Doanh nghiệp Tần suất xuất hiện Tỷ lệ phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Giá trị Công Ty Cổ Phần MISA 150 50.0 50.0 50.0 Công Ty khác cùng lĩnh vực 150 50.0 50.0 100.0 Tổng 300 100.0 100.0
Qua bảng 3.6 cho thấy mẫu khảo sát gồm 50% nhân viên công ty cổ phần Misa và 50 % nhân viên các công ty khác.
3.2. Đánh giá các thang đo
Như đã trình bày trong chương 2, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh ở TPHCM gồm 8 thành phần (1) Công việc thú vị và thách thức: gồm 8 biến quan sát; (2) Môi trường làm việc: gồm 8 biến quan sát; (3) Lương và phúc lợi: gồm 5 biến quan sát; (4) Chính sách khen thưởng, cơng nhận: gồm 6 biến quan sát; (5) Quản lý trực tiếp: gồm 10 biến quan sát; (6) Đào tạo,
thăng tiến: gồm 5 biến quan sát; (7) Thương hiệu, văn hóa cơng ty: gồm 5 biến quan sát. Sau cùng, thang đo Tạo động lực chung: gồm 6 biến quan sát.
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thơng qua hai cơng cụ chính: * Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
* Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis). Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến khơng phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.30 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Bernstein, 1994).
Tiếp theo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.40 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại (Gerbing & Anderson, 1988). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả chỉ sử dụng các biến có trọng số từ 0.5 trở lên. Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principle components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của từng nhóm yếu tố được trình bày ở phụ lục 4.
Kết quả cho thấy chỉ có thang đo lường chính sách khen thưởng cơng nhận là đạt yêu cầu, cụ thể hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Bên cạnh đó các thang đo cịn lại đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, ngoại trừ hệ số Cronbach’s Alpha của động lực chung là 0.572. Song song đó, các hệ số tương quan biến - tổng của tất cả các biến đo lường của 8 thang đo đều lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, trong đó có các biến quan sát sau có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cần loại bỏ ra theo điều kiện đã đặt ra ở phần trên và xử lý Cronbach’s Alpha lần 2 để kiểm tra lại xem các biến quan sát cịn lại có đạt độ tin cậy hay khơng trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA, và cụ thể đó là
các biến sau Cv5, Cv6, Cv7, Cv8, Mt6, Mt7, Mt8, Lg5, Ql7, Ql8, Ql9, Ql10, Dt5, Vh5, Dl5, Dl6, các biến bị loại vì hệ số tương quan biến tổng thấp và nhỏ hơn 0.3.
Sau khi xử lý Cronbach’s Alpha lần 2, kết quả ở phụ lục 4 cho thấy tất cả các thang đo trên đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và đều từ 0.7 trở lên, điều này cho thấy các thang đo đưa ra là phù hợp và được đánh giá tốt. Đồng thời, các hệ số tương quan biến - tổng của tất cả các biến đo lường của 7 thang đo đều lớn hơn 0.3 đạt yêu cầu đã đặt ra ở trên, nghĩa là có biến quan sát có mối quan hệ với nhau. Do đó, các biến đo lường thành phần động lực của nhân viên đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha các thang đo của các thành phần, kết quả đều đạt yêu cầu, cụ thể các hệ số Cronbach’s alpha đều có giá trị từ 0.7 trở lên. Do đó, tồn bộ các biến quan sát của các thang đo đều đạt tin cậy và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA, để giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu và tính độ tin cậy (Sig) của các biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau khơng. Một số nguyên tắc cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá EFA như sau: (1) Hệ số KMO(Kaiser- Mayer-Olkin) ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2008); (2) hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.4, nếu nhân tố nào có hệ số tải nhân tố < 0.4 sẽ bị loại; thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%; hệ số Eigenvalue > 1 (Gerbing & Anderson, 1988); (3) khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).
3.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên và động lực làm việc hưởng đến động lực làm việc của nhân viên và động lực làm việc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ( Phụ lục 4.4) cho thấy tất cả 33 biến quan sát trong 7 thành phần phân tán thành 7 nhân tố và tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.5. Điều này chứng tỏ các biến và nhân tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Song song đó, hệ số KMO = 0.845 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-square của kiểm định
Bartlett đạt giá trị 6718.144 với mức ý nghĩa Sig = 0.000; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trên phạm vi tổng thể; phương sai trích được là 71.541 % thể hiện rằng 7 nhân tố rút ra được giải thích 71.541 % biến thiên của tập dữ liệu, tại hệ số Eigenvalue = 1.247. Hơn nữa, Cronbach’s Alpha của các nhân tố mới đều đạt yêu cầu (>0.6), và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong các thành phần của thang đo đều đạt yêu cầu (>0.3). Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được.
Như vậy, từ 7 thành phần nguyên gốc ban đầu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì được phân tán thành 7 nhân tố với 33 biến quan sát. Tất cả các thành phần đều giữ nguyên và tập trung lại với nhau. Các nhân tố rút ra đều đạt độ tin cậy và giá trị. (Chi tiết kết quả phân tích được trình bày tại phụ lục 4.4).