Bàn luận các vấn đề có liên quan đến kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 85)

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và bàn luận

4.2. Bàn luận các vấn đề có liên quan đến kết quả nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đặt ra ban đầu là phải trả lời được bốn câu hỏi sau: câu hỏi 1: thế nào là một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và những yếu tố nào tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ? câu hỏi 2: hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu tác động như thế nào đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn? câu hỏi 3: các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu tác động ra sao đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn? câu hỏi 4: chất lượng hệ thống thông tin kế tốn có thay đổi theo từng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hay không?

Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng kết các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan, xây dựng các khái niệm nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu, thực hiện thu thập và phân tích dữ liệu (dữ liệu định lượng) nhằm kiểm định các giả thuyết và (dữ liệu định tính) nhằm xây dựng giả thuyết. Những phân tích sau đây sẽ làm rõ hơn ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu trong việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

Đối với câu hỏi thứ nhất: nghiên cứu cần trả lời được thế nào là một hệ thống kiểm soát

nội bộ hữu hiệu. Dựa trên cơ sở những lý thuyết, những nghiên cứu đã tổng hợp, cũng như thang đo khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đã được kiểm định trong nghiên cứu, tác giả có thể kết luận rằng: một hệ thống kiểm sốt nội bộ được xem là hữu hiệu khi nó cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được ba mục tiêu gồm mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, và mục tiêu tuân thủ. Để đạt được ba mục tiêu trên, hay nói cách khác, để hệ thống kiểm soát nội bộ đạt được sự hữu hiệu thì địi hỏi các thành phần và những nguyên tắc tương ứng của nó phải hiện hữu và thực hiện đúng chức năng. Ngoài ra, khi mà sự ứng dụng của công nghệ thông tin trong công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và trong cơng

tác kế tốn nói riêng ngày càng tăng thì tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ cịn chịu ảnh hưởng của cơng nghệ thơng tin. Tóm lại, sự hữu hiệu của một hệ thống kiểm soát nội bộ chịu ảnh hưởng của chính những thành phần của nó, và cơng nghệ thông tin – thể hiện qua những quy trình; thủ tục kiểm sốt chung, kiểm sốt ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra, nghiên cứu cũng đã đánh giá và kiểm định thang đo cho khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Kết quả đạt được cho thấy đây là một thang đo đa hướng với ba thành phần nhân tố, tương ứng với ba mục tiêu của kiểm soát nội bộ.

Đối với câu hỏi thứ hai: mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm trả lời câu hỏi về

mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Kết quả phân tích dữ liệu trong mục 4.1.5 cho phép tác giả kết luận được rằng, hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Điều đó có nghĩa, hệ thống kiểm sốt nội bộ càng hữu hiệu thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin kế toán. Cụ thể hơn, khi hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu hoạt động sẽ có tác động mạnh nhất đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, kế đến là mục tiêu báo cáo, và cuối cùng là mục tiêu tuân thủ.

Đối với câu hỏi thứ ba: dựa trên cơ sở việc phân tích dữ liệu định tính thu thập được

qua các cuộc thảo luận, tác giả có thể phát biểu giả thuyết rằng: các thành phần của hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống thơng tin kế toán. Trong số năm thành phần thì mơi trường kiểm sốt được đánh giá là thành phần có vai trị quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Ảnh hưởng trực tiếp của mơi trường kiểm sốt thể hiện qua vai trị và tác động của nó đối với q trình phát triển hệ thống thơng tin kế tốn. Ảnh hưởng gián tiếp của mơi trường kiểm soát được thể hiện thông qua các thành phần còn lại của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bởi vì, mơi trường kiểm sốt là yếu tố nền tảng của hệ thống kiểm sốt nội bộ và nó chi phối đến các thành phần còn lại của hệ thống. Ngoài ra, kết quả thảo luận cũng giúp tác giả đưa ra được thang đo (sơ bộ) cho sự hữu hiệu của từng thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sự hữu hiệu của mỗi thành phần sẽ được đo lường thông qua những nguyên tắc tương ứng của nó, với quan điểm cho rằng, từng thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ

đạt được sự hữu hiệu khi những nguyên tắc tương ứng thực sự hiện hữu thực hiện đúng chức năng. Cụ thể, mơi trường kiểm sốt hữu hiệu được đo lường bởi tập gồm 5 biến quan sát, đánh giá rủi ro hữu hiệu được đo lường bởi tập gồm 4 biến quan sát, hoạt động kiểm soát hữu hiệu được đo lường bởi tập gồm 3 biến quan sát, thông tin và truyền thông hữu hiệu được đo lường bởi tập gồm 3 biến quan sát, và hoạt động giám sát hữu hiệu được đo lường bởi tập gồm 2 biến quan sát.

Đối với câu hỏi thứ tư: ngoài hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì liệu rằng chất

lượng hệ thống thơng tin kế tốn có thay đổi theo mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế tốn hay khơng? Dựa trên kết quả kiểm định giả thuyết trong mục 4.1.5, tác giả kết luận được rằng, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác kế tốn cũng có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Cụ thể hơn, mức độ ứng dụng công nghệ thơng tin càng cao thì chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn càng tăng, với trọng số hồi quy của ERP = 0.310, lớn hơn trọng số hồi quy của PMKT = 0.255. Sự phát triển của máy tính, máy chủ, internet, mạng không dây, và các thiết bị số cá nhân đã làm thay đổi cách thức mà các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh. Các gói phần mềm đã cải thiện những hoạt động và quy trình kinh doanh truyền thống, trong đó có hoạt động kế tốn. Nhờ đó, hoạt động kế tốn đã có những tiến bộ to lớn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Rõ ràng, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin càng cao đồng nghĩa với việc những công nghệ mới được ứng dụng trong công tác quản lý và kế toán; dữ liệu được tích hợp một cách đầy đủ và nhất quán hơn không chỉ trong phạm vi phòng kế tốn mà trên phạm vi tồn doanh nghiệp; các thủ tục kiểm soát trong hệ thống cũng được thiết lập chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao tính chính xác trong q trình xử lý dữ liệu, hạn chế những sai sót; khả năng cung cấp thông tin ngày càng đa dạng, theo nhiều chiều tùy theo yêu cầu của đối tượng sử dụng – đặc biệt là các đối tượng bên doanh nghiệp, thông tin nhanh chóng, kịp thời nhờ khả năng xử lý nhanh chóng của việc ứng dụng những cơng nghệ mới. Chính vì thế, nó góp phần nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn.

Kết luận chương 4

Trong chương 4 này, các câu hỏi nghiên cứu sẽ lần lượt được trả lời bằng việc phân tích các kết quả nghiên cứu. Trong đó:

- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất được trả lời thơng qua việc phân tích các nghiên cứu và lý thuyết đã tổng kết trong chương 1 và chương 2.

- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai và thứ tư được trả lời thông qua việc phân tích kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu khảo sát. Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu cho phép tác giả đưa ra kết luận chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu đã xây dựng trong chương 3.

- Câu hỏi nghiên cứu thứ ba được trả lời thông qua việc phân tích dữ liệu định tính thu thập được từ việc thảo luận. Kết quả phân tích đã giúp tác giả đưa ra được giả thuyết (lý thuyết) trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời, xây dựng được thang đo (sơ bộ) cho các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)