), vai trị của lòng tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng (Tang và Chi, 2009), mở rộng mơ hình TAM cho bối cảnh World-Wide- Web (Moon và Kim, 2001), các nhân tố quyến định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và thương mại điện tử khác (Fang He, 2009). Kết quả nghiên cứu này có phần khác biệt với nghiên cứu: các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008). Khác biệt này có thể được giải thích là do nghiên cứu của Lê Ngọc Đức vào năm 2008 mà TMĐT chỉ mới phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây, nên việc sử dụng TMĐT vẫn chưa được phổ biến, nên nhiều người vẫn cảm thấy chưa được dễ dàng khi sử dụng.
4.6.3. Ảnh hưởng xã hội
Yếu tố ảnh hưởng xã hội cũng là yếu tố tác động đến dự định sử dụng TMĐT. Kết quả này khá tương đồng với: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010), nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008).
dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010), các nhân tố quyến định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và thương mại điện tử khác (Fang He, 2009).
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày thơng tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến kiểm sốt.
Thơng tin từ mẫu quan sát cho thấy, đối tượng khảo sát là thành phần trẻ tuổi, tập trung trong khoảng từ 18-30 tuổi. Hầu hết đều có kinh nghiệm sử dụng Internet, có kiến thức về TMĐT.
Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA loại 2 khái niệm thành phần là: nhận thức tính hữu dụng và sự tin cậy. Ngồi ra cũng loại một biến khảo sát là: Conve_05.
Phân tích hồi quy đa biến cho thấy mơ hình nghiên cứu lý thuyết sau khi đánh giá thang đo phù hợp với dữ liệu thị trường, trong đó có 4 khái niệm có tác động dương đến ý định sử dụng TMĐT là: Mong đợi về giá, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức tính thuận tiện, Ảnh hưởng xã hội và 2 khái niệm có tác động âm (-) đến ý định sử dụng TMĐT là: Rủi ro sản phẩm và Rủi ro giao dịch.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ CHÍNH
Q trình nghiên cứu được thực hiện hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thơng qua thảo luận nhóm trực tiếp với 9 đối tượng là các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT. Nghiên cứu sơ bộ nhằm hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu cho phù hợp hơn với đặc điểm TMĐT ở Việt Nam. Sau q trình bổ xung hiệu chỉnh, mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam bao gồm thành phần phụ thuộc là: ý định sử dụng TMĐT và tám khái niệm thành phần độc lập là: (1) Mong đợi về giá; (2) Nhận thức tính dễ sử dụng; (3) Rủi ro giao dịch; (4) Rủi ro sản phẩm; (5) Nhận thức tính thuận tiện; (6) Ảnh hưởng xã hội; (7) Nhận thức tính hữu dụng; (8) Sự tin cậy, với 36 biến quan sát để đo lường các khái niệm này.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng sử dụng bảng câu hỏi khảo sát theo phương pháp thuận tiện, kết quả thu được 240 bảng trả lời phù hợp. Nghiên cứu định lượng thực hiện qua các bước: kiểm định thang đo (đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA). Kiểm định các giả thuyết của phương pháp hồi quy đa biến được thực hiện trên phần mềm SPSS 18.0.
Thống kê thông tin từ mẫu cho thấy thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu như sau: tập trung từ 18-30 tuổi (chiếm 65.83%), hầu hết đều có kinh nghiệm sử dụng Internet trên 3 năm, tỷ lệ Nam-Nữ hơi đồng đều (Nam chiếm 52.08%, Nữ chiếm 47.92%), đa phần đã đi làm và có thu nhập, tập trung ở mức trên 5 triệu (chiếm 56.67%). Theo thống kê từ mẫu ta thấy đối tượng nghiên cứu có thể là đối tượng tiên phong và tiềm năng trong việc sử dụng TMĐT.
30 phút chiếm 45.42%, tần suất truy cập các trang TMĐT hơn 5 lần/tháng (chiếm 48.33%). Qua đó cho thấy người sử dụng rất quan tâm đến TMĐT và rất nhiều người biết đến các trang web TMĐT nổi tiếng thế giới, cùng với sự thanh toán linh hoạt, hiện nay ebay.vn, amazon.com.
