V. Công tác an toàn, sáng kiến ở Công ty Điện lực:
6. LBFCO (Load Break Fuse Cut Out)
- LBFCO: hoạt động tương tự như FCO nhưng do có bộ phận dập hồ quang theo nguyên tắc kéo dài khoảng cách phóng điện và được thiết kế có thêm tiếp điểm phụ nên LBFCO có khả năng đóng cắt có tải. Thực hiện đóng cắt thủ công LBFCO bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên LBFCO để đóng hoặc mở LBFCO.
7. Tụ bù:
- Tùy vào phụ tải tăng hay giảm có thể đóng hoặc ngắt tụ bù.Thông thường, mỗi bộ tụ bù ứng động 3 pha có 6 bộ. Tụ bù sau đây có 6 bộ mỗi bộ 100kVA. Đi kèm với tụ bù ứng động có các thiết bị sau: TU: biến áp biến đổi điện áp 15kV thành điện áp làm việc tương ứng của tụ bù. LA: chống sét van bảo vệ thiết bị trước sét lan truyền trên đường dây. Thiết bị điều khiển đóng ngắt tụ bù hoạt động trên nguyên tắc so sánh tần số hiện tại của đường dây với tần số cho phép. Tụ bù dùng trên lưới 15 kV là bù dọc, trong khi tụ bù dùng trong trạm là bù ngang.
Tính dung lượng bù:
- Công suất tác dụng P của tải là không đổi trước và sau khi lắp đặt tụ bù.Việc lắp đặt tụ bù là để giảm công suất phản kháng Q dẫn đến giảm công suất biểu kiến S.
- Giả sử hệ số công suất của tải trước khi lắp tụ bù là cosϕ1 và sau khi lắp tụ bù là cosϕ2, ứng với các giá trị phản kháng trước và sau khi lắp đặt Q1 và Q2.Như vậy giá trị công suất phản kháng để giảm từ Q1 xuống Q2 la:
- Qbù = Q1 – Q2 = P.(tgϕ1 = tgϕ2)
- Dựa vào công suất Qbù tính ra được, chọn công suất bù tiêu chuẩn :
- Qbù ≤ Qtc
Ví dụ : Tải của một xí nghiệp là 380 KW,hệ số công suất là 0,78.Tính dung lượng tụ bù cần thiết để nâng hệ số công suất lên 0,95.
Giải :
- Theo số liệu cung cấp,các giá trị đã biết là :
- P = 380KW, cosϕ1= 0,78; cosϕ2 = 0,95 Tụ bù
ứng động
- Các giá trị suy ra : tgϕ1 = 0,802; tgϕ2 = 0,329
- Dung lượng bù cần thiết :
- Qbù = P.(tgϕ1 - tgϕ2) = 380 . (0.802 – 0,329) = 179, 8 KVA Như vậy có thể chọn công suất tụ bù tiêu chuẩn là 200 KVAr