Tổn thất điện năng, tổn thất điện áp và các biện pháp chống tổn thất:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC (Trang 65 - 66)

1. Các dạng tổn thất điện năng và tổn thất điện áp:

- Tổn thất kỹ thuật: là tổn thất vật lý gây nên cho sự vận hành của các phần tử trong hệ thống điện.Tổn thất kỹ thuật có thể tính toán và đo lường chính xác được và không thể triệt tiêu được mà chỉ có thể làm giảm đến mức thấp nhất.

- Tổn thất kinh doanh: là tổn thất xảy ra trong khâu kinh doanh điện do chênh lệch số liệu ghi điện.

- Tổn thất kỹ thuật chia làm 2 loại:

+ Tổn thất phụ thuộc dòng điện: là tổn thất do phát nóng trên tổng trở của lưới và các thiết bị điện. Đây là nguyên nhân tổn thất chính của hệ thống điện (Tốc độ gia tăng phụ tải trên địa bàn tương đối cao khoảng 10% năm và có xu hướng tăng nhanh).

+ Tổn thất phụ thuộc điện áp: gồm có tổn thất trong lõi thép của các máy điện, MBT; trong cuộn áp của công tơ điện, do rò điện qua cách điện và tổn thất vầng quang trên đường dây. Đối với thực tế của công ty do số lượng MBT cũ được sản xuất theo tiêu chuẩn cũ trước 1975 và từ sau 1975 đến trước 2005 trên lưới còn rất nhiều (khoảng 85%) nên tổn thất điện năng qua MBT lớn.

- Tổn thất kinh doanh:

+ Điện năng tiêu thụ nhưng không đo được (do ăn cắp điện ).

+ Điện năng đo được nhưng không ghi vào hóa đơn (do ghi điện viên ghi sai hoặc thông đồng với hộ tiêu thụ ).

2. Các biện pháp chống tổn thất đang áp dụng:

- Nâng cao mức điện áp vận hành.

- Giảm công suất phản kháng tải trên lưới, nâng cao hệ số cosϕ của tải bằng cách lắp đặt tụ bù trung hạ thế.

- Vận hành kinh tế trạm biến áp: hoán chuyển các MBT đang vận hành chưa phù hợp nhàm tránh tình trạng non tải và quá tải.

- Vận hành kinh tế lưới điện kín.

- Tăng cường kiểm tra, bảo trì điện kế cho hộ tiêu thụ.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC (Trang 65 - 66)