3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung các số liệu dựa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể, chỉ số VN – Index đại diện cho chỉ số thị trường.
Mẫu nghiên cứu bao gồm giá đóng cửa của 100 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn từ tháng 01/2007 – tháng 06/2013 (khoảng 6,5 năm). Ngồi ra, dữ liệu để tính tốn quy mơ của các cơng ty được tính tốn và lấy từ các báo cáo tài chính của từng công ty.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, người viết dựa trên phương pháp nghiên cứu của Jegadeesh – Titman (1993) để thiết lập các chiến lược khác nhau, cũng như kiểm định và phân tích các chiến lược đó.
Các chiến lược được thực hiện bằng cách lựa chọn các cổ phiếu dựa trên tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu đó trong quá khứ trong giai đoạn 3, 6, 9 và 12 tháng trước đó và sau đó nắm giữ chúng trong 3, 6, 9 và 12 tháng sau.
Các chiến lược đầu tư thuận xu hướng được thiết lập như sau: Tại cuối mỗi tháng t: Tính tỷ suất sinh lợi trong quá khứ của các cổ phiếu trong J tháng trước đó (J có thể là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng). Sau đó, sắp xếp các cổ phiếu này theo thứ tự giảm dần về tỷ suất sinh lợi trong quá khứ. Dựa trên việc sắp xếp này, các cổ phiếu được chia ra làm 10 nhóm với tỷ trọng đầu tư của mỗi nhóm là như nhau. Từ Nhóm 1 – Nhóm 5 được gọi là Nhóm các danh mục thắng (Nhóm các cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao nhất trong quá khứ); Từ Nhóm 6 – Nhóm 10 được gọi là Nhóm các danh mục Thua (Nhóm các cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi thấp nhất trong quá khứ).
Tại mỗi tháng t, chiến lược được thực hiện bằng cách mua Nhóm Thắng và bán Nhóm Thua, nắm giữ vị thế này trong K tháng sau đó (K có thể bằng 3, 6, 9 hoặc 12
tháng). Một chiến lược với J tháng sắp xếp danh mục và K tháng nắm giữ danh mục đó được gọi là chiến lược J tháng – K tháng. Do đó, ta có thể xây dựng được tổng cộng 16 chiến lược. (với J, K = 3, 6, 9, 12)
Để tăng sức thuyết phục của kết quả kiểm định, người viết xây dựng 16 chiến lược theo cách thứ 2 với việc các danh mục được thiết lập sau 1 tháng kể từ khi việc sắp xếp tỷ suất sinh lợi diễn ra. Mục đích của việc xây dựng chiến lược theo cách thứ 2 nhằm hạn chế các tác động về áp lực giá, độ trễ phản ứng của nhà đầu tư trên thị trường … theo nghiên cứu của Lehmann (1990).
Theo phương pháp này, người viết có thể tính được tỷ suất sinh lợi trung bình hàng tháng của các danh mục Thắng , các danh mục Thua cũng như chênh lệch tỷ suất sinh lợi trung bình hàng tháng của danh mục Thắng và danh mục Thua. Đối với mỗi giai đoạn sắp xếp và nắm giữ danh mục, người viết sử dụng kiểm định t (t-test) nhằm kết luận có hay khơng sự khác biệt về tỷ suất sinh lợi của các danh mục Thắng và các danh mục Thua, với một mức ý nghĩa cho trước.
Ngồi ra, người viết cũng sẽ tính tốn tỷ suất sinh lợi trung bình hàng tháng của thị trường, cụ thể là chỉ số VN-Index với từng giai đoạn nắm giữ danh mục tương ứng. Trong phần còn lại của bài nghiên cứu này, người viết sẽ tập trung phân tích các danh mục được hình thành dựa trên chiến lược 6 tháng – 6 tháng. Người viết sẽ ước lượng tỷ suất sinh lợi trung bình của mỗi danh mục thơng qua 2 nhân tố rủi ro hệ thống phổ biến nhất là: Hệ số Beta và Giá trị vốn hóa thị trường. Phân tích này nhằm cung cấp cho người viết liệu lợi nhuận từ chiến lược có mối quan hệ nào đó với 2 nhân tố nêu trên hay khơng.
Bên cạnh đó, người viết sẽ phân tích tỷ suất sinh lợi các danh mục dựa trên tập hợp các mẫu con với quy mô công ty và hệ số beta làm cơ sở. Cụ thể, quy mô công ty được chia ra 3 loại tập hợp con các cổ phiếu cần nghiên cứu: Cổ phiếu của các cơng
ty có quy mơ nhỏ, quy mơ trung bình và quy mơ lớn. Tương tự đối với nhân tố hệ số beta: Các cổ phiếu có hệ số beta thấp, beta trung bình và beta cao.
Ngồi ra, để tăng thêm tính thuyết phục cho các kết quả nghiên cứu, người viết sử dụng mơ hình phân tích tỷ suất sinh lợi của các chiến lược đầu tư thuận xu hướng đã được điều chỉnh rủi ro (risk-adjusted returns) được thực hiện và phân tích trên các tập hợp con (quy mô công ty và hệ số Beta).
Cuối cùng, người viết tiến hành nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của chiến lược trong dài hạn bằng cách tính tốn tỷ suất sinh lợi trung bình và tích lũy của danh mục thắng trừ đi danh mục thua trong 36 tháng sau ngày thiết lập danh mục.
Về cơ bản, những kiểm định và phân tích mà người viết giới thiệu trong phần này sẽ cho phép người viết đánh giá sự tồn tại mang tính tiếp diễn cua tỷ suất sinh lợi trong giai đoạn từ 3 – 12 tháng và cung cấp bằng chứng tồn tại thành quả của chiến lược đầu tư thuận xu hướng.