2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.2. Nguyên nhân của lợi nhuận đầu tư thuận xu hướng
2.2.1. Lợi nhuận chiến lược đầu tư thuận xu hướng như là
Theo lý thuyết thị trường hiệu quả, nhà đầu tư không thể gia tăng lợi nhuận mà không kèm theo gia tăng rủi ro (Fama, 1970). Do đó, các chiến lược đầu tư thuận xu hướng và nghịch xu hướng, bằng cách tạo ra những lợi nhuận bất thường, đã mang lại những thách thức không nhỏ đối với lý thuyết thị trường hiệu quả.
Một số nhà nghiên cứu đã xác định sự tồn tại của một số mẫu hình trong việc tính tốn tỷ suất sinh lợi trung bình của chứng khốn mà mơ hình CAPM khơng thể giải thích được. Nhằm khắc phục hạn chế của mơ hình CAPM, Fama và French (1996) đã đưa ra mơ hình 3 nhân tố. Tuy nhiên, mơ hình này cũng khơng thể giải thích sự liên tục của tỷ suất sinh lợi trong ngắn hạn.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích lợi nhuận từ chiến lược đầu tư thuận xu hướng bằng các mơ hình định giá cụ thể. Chẳng hạn như Jegadeesh và Titman
(1993) sử dụng mơ hình CAPM, trong khi đó Fama và French (1996), Jegadeesh và Titman (2001b) sử dụng mơ hình 3 nhân tố. Các kết quả đạt được đều cho thấy rằng các mơ hình định giá nêu trên vẫn khơng thể nào giải thích một cách đầy đủ cho lợi nhuận của chiến lược.
Conrad và Kaul (1998) thừa nhận rằng cịn q sớm để từ chối các mơ hình hợp lý và đề xuất cách giải thích chiến lược đầu tư theo xu hướng dựa trên rủi ro. Theo hai tác giả, lợi nhuận chiến lược có thể dựa trên các biến dữ liệu chéo hơn là dữ liệu theo chuỗi thời gian trong cách tính tỷ suất sinh lợi chứng khoán, với giả thuyết ban đầu là giá chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên (bước đi ngẫu nhiên).
Tuy nhiên, theo Jegadeesh và Titman (1999) cho rằng, trong một khoảng thời gian dài (từ 13 – 60 tháng), lợi nhuận chiến lược khơng những có khuynh hướng mất đi mà còn bị đảo ngược xu thế. Rõ ràng điều này đã bác bỏ kết quả nghiên cứu của Conrad và Kaul (1998) rằng các danh mục thắng sẽ tiếp tục cho kết quả tốt hơn các danh mục thua, ngay cả khi vượt ra ngoài thời gian nắm giữ danh mục.
Nghiên cứu của Grundy và Martin (2001) cũng bác bỏ cách giải thích dựa trên rủi ro của thành quả chiến lược đầu tư thuận xu hướng. Hai tác giả thấy rằng, trong giai đoạn từ 1926 – 1955, tỷ suất sinh lợi của chiến lược (sau khi điều chỉnh rủi ro) là hơn 1.34%/tháng.
Tóm lại, dựa trên rủi ro khơng thể giải thích tỷ suất sinh lợi của chiến lược đầu tư thuận xu hướng. Đối lập với các kết quả của Conrad và Kaul (1998), mơ hình tài chính hành vi được xem là cách giải thích tốt hơn.