Các mẫu thu thập được đưa vào phân tích dữ liệu bằng SPSS 18.0 qua đó thang đo được đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích loại bỏ hai khái niệm thành phần đó là: sự tin cậy và nhận thức tính hữu dụng do các thang đo này có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 và khi loại bỏ bất cứ biến khảo sát nào hệ số Cronbach’s Alpha cũng khơng lớn hơn 0.6. Ngồi ra ta cũng loại bỏ biến quan sát Conve_05 do biến này có hệ số tương quan biến tổng bằng 0.220 < 0.3 và khi loại bỏ biến khảo sát này hệ số Cronbach’s Alpha tăng từ 0.744 lên 0.806. Các kiểm định cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy, phương sai trích, độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Qua quá trình loại bỏ này ta thấy hầu hết người dùng có ý định sử dụng TMĐT ít quan tâm đến luật TMĐT hay công nghệ nào được hỗ trợ bởi nhà cung cấp dịch vụ TMĐT.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến trên 6 khái niệm thành phần tác động và thành phần phụ thuộc ý định sử dụng TMĐT có kết quả như sau: Ảnh hưởng xã hội có tác động mạnh nhất (β = 0.319). Các yếu tố còn lại tác động yếu hơn như: Mong đợi về giá (β = 0.248), Nhận thức tính dễ sử dụng (β = 0.251), yếu tố Nhận thức tính thuận tiện có tác động yếu nhất (β = 0.173). Ngồi ra hai yếu tố Rủi ro sản phẩm và Rủi ro giao dịch đều có tác động âm đến ý định sử dụng TMĐT và có hệ số β lần lược là: -0.153 và -0.100.
Hệ số β của các yếu tố trong phương trình hồi quy cho thấy các đối tượng có ý định sử dụng TMĐT bị ảnh hưởng bởi xã hội nhiều nhất. Điều này có thể xem là phù hợp vì sử dụng TMĐT đang là trào lưu hiện nay ở Việt Nam. Yếu tố Mong đợi về giá và Nhận thức tính dễ sử dụng tuy có hệ số hồi quy nhỏ hơn Ảnh hưởng xã hội nhưng nó cũng tương đối cao cho thấy những yếu tố này luôn là những yếu tố
cơ bản khi người sử dụng quan tâm về TMĐT. Bên cạnh đó người sử dụng cũng quan tâm đến những rủi ro có thể xẩy ra khi sử dụng TMĐT nhưng mức độ ảnh hưởng của nó tương đối thấp.
5.2. HÀM Ý QUẢN LÝ
Căn cứ vào mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định sử dụng TMĐT của người tiêu dùng đã được phân tích trong phương trình hồi quy, căn cứ vào kết quả hồi quy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp gợi ý để các doanh nghiệp xem xét và thực hiện. Các đề xuất sau đây được trình bày theo thứ tự ưu tiên từ quan trọng đến kém quan trọng.
a) Ảnh hưởng xã hội
Trong nghiên cứu, các đối tượng có thể tạo ảnh hưởng đến người sử dụng TMĐT như: bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đối tác, phương tiện truyền thông. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý của các phát biểu về ảnh hưởng xã hội cho thấy, mức độ trung bình đồng ý của người sử dụng đối với ảnh hưởng của gia đình, người thân ở mức thấp nhất (2.875), trong khi đó mức độ tác động của phương tiện truyền thơng cao nhất trung bình (3.2833), mức độ tác động của bạn bè, tổ chức cũng tương đối cao và có giá trị trung bình tương ứng là: 3.2167 và 3.2583. Điều này cho thấy, ý định sử dụng TMĐT của người tiêu dùng ở Việt Nam bị tác động chủ yếu bởi phương tiện truyền thông, bạn bè và tổ chức. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT cần chú trọng đến:
Giới thiệu sâu rộng với người tiêu dùng về phương thức mua sắm mới thông qua sử dụng TMĐT trong giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.
Tăng cường tuyên truyền giáo dục, đề cao cảnh giác cho người sử dụng để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến TMĐT có thể xảy ra.
trình này, người tiêu dùng sẽ giới thiệu, mời gọi bạn bè, đồng nghiệp của mình cùng tham gia.
b) Nhận thức tính dễ sử dụng
Yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng có tác động cao thứ hai đến ý định sử dụng TMĐT. Điều đó chứng tỏ người tiêu dùng rất quan tâm đến tính dễ sử dụng của