- Tại khoản 17 Điều 11 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết: " Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đa
a. Kinh nghiệm từ hệ thống luật châu Âu lục địa: Pháp và Đức
Về thẩm quyền tòa án hành chính, một số kinh nghiệm có thể tham khảo, như:
Một là, tòa án có thể xem xét tính hợp pháp của các quy phạm pháp luật hành chính, như trường hợp ở Pháp, các tòa án có thể phán quyết từ những quyết định nhỏ nhất của chính quyền địa phương đến các Nghị định được ban hành bởi Tổng thống, ngoại trừ những văn bản đặc biệt của Chính phủ. Ngoại lệ này xuất phát từ lý luận về đạo luật của Chính phủ và sự phân biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý và chức năng điều hành[3]. Theo các học giả Pháp, một số đạo luật bảo vệ lợi ích công như chống khủng bố, bạo loạn, thiên tai, dịch bệnh..., mặc dù có thể xâm hại đến quyền riêng tư của cá nhân nhưng nhằm bảo vệ các lợi ích của quốc gia, cộng đồng, Chính phủ vẫn có thể ban hành. Việc xem xét lại các đạo luật này chỉ có thể là Nghị viện mà không thể là Hội đồng Nhà nước.
Hai là, tòa án không giới hạn xem xét các vấn đề hành chính được liệt kê cũng như không công nhận điều khoản dự phòng (trong trường hợp pháp luật có quy định khác) như Điều 11 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Việt Nam. Luật hành chính Pháp chỉ đưa ra một nguyên tắc ngoại lệ là tòa án sẽ không xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan đến quá trình lập pháp của cơ quan Nghị viện, các mối quan hệ luật pháp quốc tế, các hoạt động hành chính nhưng mang bản chất dân sự như hợp đồng hành chính... Về nguyên tắc, người dân có thể kiện bất kỳ một quyết định hay hành vi công quyền nào ra tòa án có thẩm quyền nếu không thuộc những trường hợp ngoại lệ. Chính phủ không thể tự ý trao cho tòa án quyền xét xử một vụ việc nào đấy thông qua điều khoản dự phòng như Việt Nam đã từng có.
Ba là, trong khi Tòa án hành chính Pháp có thể giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành chính gây ra, Đức lại giao vụ việc này cho tòa án thường giải quyết. Các học giả Đức tranh cãi rằng, việc một chiếc xe ô tô chở cán bộ công chức khi đi thực hiện nhiệm vụ gây ra một tai nạn, có khác gì so với một chiếc xe ô tô thường chở khách gây tai nạn hay không. Do vậy, đây hoàn toàn là vụ kiện dân sự và do tòa án thường giải quyết, mặc dù đối tượng bị kiện có thể là cán bộ công chức khi đang đi thực thi công vụ.
Bốn là, về căn cứ để phán quyết, luật của các nước này đều cho phép tòa án phán quyết tính hợp pháp của các quyết định và hành vi bị kiện. Tuy nhiên, họ quy định rõ việc xem xét tính hợp pháp về hình thức và nội dung của đối tượng khởi kiện, chẳng hạn:
Luật của Pháp quy định rõ hai căn cứ để xem xét về hình thức là: 1) không đúng thẩm quyền;
2) vi phạm các quy định về thủ tục; Và hai căn cứ để xem xét về nội dung là:
1) vi phạm nội dung luật;
2) sự lạm dụng quyền lực. Bên cạnh đó, xuất phát từ học thuyết về giới hạn quyền tự định đoạt, hành chính có những quyền tự quyết định trong phạm vi của mình.
Như vậy, trong một số trường hợp, tòa án có thể xem xét các quyết định hay hành vi này có vượt ngưỡng của quyền tự định đoạt hay không.
Năm là, tòa án có thể xem xét tính hợp pháp của các quyết định, hành vi công quyền bất kể khi nào khi có yêu cầu khởi kiện mà không cần trải qua giai đoạn tiền tố tụng bắt buộc như ở Việt Nam. Điều này lý giải cho số lượng vụ kiện hành chính ở các nước này tăng cao đáng kể, đặc biệt là tâm lý không quá nặng nề của cơ quan hay người đứng đầu khi bị kiện ra tòa án.
Sáu là, liên quan đến nội dung bản án hành chính, luật các nước này quy định rõ thẩm quyền tòa án trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể, không chỉ tuyên bố tính trái pháp luật của các quyết định, hành vi bị kiện. Chẳng hạn, Tòa án Pháp có thẩm quyền: hủy, giữ nguyên hay sửa những sai phạm trong các quyết định bị kiện; xác định các quyền được làm và không được làm của các đương sự; quyết định việc bồi thường thiệt hại; giải thích việc áp dụng quyết định phù hợp với thực tiễn pháp lý mặc dù quyết định quy phạm có thể bị tuyên là trái luật; áp đặt mức phạt hoặc bổ sung khoản tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản công; áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc đối với đối tượng bị kiện.
Cuối cùng, về việc thi hành án hành chính, Luật của Pháp năm 1995 đã trao cho thẩm phán hành chính nhiều quyền hơn, cụ thể là cho phép thẩm phán đặt ra các biện pháp nghiêm ngặt để bắt buộc cơ quan hành chính bị kiện phải có nghĩa vụ chấp hành các phán quyết của tòa, chẳng
hạn như có thể phạt tiền hoặc yêu cầu xử lý hình sự đối với các cán bộ có thẩm quyền cố tình vi phạm công tác thi hành án, áp dụng các biện pháp phòng ngừa thông qua phương tiện thông tin đại chúng...