Phương pháp xác định cực tính MB T1 pha & Phương pháp đo điện trở đất:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC (Trang 28 - 32)

1. Phương pháp xác định cực tính MBT 1 pha:

- Nối một đầu cuộn sơ cấp với một đầu cuộn thứ cấp lại với nhau, đầu còn lại của cuộn sơ và cuộn thứ mắc vào một vôn kế.Đặt một điện áp xoay chiều 220V hoặc 380V vào hai đầu cuộn sơ cấp, khi đó vôn kế sẽ chỉ một trị số.

- Nếu trị số điện áp trên vôn kế lớn hơn điện áp đặt vào cuộn sơ cấp thì máy có tính cực dương “+”.

- Nếu trị số điện áp trên vôn kế nhỏ hơn điện áp đặt vào cuộn sơ cấp thì máy có tính cực âm “-“.

2. Cách đấu ghép MBT 1 pha:

Sau khi xây dựng lưới điện tùy theo cấp điện áp ta sẽ tiến hành lắp MBT vào cột hay giàn, lắp đặt lần lượt LA, FCO, hệ thống đo đếm cầu giao tổng.Lần lượt đấu dây từ lưới xuống LA, rồi FCO sau đó từ FCO đấu vào đầu MBT, từ MBT đấu dây đầy đủ, sau đó lắp hệ thông đo đếm TI hạ thế rồi cuối cùng vào CB tổng ra lưới điện nhân dân.

3. Các thông số kỹ thuật MBT:

- Hiện nay các máy biến áp đang sử dụng trên lưới chủ yếu là của 3 hãng: TNĐ, EMN, THIBIDI.

- Các thông số kỹ thuật của MBA quy định điều kiện kỹ thuật của MBA do nhà sản xuất quy định. Dung lượng hay công suất định mức của MBA là công suất toàn phần đưa ra dây quấn thứ cấp của MBA, tính bằng KVA.

- Điện áp dây sơ cấp định mức ( U1đm) là điện áp của dây quấn sơ cấp, tính bằng V hay KV. Điện áp dây thứ cấp định mức là điện áp dây quấn thứ cấp tính bằng V hay KV.

- Dòng điện dây định mức sơ cấp và thứ cấp là dòng điện của dây quấn sơ cấp và thứ cấp với công suất định mức của MBA, tính bằng A hay KA.

- Đối với MBA 1 pha : Sđm = Uđm. Iđm

- Đối với MBA 3 pha : Sđm = 1,73. Uđm. Iđm

- Tần số thông thường là 50Hz.

Tên hãng THIBIDI

Công suất 15KVA

Loại ONAN (Dầu đối lưu tự nhiên,

không khí đối lưu tự nhiên)

Điện áp 12,7KV ± (2x2,5%) -8,66/

2x0,23 KV

Tổ đấu dây I/I0

Tổn hao không tải P0 (W) 52

Dòng điện không tải I0 (%) 0 ± 1 Tổn hao ngắn mạch ở 75 độ C Pk (W) 213 Điện áp ngắn mạch Uk (%) 2 ± 2,4 4. Phương pháp đo điện trở đất:

 Để đo điện trở đất, ta tiến hành theo 4 bước: + Bước 1: Tách nơi cần đo ra khỏi hệ thống.

+ Bước 2: Đấu dây theo sơ đồ đấu dây của từng loại máy.Khoảng cách giữa các cọc tuỳ theo từng loại địa hình ít nhất là 5m.

+ Bước 3: Tiêu chuẩn của nối đất: đối với đường dây là 10Ω, đối với thiết bị (Máy biến thế, máy cắt…) là 4Ω.

+ Bước 4: Nếu vượt quá tiêu chuẩn thì tiến hành xử lý.

 Có 2 biện pháp làm giảm trị số nối đất vượt qua trị số quy định:

+ Giảm điện trở nối đất theo cách tăng cường điện cực: bằng cách bổ sung vào thiết bị nối đất cũ các điện cực hoặc các lưới nối đất mới, theo hướng ưu tiên sử dụng điện cực chôn sâu từ 10 ÷ 30m, ta có thể giảm được điện trở nối đất.Điện cực chôn sâu có ưu điểm về điện trở tản nhỏ, độ ổn định cao mà không cần bảo dưỡng, ít bị tác động bởi môi trường và thích hợp với diện tích hẹp.Hạn chế của giải pháp này là kết quả phụ thuộc nhiều vào điện trở suất lớp mặt đất.

+ Giảm điện trở nối đất bằng cách giảm điện trở suất của đất: làm giảm điện trở suất đất bằng cách thay lớp đất tự nhiên bằng loại đất có điện trở suất nhỏ hơn (như

muối ăn, than chì, bentonite…) hoặc bổ sung các hoá chất (GEM, EEC…) để tạo môi trường dẫn điện tốt xung quanh điện cực.Khi dùng muối, điện cực sẽ dễ bị ăn mòn, muối bị tan theo nước mưa nên độ ổn định thấp.Phương pháp dùng hoá chất có thể khắc phục các nhược điểm của giải pháp tăng cường điện cực và sử dụng muối, nhưng giá thành khá cao.

B. Đội Vận hành lưới điện:

(Nguồn – Đội VHLĐ)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC (Trang 28 - 32)